【kết quả ngoại hạng nga】Vlogger du lịch Khoai Lang Thang: Thèm bữa cơm ăn trực, nhung nhớ những chuyến đi
Từ chàng trai nay đây mai đó,ịchKhoaiLangThangThèmbữacơmăntrựcnhungnhớnhữngchuyếnđkết quả ngoại hạng nga đeo balo và cầm chiếc máy ảnh hết khám phá Tây Bắc, cao nguyên lại về trải nghiệm miền Tây sông nước, Khoai phải quanh quẩn tại nhà.
Mỗi ngày đều đặn, anh nấu nướng, đọc sách, chỉnh sửa những clip du lịch đã quay trước khi dịch Covid-19 bùng phát phức tạp… “Hơn 4 năm qua, chưa khi nào mình có nhiều thời gian dành cho bản thân đến vậy”, Khoai hóm hỉnh chia sẻ.
Đầu năm 2017, từ một chàng kỹ sư xây dựng không biết chụp hình, dựng phim, Đinh Võ Hoài Phương bất ngờ bén duyên với công việc sáng tạo nội dung du lịch trên mạng xã hội và dần trở thành một vlogger đình đám trong làng Youtuber Việt Nam, dưới cái tên mơ mộng - Khoai lang thang.
Từ video clip đầu tiên quay vào năm 2017, mà theo anh là tệ đến nỗi chỉ dám gửi cho vài người bạn thân coi chứ không dám chia sẻ lên mạng. Đến nay, Khoai Lang Thang sở hữu hàng trăm video du lịch khắp Việt Nam và nước ngoài, 3 music video và có 1,7 triệu người theo dõi kênh Youtube.
Không giống như nhiều kênh vlog khác, mỗi video của Khoai lang thang giống như một bộ phim tài liệu. Chàng trai có chất giọng miền Tây ấm áp khéo léo kể cho người xem câu chuyện về mỗi vùng đất anh đi qua, mỗi con người anh gặp gỡ. Đây được xem là một nhưng những kênh vlog “sạch sẽ”, không chiêu trò mà vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.
Khoai lang thang là một kênh youtube về du lịch nổi tiếng tại Việt Nam
Khi vlogger du lịch bị “kẹt” trong 4 bức tường…
Trong 2 năm qua, khi dịch Covid-19 liên tiếp diễn biến phức tạp, Phương cũng quen dần với việc không thể thực hiện các chuyến du lịch trải nghiệm nay đây mai đó.
Nhưng các dịp trước, trước khi Sài Gòn thực hiện giãn cách xã hội, anh trở về quê nhà Bến Tre cùng gia đình.
Ở quê, Phương vẫn có thể làm những clip nho nhỏ, trải nghiệm cuộc sống thôn quê, gần gũi cha mẹ, gần gũi thiên nhiên. “Nhưng lần này, do dịch phức tạp nên mình quyết định ở lại Sài Gòn. Những ngày đầu, mình bỡ ngỡ với cuộc sống chỉ quanh quẩn trong phòng”, Phương chia sẻ.
Để cân bằng cuộc sống, Phương tự lập thời gian biểu cho mình: từ nấu ăn, đọc sách, làm việc, nghỉ ngơi.
3 tháng trước, Phương có một chuyến đi dài khám phá miền Tây sông nước nên bây giờ, anh dành thời gian để chỉnh sửa những video về cuộc sống của bà con nơi đây, đăng tải trên các ứng dụng mạng xã hội khác nhau.
Phương vẫn nhận được một số hợp đồng quảng cáo từ các doanh nghiệp, nhãn hàng. Đây là nguồn thu giúp anh duy trì thu nhập ngay trong thời gian dịch bệnh. Chàng trai có nhiều thời gian hơn để tập chế biến các món ăn ngon và thưởng thức chúng.
“Mình hoạt động một mình nên không phải lo chi phí lương cho nhân viên. So với nhiều bạn bè làm kinh doanh, mình “nhẹ gánh” hơn rất nhiều. Mình cũng may mắn có công việc để kiếm thu nhập ngay tại nhà, dù ít hơn trước đây nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng cuộc sống”, Phương cho biết.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đã 3 tháng, Phương không thể 'lang thang'
Cũng trong thời gian này, Phương cùng với nhóm của mình tổ chức một một chương trình thiện nguyện nhỏ trong group du lịch mang tên “Viết bài góp quỹ chống dịch”.
Mỗi bài viết chia sẻ về những chuyến du lịch từng đi, về lối sống tích cực ngay trong đại dịch của các thành viên khi được duyệt đăng, nhóm sẽ góp 10.000 đồng cho quỹ hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Phương cho biết, số tiền quyên góp được tuy không quá lớn nhưng anh muốn tạo một sân chơi để các bạn trẻ có thể chia sẻ những thông tin tích cực, những kỉ niệm du lịch đáng nhớ. Và đó cũng là một cách thú vị để các thành viên của group trải nghiệm “du lịch online” từ những bài viết chân thực.
Đây không phải lần đầu tiên, Phương góp sức trong những hoạt động thiện nguyện, hoạt động xã hội. Cuối năm 2020, Phương đã quyên góp được gần 2,5 tỷ để ủng hộ đồng bào miền Trung sau trận bão lũ lịch sử.
Thay vì dành số tiền để giải ngân ngay lập tức những nhu cầu trong thời điểm bão lũ, nhóm của Phương dùng số tiền đó để hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả sau cơn lũ như: hỗ trợ máy lọc nước sạch, trao học bổng cho các em nhỏ, tặng sách vở, đồ dùng học tập…
Qua những chuyến đi làm video du lịch của mình, Phương đã trải nghiệm và thấu hiểu được một phần nào đó khó khăn của người dân miền Trung. Điều đó thôi thúc anh làm các hoạt động thiện nguyện và làm một cách hợp lý.
Khao khát những chuyến đi, thèm mâm cơm ăn chực
Phương không nhớ 4 năm qua anh đã qua bao nhiêu tỉnh thành, đến bao nhiêu thôn xóm. Nhiều người thường hỏi: “Khoai đã đi hết Việt Nam chưa?”. Phương chỉ cười và thật thà hồi đáp: “Cả đời này mình cũng không đi hết được Việt Nam đâu.
Mỗi vùng đất có vô vàn điều mới mẻ để khám phá. Thậm chí, có nơi mình đã đến, đã trải nghiệm nhưng 2-3 năm sau, nơi đó đã thay đổi rồi”.
Những ngày ở nhà giãn cách xã hội, ngoài nhớ gia đình, Phương cũng bắt đầu nhớ và khao khát xê dịch. Phương đã quen với những chuyên đi, khi thì kéo dài 1-2 tuần, có lúc thì tới 2- 3 tháng. Chàng trai rong ruổi qua từng vùng đất, ăn cùng, ở cùng, làm việc cùng người dân bản địa để hiểu hơn về họ.
“Không ít lần mình ăn cơm chực ở nhà các cô các chú. Bữa ăn đơn sơ, giản dị, có gì ăn nấy nhưng ấm áp, gần gũi như bữa ăn gia đình. Người Việt Nam vùng nào, miền nào cũng thân thiện, quý người như vậy”, Phương chia sẻ.
“Mỗi chuyến đi mình đều có những món quà quê mang về làm kỉ niệm. Đa số trong đó là do các cô chú dành tặng. Sau này về Sài Gòn rồi, cô chú vẫn gọi điện hỏi thăm sức khỏe như con cháu trong gia đình”, Phương kể.
Trong mỗi chuyến hành trình, Phương đều có nhiều kỉ niệm đáng nhớ với người dân địa phương
Phương cũng cho biết, 4 năm trước, chỉ cần đi tới vùng đất mới 5 - 7 ngày là anh có thể hoàn thành một video. Nhưng giờ đây, Phương tự thấy bản thân trưởng thành hơn, chậm rãi hơn.
Anh có thể dành nửa tháng trời để tìm hiểu về một vùng quê, một con người, và nếu chưa ưng ý, anh kiên nhẫn quay trở lại. Phương muốn nội dung của mình ấn tượng và sâu sắc hơn.
Khi dịch được kiểm soát, Phương có kế hoạch sẽ đến một số quốc gia như Thái Lan, Nhật Bản, Sri Lanka… để làm đa dạng, mới mẻ hơn nội dung trên kênh Youtube của mình. Thế nhưng, với Phương, Việt Nam vẫn là nơi anh yêu nhất, có nhiều cảm hứng khám phá và chia sẻ nhất.
Hầu hết các chủ đề trên kênh Khoai lang thang đều là những thước phim khám phá rất sâu về sự tinh tế của đặc sản vùng miền, sự nồng hậu của người dân bản địa hay những phong tục, tập quán đặc trưng. Phương đặc biệt thích khám phá về con người, bản sắc, ẩm thực các vùng nông thôn.
Sự mộc mạc, giản dị trong những video của Phương là điểm thu hút người xem
Phương bộc bạch, đã có một thời gian kênh Khoai lang thang làm cả nội dung về những chuyến du lịch sang trọng, khám phá những khách sạn 5 sao, những chiếc du thuyền xa hoa… và cũng “kiếm” được khá nhiều “view”, thậm chí là hợp đồng quảng cáo.
Nhưng sau một thời gian, Phương nhận ra mình phù hợp với những điều mộc mạc, giản dị hơn. Đó mới là những điều khiến chính anh vui, thích thú trước khi lan tỏa niềm vui tới khán giả.
Phương hy vọng, dịch Covid sẽ sớm được kiểm soát để cuộc sống trở lại bình thường. Lúc đó, anh sẽ lại đi, lại trải nghiệm và kể những câu chuyện hay cho người xem…
Linh Trang
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tìm về cõi nhớ
- ·Thủy điện Sông Ba Hạ chào sàn UPCoM
- ·Công ty ANZA bị phạt 200 triệu đồng
- ·Vụ truy thu 125 tỷ đồng thuế: Kiến nghị xác minh C/O
- ·Đừng kỳ vọng em là… gái trinh
- ·Triển lãm di sản tượng thờ Phật giáo
- ·LOD không chia cổ tức
- ·Vietcombank bán hết hơn 6,6 triệu cổ phần OCB
- ·Kinh hoàng khi thử nghiệm Omega 3
- ·Chứng khoán 4/6: TCB giảm sàn trong phiên VN
- ·Quy định hưởng lương thất nghiệp
- ·3 triệu cổ phiếu XLV chào sàn UPCoM
- ·Ngày sách Việt Nam lần thứ 5: Nơi gặp gỡ của những người yêu sách
- ·Tập huấn quy định mới về thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·500 USD đến với người mưu sinh trên những dòng kênh đen
- ·Đề xuất khơi thông vướng mắc nguyên vật liệu cho DN đóng tàu
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 1/5
- ·Ngành Hải quan luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- ·Bán cả gia tài được 4 triệu thì tiền đâu chữa ung thư võng mạc cho con?
- ·Tin chuyển nhượng 29/4: MU có sẵn Ruben Neves, PSG chốt giá Neymar