【du doan mu】Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Phú Tân: Thiếu giáo viên cơ hữu
Đã 5 năm trôi qua, giai đoạn 1 (2010-2015) đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 đã kết thúc. Với ngần ấy năm đã làm thay đổi khá nhiều trong nhận thức của người dạy lẫn người học. Mỗi lần tổ chức dạy cũng là mỗi lần kinh nghiệm thực tiễn được rút ra khiến đề án ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại từ lâu vẫn chưa tìm được giải pháp, đó chính là những bất cập trong đội ngũ giáo viên cơ hữu.
Đã 5 năm trôi qua, giai đoạn 1 (2010-2015) đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 đã kết thúc. Với ngần ấy năm đã làm thay đổi khá nhiều trong nhận thức của người dạy lẫn người học. Mỗi lần tổ chức dạy cũng là mỗi lần kinh nghiệm thực tiễn được rút ra khiến đề án ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, có một thực tế tồn tại từ lâu vẫn chưa tìm được giải pháp, đó chính là những bất cập trong đội ngũ giáo viên cơ hữu.
Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) huyện Phú Tân Lê Thị Út chia sẻ: “Hiện nay, toàn trung tâm có 21 giáo viên dạy nghề. Trong đó chỉ có 6 giáo viên cơ hữu cho các nghề như: may, nấu ăn, thú y, nuôi tôm, cua, trồng màu. Lực lượng mỏng khiến công tác đào tạo nghề của huyện gặp vô vàn khó khăn”.
Thiếu giáo viên cơ hữu
Theo quy định chung của đề án, 1 ngành nghề chỉ có được 1 giáo viên cơ hữu (1 biên chế). Tuy nhiên, có những nghề mở cùng thời điểm ít nhất cũng 2-3 lớp nên bắt buộc đơn vị phải thỉnh giảng, hợp đồng bên ngoài vào dạy. Với mức hợp đồng 35.000 đồng/tiết, tương đương 16,8 triệu đồng/lớp, trung tâm phải chi hơn gấp đôi so với giáo viên cơ hữu (chỉ 8 triệu đồng/lớp).
Trung tâm GDNN huyện Phú Tân phải hợp đồng thêm giáo viên để dạy may dân dụng. Ðây là ngành nghề được đào tạo nhiều nhất. |
Chị Út trần tình: “Chẳng hạn như lớp dạy nuôi cua 3 tháng sẽ kết thúc, nếu không tổ chức một lượt thì không kịp thời vụ nuôi và cũng không kịp tiến độ kế hoạch đào tạo nghề đề ra, buộc lòng phải thỉnh giảng. Nhưng điều kiện địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, muốn mời được giáo viên có trình độ cao xuống giảng dạy với mức hỗ trợ 35.000 đồng/tiết là chuyện không hề đơn giản”.
Thật vậy, hầu hết lớp dạy nghề hiện nay đều mở tại nhà dân. Phú Tân lại có địa hình sông ngòi chằng chịt, giao thông nông thôn chưa thông suốt, muốn đến được lớp phải đi đoạn đường khá xa khiến nhiều giáo viên e ngại. Cô Nguyễn Hồng Niên, giáo viên cơ hữu lớp may, Trung tâm GDNN huyện, trải lòng: “Ðã nhiều năm gắn bó nghề may, với mức lương cơ bản 2,4 triệu đồng/tháng và phụ cấp 8 triệu đồng/lớp cũng chỉ đủ để chi tiền xăng đi lại. Từ đây đến các xã, ấp xa lắm, có nơi phải đi từ 50-60 km mới đến được lớp dạy, nhiều khi còn phải đi đò vào nữa".
Cô Nguyễn Thanh Xuân, giáo viên hợp đồng lớp may, nói như than: “Hiện tôi đang đứng lớp dạy may tại xã Rạch Chèo, mỗi lượt đến lớp phải vượt đoạn đường gần 20 km. Mà đây được xem là lớp có điều kiện thuận tiện nhất”.
Cần tạo ðiều kiện truyền nghề
Một bất cập khác chính là trung tâm phải thỉnh giảng giáo viên nơi khác, trong khi lực lượng lao động tại địa phương có tay nghề cao, phù hợp với trình độ, hiểu biết của người dân, với những ngành nghề đặc thù tại địa bàn sinh sống như vá lưới, làm khô… lại không đủ điều kiện đứng lớp giảng dạy. Ðược biết, theo quy định chung, để có thể đứng lớp phải hội đủ 2 điều kiện, đó là chứng chỉ sư phạm và bằng trung cấp nghề trở lên. Tuy nhiên, điều kiện này đối với lao động địa phương thì không thể có. Chị Út cho biết: “Người địa phương dạy người tại địa phương sẽ dễ hơn, vì kinh nghiệm thực tiễn của họ nhiều, người dân dễ tiếp thu. Nhưng động viên họ đi học lấy chứng chỉ sư phạm thì không ai chịu bỏ thời gian ra cả”.
Không chỉ khó về đội ngũ giáo viên cơ hữu, hiện nay các trang thiết bị phục vụ công tác dạy nghề đã xuống cấp. Nhất là những chiếc máy may, muốn dạy được trung tâm phải sửa chữa từng món mới đáp ứng đủ số lượng máy phục vụ. Hiện toàn huyện chỉ còn 100 máy, giảm 1/2 so với số máy ban đầu đầu tư, theo đó số lượng lớp dạy may cũng hạn chế.
Ngoài ra, hộ nghèo, khó khăn tham gia các lớp học nghề khá đông. Ðơn cử như xã Tân Hải, có lớp 30 học viên đã có hơn phân nửa là hộ nghèo. Tuy nhiên, với mức hỗ trợ 30.000 đồng/người là chưa thấm vào đâu so với cuộc sống vốn khó khăn của họ. Cô Nguyễn Hồng Niên bộc bạch: “Vì nghèo quá nên họ cũng muốn học để có được cái nghề, nhưng cũng vì nghèo quá mà họ phải bỏ học vì mức hỗ trợ không đủ so với họ lao động bên ngoài trang trải cuộc sống gia đình hằng ngày. Vì thế, phần đông các lớp có hộ nghèo tỷ lệ bỏ học rất cao”.
"Ðể đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2 (2016-2020) phát huy hiệu quả, ngoài việc trang bị thêm các thiết bị dạy học, cần bổ sung đội ngũ giáo viên cơ hữu. Ðặc biệt, cần tạo điều kiện cho những người lao động có tay nghề cao tại địa phương có thể truyền nghề, như thế sẽ góp phần rất lớn vào hiệu quả lẫn chất lượng đào tạo", chị Lê Thị Út đề xuất./.
Bài và ảnh: Hồng Nhung
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Người hâm mộ Việt Nam được xem Ronaldo thi đấu
- ·Khai mạc “Không gian triển lãm thiết kế sáng tạo thủ công”
- ·Không gian của âm nhạc đương đại
- ·Bộ GTVT nói không với đề nghị trông giữ xe dưới gầm cầu cạn ở Hà Nội
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/1/2024
- ·Thưởng thức những trận cầu thăng hoa qua TV Samsung
- ·Tiếp tục giải đáp vướng mắc về hoàn thuế
- ·Bão số 3 Saola giật trên cấp 17 nhiều giờ liền ở Biển Đông, khả năng đổi hướng
- ·Festival Huế 2018 dưới góc nhìn của nghệ sĩ quốc tế
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Huế mãi đẹp và thơ
- ·Nhạc Trịnh về nguồn
- ·TP. Hồ Chí Minh: Bà Hàn Ni chấp nhận bản án 18 tháng tù, ông Trần Văn Sỹ xin kháng cáo
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Háo hức chờ đón Festival Huế 2024
- ·Raphael Varane gặp rắc rối lớn với MU ở kỳ nghỉ đông
- ·Lắng nghe ý kiến người nộp thuế với thái độ cầu thị
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·75 văn bản về kiểm tra chuyên ngành đã được sửa theo chỉ đạo của Thủ tướng