【lichbong】Chờ ghép tạng như nắng hạn chờ mưa vì còn nhiều rào cản
Đây là một trong những thông tin được PGS.TS Nguyễn Trường Sơn,ờghéptạngnhưnắnghạnchờmưavìcònnhiềuràocảlichbong Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết tại buổi hội thảo tăng cường nguồn hiến mô, bộ phận cơ thể người vừa được tổ chức tại TP.HCM vào trưa 22/3.
Người chờ ghép tạng như nắng hạn chờ mưa
Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Sơn cho rằng, hiện nay Việt Nam đã làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng và các bộ phận cơ thể người. Tuy nhiên, số người được ghép vẫn còn rất ít.
Ông Sơn đề nghị, các đơn vị cần nghiên cứu, tiếp tục đề xuất sửa đổi Luật hiến ghép tạng. Sau đó, sẽ trình Quốc hội trong năm 2022, cụ thể, xem xét độ tuổi có thể hiến tạng, giảm bớt thủ tục, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho người chết não được hiến tạng...
Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đã nêu được nhiều vấn đề và giải pháp giúp người dân có cái nhìn cởi mở hơn về việc ghép tạng
Tại buổi hội thảo ông, ThS. Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết, hiện tại, qua 29 năm, kể từ ca ghép tạng đầu tiên với sự phối hợp của Học viên Quân y (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Nam có hơn 20 trung tâm ghép tạng. Tuy nhiên, số bệnh nhân được ghép tạng rất ít.
Ông Phúc cho biết, tính đến 31/12/2020, tổng số ca ghép tạng trong cả nước là 5.587 ca. Trong đó, ghép thận chiếm tỷ lệ cao nhất với 5.255 ca, , ghép tủy gần 600 ca, ghép gan 270 ca, ghép tim 48 ca, ghép tim phổi, tụy, tụy thận mỗi loại 1 ca, ghép chi trên, ruột mỗi loại 2 ca.
Lý giải vấn đề này, theo ông Phúc do vấn đề chính sách về Luật hiến lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác còn nhiều bất cập dẫn đến nguồn tạng thiếu trầm trọng. Bên cạnh đó tình trạng mua bán tạng vẫn còn tồn tại.
Ngoài ra, còn một số thiếu sót tại một số cơ sở ghép tạng như: chưa thành lập hội đồng chết não, ghép tạng nhưng chưa có giấy phép, ghép tạng cho bệnh nhân chưa có tên trên danh sách chờ ghép quốc gia…
Để giải quyết vấn đề trên, ông Phúc cũng đưa ra một số giải pháp như: sớm sửa đổi Luật Hiến; lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; tuân thủ tuyên bố Istanbul về phòng chống buôn bán tạng, du lịch ghép tạng; xây dựng gói chi phí điều phối làm cơ sở thanh toán và áp dụng chung cả nước; xây dựng gói dịch vụ ghép thận làm cơ sở cho bảo hiểm y tế thanh toán theo tỷ lệ 80%, chỉ tiến hành ghép cho người có trong danh sách chờ ghép…
Ghép tạng vẫn còn nhiều rào cản
Cũng trình bày báo cáo tại hội thảo, GS.TS Trần Ngọc Sinh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội ghép tạng Việt Nam cho biết, sau ca ghép thận đầu tiên cho đến nay nhu cầu ghép tạng ngày càng nhiều. Bởi đa số người bệnh sau khi ghép tạng có sức khỏe tốt, cuộc sống được cải thiện.
Theo giáo sư Sinh, sau 29 năm, tại Việt Nam có thể thực hiện ghép nhiều bộ phận cơ thể người như thận, gan, tim, cánh tay, ruột....
Tuy nhiên, nguồn hiến tạng tại Việt Nam vẫn còn khan hiếm trong khi số người cần duy trì nối dài sự sống mỗi năm một tăng.
Giáo sư Sinh cho biết, tại Việt Nam số người chết não vì tai nạn giao thông mỗi năm lên đến hàng nghìn người. Tuy nhiên, hiện có nhiều rào cản như tâm linh, nhận thức cho đến pháp luật hiện hành.
Ngoài ra, với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, người cho và nhận không cùng nhóm máu vẫn có thể ghép thận được, thận có nước tiểu sau ghép chiếm tỷ lệ cao…
Bên cạnh những thành tựu, ý nghĩa nhân đạo, ghép tạng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
“Ghép tạng ra đời mang ý nghĩa tinh thần nhân đạo thì nay lại xảy ra vấn đề nhức nhối là buôn bán mô tạng. Việc buôn bán không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà hiện cũng đang là vấn đề nhức nhối toàn cầu”, giáo sư Sinh nhấn mạnh.
Tham khảo thêm(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Tháng 1, du khách quốc tế đến Hà Nội giảm 9%, hàng chục ngàn phòng, tour bị hủy
- ·Ðề nghị kêu gọi thu hút đầu tư phát triển hệ thống chợ
- ·Thế giới có gần 238 triệu ca mắc COVID
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Hải Phòng công nhận 12 sản phẩm OCOP năm 2019
- ·Chứng khoán Việt giảm mạnh thứ hai thế giới
- ·SSI Research: Lực đẩy dòng tiền đầu tư vào quỹ cổ phiếu đến từ nhà đầu tư cá nhân
- ·Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường cả năm 2024 đạt mức 227.500 tỷ đồng
- ·Ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 11/2: Chất lượng không khí có hại cho sức khỏe
- ·Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam!
- ·Nợ xấu tăng, nhiều ngân hàng rao bán tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·10 Bộ cùng các cơ quan, địa phương vào cuộc phòng chống virus Corona
- ·Tổng kết dự án Cải thiện hành lang giao thông đô thị thành phố Đà Nẵng
- ·ĐHCĐ Vietcap (VCI): Thị phần quý 1 đạt 6%, lãi 700 tỷ đồng là hoàn toàn có thể
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Nga: Sân bay thủ đô Moskva thắt chặt an ninh sau thông tin bị đặt bom