【đọc kèo tài xỉu】Xếp hạng các trường đại học theo ngành nghề sẽ khách quan hơn
Lãnh đạo một số trường đại học kiến nghị,ếphạngcctrườngđạihọctheongnhnghềsẽkhchquanhơđọc kèo tài xỉu việc phân tầng, xếp hạng nên dựa trên ngành nghề sẽ khách quan, trung thực hơn là phân theo trường.
Hiện nay, phần lớn các trường đại học vẫn giảng dạy các ngành nghề theo nhu cầu tuyển sinh chứ chưa tập trung đào tạo vào một định hướng cụ thể. Để đổi mới chất lượng đào tạo, mới đây, Bộ GD-ĐT trình Thủ tướng Chính phủ xem xét Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân.
Điểm mới của Đề án là ở bậc đại học sẽ phân luồng theo 3 định hướng: nghiên cứu, ứng dụng, thực hành. Đây là cơ sở quan trọng để ngành Giáo dục tiến tới phân tầng, xếp hạng các trường đại học trong thời gian tới.
Phân tầng, xếp hạng theo ngành chứ không nên theo trường
Lãnh đạo một trường chuyên về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho rằng, Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đưa ra quy định mới là ở bậc đại học phân luồng 3 định hướng: nghiên cứu, ứng dụng, thực hành là hoàn toàn hợp lý. Đây cũng là xu thế phát triển giáo dục ở trên thế giới và theo chiến lược phân tầng, xếp hạng các trường đại học mà Bộ GD-ĐT sẽ triển khai.
Để thực hiện tốt quá trình định hướng, các trường đại học phải đăng ký với cơ quan chủ quản hoặc Bộ GD-ĐT là sẽ đào tạo theo định hướng nào. Trường đại học nào định hướng giảng dạy theo hướng nghiên cứu thì tỷ lệ giảng viên, sinh viên phải ít nhưng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước phải nhiều hơn các trường ứng dụng và thực hành.
Hiện nay, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM có từ 28-30 ngành nghề khác nhau. Nếu như khoa Xây dựng có 20 tiến sĩ, phó giáo sư và phòng thí nghiệm thì có thể dạy theo định hướng nghiên cứu. Còn các khoa khác vẫn dạy theo định hướng ứng dụng, thực hành. Do đó, không phải là tất cả các khoa của trường đều dạy theo hướng nghiên cứu vì từng khoa có sự phát triển và được đầu tư khác nhau.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, để một trường đào tạo theo hướng nghiên cứu thì phải có thời gian đầu tư, phát triển về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Còn hiện nay, Bộ GD-ĐT nên cho các trường đại học đăng ký theo định hướng phù hợp để dễ dàng cho việc phân tầng, xếp hạng.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc phân tầng, xếp hạng trong hệ thống giáo dục đại học được thực hiện theo ngành nghề. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước chứ không thể cào bằng, đổ đồng giữa các ngành nghề với nhau. Ví dụ như thông qua đánh giá một ngành như Vật liệu ở một trường đại học có thể biết là ngành đó nằm trong top 10, top 20 ở những trường cùng đào tạo ngành đó.
Có thể về tổng quan, trường đại học A được đánh giá đào tạo tốt hơn trường B nhưng chưa chắc một số ngành ở trường A đã giảng dạy chất lượng hơn trường B.
Thực hiện đánh giá, xếp hạng theo ngành sẽ minh bạch, trung thực hơn là đánh giá theo trường vì không phải cán bộ, giảng viên trường này có thể nhận xét khách quan về trường khác. Thông qua việc phân tầng, xếp hạng các trường đại học theo ngành nghề cũng sẽ giúp cho thí sinh biết được ngành nghề ở từng trường như thế nào để đăng ký xét tuyển vào học một cách phù hợp với năng lực của các em.
Trường có quyền chọn định hướng phù hợp với khả năng
Là một trường trọng điểm ở khu vực miền núi, nhiệm vụ chính của Đại học Tây Bắc là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho địa phương. Tuy nhiên, với nguồn tuyển sinh “đầu vào” chỉ ở mức trung bình; đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo còn hạn chế, chưa thuận lợi nên lãnh đạo nhà trường chọn định hướng ứng dụng hoặc thực hành chứ chưa thể theo định hướng nghiên cứu.
NGƯT.TS Nguyễn Văn Bao, Hiệu trưởng Đại học Tây Bắc nêu quan điểm, việc các trường chọn theo định hướng nào nên căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên ở từng trường. Đây là cơ sở quan trọng để Bộ GD-ĐT thực hiện phân tầng các các trường đại học một cách khách quan, minh bạch.
Khác với nhiều trường đại học khác, khi xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội sẽ phân luồng đào tạo theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng. Nếu người học xác định theo định hướng nghiên cứu thì phải học hết 60 tín chỉ nên thời gian sẽ dài hơn là định hướng ứng dụng với 45 tín chỉ (chỉ dành đào tạo cho người đang làm việc ở các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, văn phòng luật sư).
TS Trần Quang Huy, Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội kiến nghị, để phân luồng theo các định hướng đạt hiệu quả cao, Bộ GD-ĐT cần xây dựng lại chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng. Phân bổ người học theo định hướng này một cách chuẩn xác. Đội ngũ giảng viên giảng dạy theo định hướng này ngoài có kiến thức chuyên môn giỏi thì phải có khả năng thực hành tốt. Ví dụ như giảng viên của Đại học Luật Hà Nội không chỉ là những người hiểu biết về những kiến thức pháp luật mà còn là những thẩm phán ở các phiên tòa, kiểm soát viên, điều tra viên cao cấp ở Viện Kiểm sát…
Từ mô hình của Đại học Luật Hà Nội, TS Trần Quang Huy cho rằng, các trường đại học có thể phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để có nguồn giảng viên với trình độ chuyên môn giỏi thông qua các công việc thực tiễn nhằm đào tạo cho người học tốt hơn.
Thời gian đào tạo đại học, tiến sĩ nên phụ thuộc vào từng trường
Đề án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân còn đề xuất thời gian đào tạo đại học từ 3-4 năm thay vì 4-6 năm như hiện nay. Việc đào tạo Tiến sĩ trước đây là 2-4 năm nhưng không có trường hợp nào 2 năm đã hoàn thiện nên Đề án quy định đào tạo 3-4 năm.
Xung quanh vấn đề này, NGƯT.TS Nguyễn Văn Bao cho rằng, việc kéo dài thời gian đào tạo cử nhân, tiến sĩ phụ thuộc rất lớn vào từng ngành nghề, từng trường đại học. Ví dụ như đào tạo ngành Y, dược, định hướng nghiên cứu, trường đầu ngành ở top trên có thể kéo dài đến 6 năm chứ không thể giống các ngành nghề khác.
Khung thời gian đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân mới này đã được Bộ GD-ĐT nghiên cứu dựa trên học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nước trên thế giới.
TS Trần Quang Huy, Phó Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội nêu quan điểm, có trường đào tạo trong thời gian 6 năm với số lượng tín chỉ lên tới 180 thì chương trình học sẽ kéo dài. Vì vậy, việc rút ngắn thời gian đào tạo đại học từ 4-6 năm xuống còn 3-4 năm là hợp lý. Còn những trường đào tạo các ngành đặc thù như Y có thể kéo dài đến 5 năm, chứ không nên là 6 năm như hiện nay.
Đối với việc đào tạo tiến sĩ có thể kéo dài từ 3-4 năm vì như vậy mới có đủ thời gian để người học bổ sung tín chỉ, trao đổi phương pháp nghiên cứu khoa học với các giảng viên, viết các chuyên đề tổng quan cũng như viết luận án.
Theo Bích Lan/VOV.VN
(责任编辑:La liga)
- ·Bắc Giang: Kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phát hiện nhiều vi phạm
- ·Đốt nhà gây thiệt hại tài sản, lãnh 3 tháng tù
- ·Việt Nam và Trung Quốc làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại huyện Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng
- ·Ông Trần Bắc Hà có đúng sang Singapore chữa bệnh?
- ·Đề xuất xây dựng chính sách phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam
- ·Gặp dân để gỡ khó
- ·Một số nội dung quan trọng về pháp luật an ninh mạng
- ·Bắc Giang: Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, nâng cao năng suất chất lượng
- ·Quốc hội thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi)
- ·Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài
- ·Tổ tuần tra phòng, chống đua xe trái phép sẽ tuần tra nhiều hơn nữa
- ·Đã kiểm sát 79 cuộc tại các cơ sở giam giữ
- ·Quy định mới của Bộ Chính trị về chống tham nhũng trong kiểm tra, thanh tra
- ·Hà Nội, TP.HCM được đề xuất mở cửa hàng kinh doanh hàng hóa
- ·Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ về quan hệ Việt
- ·Chuyện người dân tích cực vây bắt tội phạm
- ·Điểm chung của 4 tỷ phú đô la Việt Nam là gì?
- ·Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam