【bóng đá kết quả vô địch pháp】Khách hàng là trọng tâm của cải cách kho bạc
Đề án này sẽ giúp công tác KSC được thực hiện theo hướng tập trung,áchhànglàtrọngtâmcủacảicáchkhobạbóng đá kết quả vô địch pháp thống nhất vào một đầu mối nhằm công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước và là tiền đề quan trọng để tiến tới hình thành Kho bạc điện tử. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Hà - Tổng giám đốc KBNN xung quanh vấn đề này.
PV: Được biết, bắt đầu từ ngày 2/10, KBNN chính thức thực hiện Đề án Thống nhất đầu mối kiểm soát chi (KSC) trên toàn quốc. Với việc triển khai đề án này, công tác KSC của toàn hệ thống KBNN thời gian tới sẽ có thay đổi như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hồng Hà: Đề án “Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN” được thực hiện với mục tiêu: Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN tại hệ thống KBNN, bao gồm tập trung các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư, chi chương trình mục tiêu quốc gia… giao cho một đầu mối (phòng/bộ phận kiểm soát chi) thực hiện kiểm soát thanh toán. Đề án nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch chi NSNN tại KBNN. Đồng thời, phương thức này đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong hệ thống KBNN theo hướng “một cửa, một giao dịch viên” trong kiểm soát chi NSNN, theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2277/QĐ-BTC ngày 2/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
|
Bên cạnh đó, đề án cũng giúp tạo thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, mở tài khoản, giao nhận hồ sơ, thanh toán qua mạng; góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi; tiến tới kiểm soát chi điện tử, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ chứng từ chi NSNN tại hệ thống KBNN.
Với mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới công tác KSC sẽ được đặc biệt chú trọng và chuyên nghiệp hóa. Theo đó, trong hệ thống KBNN sẽ tổ chức điều chỉnh lại nhiệm vụ giữa các phòng/bộ phận (gọi chung là bộ phận) nghiệp vụ trong nội bộ các đơn vị KBNN theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng. Bộ phận KSC thực hiện kiểm soát toàn bộ các khoản chi NSNN, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư; thực hiện chức năng, nhiệm vụ hạch toán kế toán thu chi NSNN, thực hiện báo cáo thu chi NSNN, báo cáo tài chính và thực hiện chức năng tổng quyết toán NSNN. Việc điều chỉnh này hoàn toàn không ảnh hưởng đến các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án. Ngược lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị trong giao dịch thanh toán các khoản chi NSNN với KBNN, thông qua việc chỉ giao dịch với một cán bộ của bộ phận kiểm soát chi (bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên).
PV: KBNN có kế hoạch gì để hỗ trợ các địa phương trong thời gian đầu thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi, thưa ông?
- Ông Nguyễn Hồng Hà:Từ kết quả thí điểm tại KBNN Phú Thọ và Thừa Thiên Huế, KBNN sẽ chính thức thực hiện thống nhất đầu mối KSC trên diện rộng vào đầu tháng 10 tới. Đến thời điểm này, các công việc chuẩn bị đã được hoàn tất.
Theo đó, KBNN đã lên kế hoạch chỉ đạo và hỗ trợ các KBNN địa phương trong thời gian đầu thực hiện đề án. Cụ thể, Ban triển khai thực hiện đề án của KBNN có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phương, nhất là vào thời điểm cuối năm khi khối lượng công việc tăng lên nhiều so với các tháng trong năm. Tại KBNN luôn luôn có đội hỗ trợ giúp các đơn vị KBNN trong hệ thống (hỗ trợ cả về kỹ thuật thực hiện trên TABMIS và các phần mềm ứng dụng và hỗ trợ, hướng dẫn xử lý những vướng mắc về cơ chế chính sách) đảm bảo công tác kiểm soát chi, thanh toán và chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng được diễn ra bình thường.
KBNN tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát các đơn vị KBNN trong việc triển khai thực hiện đề án, đảm bảo việc giao dịch thanh toán của đơn vị với KBNN theo đúng nguyên tắc “một cửa, một giao dịch viên”. Tức là đơn vị chỉ gửi hồ sơ đến 1 công chức kiểm soát chi của KBNN và nhận kết quả từ đúng công chức kiểm soát chi đó; kiểm tra việc chấp hành quy trình và thời gian kiểm soát chi tại các đơn vị KBNN để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, để tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, KBNN sẽ tiếp tục cùng với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, và các bộ, ngành chức năng trong việc rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý tài chính nói chung, quản lý và kiểm soát thanh toán các khoản chi NSNN nói riêng. Qua đó, nâng cao tính chủ động tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, đồng thời giảm tải khối lượng công việc cho các cán bộ kiểm soát chi của KBNN, nhất là các KBNN cấp huyện thường xuyên thiếu biên chế.
PV: Thống nhất đầu mối KSC được cho là bước cải cách lớn của KBNN trong thực hiện thanh toán vốn NSNN cho các đơn vị sử dụng ngân sách. Bước cải cách này đã minh chứng cho sự nỗ lực của KBNN trong suốt thời gian qua khi lấy khách hàng là trọng tâm. Quan điểm của ông về nhận định này như thế nào?
- Ông Nguyễn Hồng Hà:Có thể khẳng định, thống nhất đầu mối KSC là bước cải cách lớn của hệ thống KBNN trong thực hiện kiểm soát chi NSNN. Với mục tiêu lấy khách hàng làm trọng tâm, suốt chặng đường vừa qua, hệ thống KBNN đã luôn nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác KSC NSNN của hệ thống KBNN đã nghiên cứu có định hướng lâu dài từ năm 2007 trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, cũng đã xác định mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực, trong đó đối với công tác KSC NSNN là: “Đổi mới công tác quản lý, KSC qua KBNN… Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong và ngoài nước. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, bảo đảm đơn giản, rõ ràng, minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát, tiến tới thực hiện quy trình kiểm soát chi điện tử”.
Sau một thời gian dài nghiên cứu xây dựng đề án và triển khai thí điểm tại các đơn vị KBNN có thể đánh giá đến giai đoạn hiện nay, đề án đã thành công bước đầu. Đồng thời, các công việc chuẩn bị cho triển khai thực hiện đề án trên phạm vi toàn quốc từ tháng 10/2017 đã được hoàn tất là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực của hệ thống KBNN trong suốt thời gian qua nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch chi NSNN qua KBNN; hướng đến một KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc.
PV: Xin cảm ơn ông!
Vân Hà (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Được bồ tự nguyện cho tiền như tôi bị gọi là gái bán dâm
- ·Amanơi Ninh Thuận khuyến mãi đặc biệt dành cho du khách
- ·Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ chạm mức kỷ lục trong 40 năm
- ·Thời tiết ngày 23/8: Vùng núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc và Nam Bộ mưa to
- ·Con trai đòi lấy gái làng chơi, tôi muốn truất ngay quyền thừa kế
- ·Quách Ngọc Ngoan trở lại màn ảnh sau vỡ nợ
- ·Sẽ có viện đào tạo quản trị công ty cho các doanh nghiệp niêm yết
- ·Nữ diễn viên 14 năm chăm con bị tổn thương não bẩm sinh: Cuộc đời vẫn đẹp sao
- ·Muốn có việc làm phải tránh… có thai?
- ·Nhật Bản: BoJ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ
- ·Xin cưu mang bé mắc bạch cầu cấp
- ·Phát hành bộ tem truyền tải thông điệp về an toàn giao thông
- ·Thời tiết ngày 21/8: Nhiều khu vực trên cả nước mưa rào và dông
- ·10 sản phẩm công nghệ được mong chờ nhất trong 2015
- ·Con cười hồn nhiên mà lòng mẹ tan nát
- ·TP. Hồ Chí Minh công bố thời gian năm học mới
- ·Ngân hàng Trung ương Anh kêu gọi toàn cầu siết chặt quản lý tiền số
- ·Huỳnh Lập làm đạo diễn phim điện ảnh
- ·Cậu bé ung thư mong có tiền chữa bệnh thoát chết
- ·Điều khiển đầu karaoke bằng smartphone