会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả trận vn hôm nay】Tình hình biển Đông 30/6: Tàu Trung Quốc ghìm chặt tàu Việt Nam!

【kết quả trận vn hôm nay】Tình hình biển Đông 30/6: Tàu Trung Quốc ghìm chặt tàu Việt Nam

时间:2024-12-27 11:01:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:985次

Tình hình biển Đông 30/6,ìnhhìnhbiểnĐôngTàuTrungQuốcghìmchặttàuViệkết quả trận vn hôm nay theo tin tức dẫn trên tờ Tuổi Trẻ,  bài viết đăng trên tờ Matichon ngày 23-6-2014, đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi (Ning Fuikui) đã hoàn toàn đúng khi chỉ ra rằng dư luận quốc tế đang hết sức thất vọng trước những hành động sai trái gần đây của Trung Quốc.

Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chủ ý đâm va, làm chìm tàu Việt Nam đang hoạt động bình thường trong vùng biển của mình.

Tình hình biển Đông 30/6: Tàu Trung Quốc ghìm tàu Việt Nam

Tình hình biển Đông 30/6: Tàu Trung Quốc ghìm tàu Việt Nam

Những hành động trên không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), đi ngược lại các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc mà còn làm trầm trọng tình hình ở biển Đông, gia tăng căng thẳng ở khu vực.

Tuy nhiên, để biện minh cho những hành động hoàn toàn sai trái của phía Trung Quốc, đại sứ Ninh đã không ngần ngại xuyên tạc, bịa đặt và đổ lỗi cho Việt Nam nhằm bóp méo sự thật. Vậy những sự thật nào đang được đại sứ Ninh cố gắng che giấu?

Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, không phải của Trung Quốc

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền một cách liên tục và hòa bình tại hai quần đảo này. Ít nhất kể từ thế kỷ 17, khi mà vùng lãnh thổ này còn vô chủ, các chúa Nguyễn của Việt Nam đã thành lập những đội dân binh, gọi là đội Hoàng Sa, để cai quản và khai thác quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa này có nhiệm vụ hằng năm tới quần đảo Hoàng Sa để khai thác sản vật, đo đạc, trồng cây, dựng bia, xây dựng chùa chiền, cứu hộ tàu thuyền…  Tất cả những hoạt động này đều được ghi lại trong các tài liệu chính thức.

Trong khi đó, Trung Quốc đã phủ nhận ý định thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi vào năm 1898, sau sự kiện tàu Bellona và Himeji Maru đắm tại Hoàng Sa bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, Phó vương Quảng Đông đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, không thuộc về Trung Quốc, không có liên quan gì về mặt hành chính đối với bất cứ quận nào của Hải Nam và không cơ quan nào có trách nhiệm kiểm soát khu vực này.

Mặt khác, nhiều tài liệu của Trung Quốc, như Hải ngoại kỷ sự (Haiwai jishi) năm 1696 hay Hải lục (Hailu) năm 1820 đã công nhận quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.

Các Hội nghị Cairo năm 1943 và Potsdam năm 1945 mà Trung Quốc là một bên tham dự đã yêu cầu Nhật Bản phải trả lại các đảo trong Thái Bình Dương đã cưỡng chiếm trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Theo đó, các lãnh thổ Nhật Bản phải trả Trung Quốc là Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ, không có Hoàng Sa và Trường Sa. Không có bất cứ tài liệu quốc tế liên quan nào ghi rằng Trung Quốc giành lại Hoàng Sa từ Nhật Bản năm 1946, như luận điệu của đại sứ Ninh.

Đặc biệt, tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đề xuất yêu cầu Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống. Cũng tại hội nghị này, trưởng đoàn Việt Nam, Thủ tướng Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp phải bất kỳ phản đối nào của 51 nước tham dự.

Năm 1956, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm khu vực phía đông và năm 1974 chiếm khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác, một nguyên tắc mang tính mệnh lệnh của luật pháp quốc tế. Hành động xâm lược này cũng như tất cả những hành động sai trái khác của phía Trung Quốc nhằm xâm phạm quần đảo Hoàng Sa vẫn luôn bị phía Việt Nam lên án một cách mạnh mẽ.

Việc đại sứ Ninh cố ý úp mở về một số tài liệu của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa trước năm 1974 để nói Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa là hành động xuyên tạc lịch sử. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, Việt Nam Dân chủ cộng hòa được giao quản lý phần lãnh thổ miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra, không bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Là một bên tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ, hiển nhiên là Trung Quốc biết rất rõ điều này.

Trung Quốc xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam

Mặc dù đã cố ý đánh lạc hướng dư luận sang vấn đề chủ quyền, đại sứ Ninh cũng không thể làm thay đổi được một sự thật khác. Đó là dù cho diễn giải theo bất cứ cách nào thì giàn khoan của Trung Quốc vẫn hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Nếu Đại sứ Ninh chịu khó bỏ chút thời gian ra đọc một số tài liệu cơ bản về luật biển thì sẽ biết là cả cái gọi là “vùng biển 17 hải lý” của bãi đá Tri Tôn lẫn “đường cơ sở quần đảo Hoàng Sa” mà Trung Quốc vẽ ra đều đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Vì thế, với việc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan tại khu vực có vị trí nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ 60-80 hải lý, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Trước sau như một, Việt Nam kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm tới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình. Chính đại sứ Ninh đã thú nhận là Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm các vùng biển của Việt Nam này để tiến hành đơn phương khảo sát. Những lần như vậy, Việt Nam đã đưa tàu thực thi pháp luật tới cảnh báo, xua đuổi các tàu và giàn khoan Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp, đồng thời gửi công hàm ngoại giao phản đối. Tất cả những sự việc này đã được ghi lại một cách hết sức rõ ràng.

Đại sứ Ninh cũng tự cho phép mình đưa ra những lời vu cáo không dựa trên bất cứ bằng cớ nào. Ông Ninh lớn tiếng nói rằng Việt Nam cử người nhái đến khu vực hạ đặt giàn khoan, rằng tàu Việt Nam đã đâm tàu Trung Quốc 1.416 lần, nhưng cả ông đại sứ lẫn chính quyền Trung Quốc đều không thể đưa ra bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố sai trái nói trên. Trái lại, theo những băng ghi hình mà Việt Nam công bố cũng như theo những gì các phóng viên quốc tế ghi lại tại hiện trường thì sự thật hoàn toàn ngược lại.

Chính Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng hùng hậu tàu bè các loại, có lúc lên tới gần 140 chiếc, trong đó có cả những tàu quân sự hiện đại, trang bị vũ khí đầy đủ để hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. Tàu Trung Quốc đã cố tình đâm va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự Việt Nam, gây thương tích cho hàng chục cán bộ kiểm ngư và ngư dân, gây hư hại nhiều tàu thực thi pháp luật của Việt Nam và thậm chí đâm chìm một cách dã man tàu cá của Việt Nam.

Thật là nực cười khi đại sứ Ninh nhắc tới “một lượng lớn chướng ngại vật, trong đó có lưới đánh cá và các vật trôi nổi” trên biển để công kích Việt Nam. Đó không là gì khác ngoài những bộ phận, vật dụng rơi ra từ tàu Việt Nam sau khi bị tàu Trung Quốc tấn công và đây cũng chính là những bằng chứng rất rõ ràng về sự hung hãn của tàu Trung Quốc.

Tất cả bằng chứng về sự hiếu chiến và vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đều đã được công bố một cách rộng rãi. Các bạn Thái cũng có thể tham khảo những hãng thông tấn có trụ sở tại Thái Lan đã cử phóng viên ra hiện trường để biết thêm chi tiết.

Xuất phát từ sự bức xúc, phẫn nộ trước những hành động phi pháp, vô nhân đạo của Trung Quốc và để bày tỏ lòng yêu nước, người dân Việt Nam đã tuần hành phản đối tự phát. Một số người đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân Việt Nam, có các hành vi kích động, phi pháp, gây ảnh hưởng ngoài ý muốn đối với một số công nhân Trung Quốc và nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngay lập tức, Chính phủ Việt Nam đã triển khai quyết liệt một loạt biện pháp như bắt giữ, xử lý những kẻ gây rối, đảm bảo an ninh, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại.

Cho đến nay, tình hình đã hoàn toàn ổn định, các doanh nghiệp nước ngoài đã quay trở lại sản xuất bình thường. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đánh giá rất cao những nỗ lực vừa qua của Chính phủ Việt Nam. Vậy mà đại sứ Ninh vẫn không ngừng đổ lỗi cho Chính phủ Việt Nam, cố tình rêu rao, bóp méo sự thật. Và trước khi vội vàng chỉ trích Chính phủ Việt Nam, phải chăng đại sứ Ninh nên tự hỏi chính quyền Trung Quốc đã có chính sách gì với các doanh nghiệp Nhật Bản bị thiệt hại tương tự do những vụ bạo động chống Nhật Bản tại Trung Quốc 2 năm về trước.

Trung Quốc phớt lờ thiện chí của Việt Nam

Ngay từ ngày đầu tiên Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981, Việt Nam đã nỗ lực chủ động đề xuất tiếp xúc, trao đổi, yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, tiến hành đàm phán song phương thực chất để giải quyết các vấn đề trên biển giữa hai nước.

Cho tới nay, Việt Nam đã tiến hành hơn 30 cuộc trao đổi với phía Trung Quốc ở tất cả các cấp, gần đây nhất Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã mời Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Hà Nội để trao đổi. Tuy nhiên, cho đến nay phía Trung Quốc vẫn kiên quyết từ chối rút giàn khoan và đàm phán thực chất với Việt Nam để ổn định tình hình.

Tôi hoàn toàn đồng ý với đại sứ Ninh khi cho rằng một quốc gia nên biết trọng lời hứa của mình và khẩn thiết kêu gọi Trung Quốc tôn trọng lời hứa của Phó thủ tướng Đặng Tiểu Bình với Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 9-1975 là giải quyết những bất đồng giữa hai nước đối với quần đảo Hoàng Sa thông qua hiệp thương hữu nghị, cũng như kêu gọi Chính phủ Trung Quốc tôn trọng tất cả cam kết liên quan tới việc giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.

Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực vì hòa bình

Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế, nỗ lực vì hòa bình, ổn định và phát triển ở vịnh Thái Lan nói riêng và ở biển Đông nói chung bằng hành động cụ thể. Năm 1997, Việt Nam đã ký kết với Thái Lan Hiệp định phân định vịnh Thái Lan. Đây là hiệp định phân định biên giới biển đầu tiên tại Đông Nam Á sau khi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực và cũng là hiệp định phân định biển đầu tiên ở vịnh Thái Lan.

Chính phủ hai nước Việt Nam và Thái Lan triển khai nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả nhằm bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển tại khu vực này, tiến hành hoạt động tuần tra chung.

Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định phân định biên giới biển với nhiều quốc gia khác trong vịnh Thái Lan và trên biển Đông, trong đó có Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ với Trung Quốc năm 2000, hiệp định phân định biên giới biển đầu tiên của Trung Quốc. Việt Nam cũng triển khai nhiều sáng kiến hợp tác song phương và đa phương quan trọng trên biển Đông trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có lợi trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thăm dò khai thác dầu khí. Đặc biệt, ngay trước khi Trung Quốc đơn phương tiến hành khoan thăm dò, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập nhóm thảo luận hợp tác cùng phát triển trên biển.

Kiên định chủ trương tôn trọng luật pháp quốc tế, hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, Việt Nam sẵn sàng sử dụng tất cả biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để bảo vệ những quyền và lợi ích trên biển chính đáng của mình. Việt Nam mong rằng chính phủ và người dân trên toàn thế giới, trong đó có Chính phủ và người dân Thái Lan, sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong các nỗ lực thực hiện chủ trương đúng đắn này.

Có vẻ như đại sứ Ninh rất thích trích dẫn ngạn ngữ. Vậy cũng xin kết thúc bài viết này bằng việc trích dẫn một câu ngạn ngữ Trung Quốc “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Trung Quốc nên tự hỏi vì sao mình lại bị dư luận quốc tế lên án như thế hơn là trách cứ, bắt bẻ cộng đồng quốc tế một cách vô căn cứ.

Trung Quốc không ngừng hung hăng

Trong khi đó, tin nhanh TTXVN cho hay, đến thời điểm 16 giờ ngày 29/6, Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã dàn tàu trên khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép thành 2 vòng đồng thời sẵn sàng đâm va, cản trở các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam cơ động vào gần giàn khoan.

Cụ thể, Trung Quốc chia vòng ngoài gồm 7-11 tàu loại lớn, được bố trí trên các hướng tiếp cận giàn khoan Hải Dương-981 của tàu Việt Nam; vòng trong gồm các tàu loại nhỏ bố trí cách giàn khoan khoảng 6-8 hải lý.

Đặc biệt, khi các tàu Việt Nam tiếp cận cách giàn khoan 10-11 hải lý để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật thì các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu vận tải và tàu kéo của Trung Quốc đều tăng tốc độ, tập trung ngăn cản. Các tàu vòng ngoài của Trung Quốc bao vây hai bên, còn vòng trong áp sát ngăn cản phối hợp với vòng ngoài sẵn sàng ủi, đâm va (lúc gần nhất cách tàu Việt Nam khoảng 100m).

Trong ngày, các tàu phía Trung Quốc duy trì khoảng 116-122 tàu các loại, tăng khoảng 8 tàu so với ngày hôm qua (28/6 là 114 tàu); trong đó có 45-47 tàu hải cảnh, 14-16 tàu vận tải, 17-19 tàu kéo, 34 tàu cá vỏ sắt và 6 tàu quân sự.

Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn thực hiện các đợt tiếp cận giàn khoan để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật, kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc rút toàn bộ tàu và giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Mặc dù, gặp sự ngăn cản quyết liệt từ phía Trung Quốc song các tàu Kiểm ngư Việt Nam đã vòng tránh đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, kiên trì bám trụ để đấu tranh tuyên truyền và thực thi pháp luật.

Cục Kiểm ngư cũng cho biết, các tàu cá Việt Nam trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa vẫn tiến hành đánh bắt ở phía Tây-Tây Nam, cách giàn khoan 42-44 hải lý. Tại khu vực tàu cá của Việt Nam đánh bắt có khoảng 34 tàu cá vỏ sắt dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh số hiệu 46102 và 46106 của Trung Quốc đã tổ chức ngăn cản không có các tàu cá của Việt Nam tiếp cận vào giàn khoan để khai thác thủy sản.

Dưới sự hỗ trợ của các tàu Kiểm ngư, các tàu cá Việt Nam vẫn bám sát ngư trường để khai thác thủy sản, bảo đảm an toàn

Lê Huy(Tổng hợp theo Tuổi Trẻ, TTXVN)

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Dùng biển số giả vận chuyển lượng lớn hàng hóa nhập lậu
  • Thủ tướng: Không để hành khách không kịp về đón Tết
  • Thủ tướng gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam ở Áo và một số nước châu Âu
  • Kỷ luật 4 cá nhân liên quan đến Dự án Formosa Hà Tĩnh
  • Vận chuyển hàng nghìn sản phẩm nghi nhập lậu qua đường bưu điện
  • UAE và Mỹ bắt đầu tập trận chung
  • Tổng thống Hàn Quốc cải tổ Bộ Tư lệnh an ninh và quốc phòng
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng
推荐内容
  • Xử lý hơn 3.000 vụ bán hàng online lừa gạt người tiêu dùng
  • Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 102 phát hành ngày 25/8/2020
  • Thuế suất VAT thấp mang lại lợi ích cho người giàu hơn là người nghèo
  • Vinmec phẫu thuật thành công cho bệnh nhân mắc chứng động kinh, dị dạng mạch não hiếm gặp
  • WHO: ‘gỡ bỏ giới lệnh phong tỏa có thể dẫn tới sự bùng phát trở lại’
  • Xuất cấp hóa chất khử khuẩn phòng, chống dịch Covid