【xem keo bong đa】Bãi bỏ cơ chế thu nhập đặc thù, áp dụng tiền lương, phụ cấp thống nhất
Sáng 7/3,ãibỏcơchếthunhậpđặcthùápdụngtiềnlươngphụcấpthốngnhấxem keo bong đa Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị toàn quốc lần thứ 2 triển khai luật, nghị quyết của kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15.
Tại các kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 9 luật và 10 nghị quyết; trong đó có Nghị quyết số 104/2023 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.
Trong nghị quyết này, Quốc hội đã quy định một số nội dung điều hành ngân sách Nhà nước năm 2023 và về thực hiện chính sách tiền lương.
Đặc biệt, Quốc hội đã quyết định từ ngày 1/7/2024, cả nước thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Đồng thời, Quốc hội quy định về thời hạn áp dụng việc thực hiện cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù với các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước ở Trung ương.
Theo đó, các cơ quan này sẽ thực hiện áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù đến hết ngày 30/6/2024. Từ ngày 1/7/2024, thực hiện bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.
Đồng thời, không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước.
134.284 cán bộ, công chức đang được hưởng lương đặc thù cao hơn mặt bằng chung
Trao đổi với PV VietNamNet, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, hiện nay có 36 đơn vị với khoảng 134.284 cán bộ, công chức đang được hưởng lương đặc thù cao hơn mặt bằng chung. Khi thực hiện cải cách tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức ở những đơn vị này sẽ không được hưởng thu nhập đặc thù nhưng vẫn được bảo lưu mức tiền lương như hiện hành.
Theo tính toán của Chính phủ khi thực hiện cải cách tiền lương, tổng nhu cầu kinh phí tăng thêm từ ngân sách trong giai đoạn 2024 - 2026 là 499,1 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, nguồn dành cho cải cách tiền lương là 470 nghìn tỷ đồng; điều chỉnh lương hưu là 11,1 nghìn tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công là 18 nghìn tỷ đồng. Chính phủ đã chuẩn bị được hơn 560.000 tỷ đồng để thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024 đến 2026.
Hiện, Bộ Nội vụ đã xây dựng xong tờ trình về chế độ tiền lương mới gồm 5 bảng lương mới: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo và 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.
Bảng lương mới sẽ mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 – 12.
Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay.
Mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm tăng từ hệ số 2,34 lên 2,68. Hiện nay công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.
Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên 12. Vì vậy, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến cũng vượt khá xa con số 18 triệu đồng như hiện nay.
Ngoài mức lương cơ bản này, chế độ tiền lương mới còn sắp xếp lại các loại phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương (trong đó có trường hợp cao hơn 30% hoặc thấp hơn 30%) và 10% tiền thưởng.
Như vậy, nếu tính cả lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng thì tiền lương trung bình của công chức, viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương tăng hơn 32% so với thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương (7,5 triệu đồng/tháng).
Những nội dung này đang được các cấp có thẩm quyền góp ý trước khi Chính phủ trình xin ý kiến Bộ Chính trị.
Sau khi Bộ Chính trị có ý kiến, đây sẽ là cơ sở cho các cơ quan xây dựng các văn bản tiếp theo để thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2024.
9 luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 6 và kỳ họp bất thường gồm:
Luật Căn cước; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở; Luật Nhà ở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu dân sự; Luật Tài nguyên nước; Luật Viễn thông; Luật Đất đai; Luật Các tổ chức tín dụng.
10 nghị quyết được Quốc hội thông qua, trong đó có:
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024; Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia...
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bay Hà Nội
- ·Ngân hàng ACB chi gần 100 tỷ đồng cho HĐQT và Ban kiểm soát trong năm 2023
- ·Sản xuất công nghiệp tăng tốc ngay đầu năm: Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng
- ·Xử lý dứt điểm vướng mắc phát sinh kịp thời hoàn thuế cho doanh nghiệp
- ·Tôn vinh nghệ nhân
- ·Giá vàng miếng SJC rẻ nhất trong vòng 5 tháng
- ·NamABank niêm yết hơn 846 triệu cổ phiếu trong năm 2023, tiến ra quốc tế
- ·Gia Lai: Công nghiệp chế biến dự kiến góp khoảng 1.121 tỷ đồng giá trị tăng thêm
- ·Doanh nghiệp mà ông Đoàn Ngọc Hải từ chối về “khủng” cỡ nào?
- ·Doanh nghiệp kêu phải dừng sản xuất về quy định đo lường bất cập
- ·Trước thềm năm học mới, tiếp tục phát hiện sách giáo khoa in giả mạo
- ·Điện cho Côn Đảo cần tầm nhìn xa và nỗ lực học hỏi lớn
- ·Ưu tiên đào tạo nhân lực đáp ứng quản lý hải quan hiện đại
- ·Chương trình Hóa đơn may mắn
- ·Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra hoạt động nghiên cứu TPCN Kovir hỗ trợ điều trị COVID
- ·Hải quan xử lý khoảng 13 triệu tờ khai mỗi năm
- ·Đâu là thách thức Việt Nam phải đối mặt trong thu hút đầu tư nước ngoài năm 2024?
- ·VinaCapital, từ thương vụ đình đám tới ông lớn bất động sản, năng lượng tỷ USD
- ·Hướng đến tăng trưởng xanh với bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 14030
- ·Lạng Sơn: Thu nội địa năm 2023 vượt 20% dự toán