【kèo cá】Hải Phòng: Hải quan và BQL Khu Kinh tế phối hợp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Hải quan Hải Phòng thu ngân sách đạt 56.000 tỷ đồng | |
Infographics: Hơn 90 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng | |
Hải quan Hải Phòng đóng góp gần 64% tổng thu ngân sách của thành phố |
Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc và Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên ký quy chế phối hợp. |
Hợp tác vi sự phát triển của doanh nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh, những năm qua, đơn vị luôn quan tâm, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan và phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp.
Trong đó tập trung vào các nội dung: đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng trang thiết bị hiện đại nhằm giảm tỷ lệ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra hàng hóa, rút ngắn thời gian thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan; đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu “quản lý” và “phục vụ”.
Đồng thời, Hải quan Hải Phòng chú trọng đổi mới tư duy, nhận thức của CBCC đối với cộng đồng doanh nghiệp từ “đối tượng quản lý” thành “đối tác”, qua đó thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng doanh nghiệp.
Mặt khác, đơn vị tích cực tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi các quy định, chính sách theo hướng cắt giảm thủ tục hành chính, hỗ trợ và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. Chủ động gặp gỡ, đối thoại để nắm bắt và kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp.
“Việc ký quy chế phối hợp giữa Cục Hải quan Hải Phòng với Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng nhằm mục tiêu cùng nhau tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Cục Hải quan Hải Phòng cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, đưa quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp ngày càng đi vào thực chất; cùng đồng hành, hỗ trợ cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp”, Cục trưởng Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.
Đồng tình với ý kiến trên, Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng Lê Trung Kiên cho biết, tình hình thu hút đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của Hải Phòng đang có nhiều khởi sắc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thành phố.
Sự hợp tác giữa Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng và Cục Hải quan Hải Phòng sẽ góp phần tạo thêm nhiều thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, tạo sức hút với các nhà đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương…
7 nội dung phối hợp trọng tâm
Theo quy chế, mục tiêu quan trọng đặt ra trong công tác phối hợp giữa hai đơn vị là: nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý các dự án đầu tư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và các khu công nghiệp trên địa bàn TP Hải Phòng.
Tạo điều kiện thuận lợi, rút ngắn thủ tục hành chính và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, góp phần xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, công bằng.
Đồng thời, phát hiện và xử lý kịp thời những nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế có hành vi vi phạm pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn và hạn chế những tác động tiêu cực đối với xã hội.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Cục Hải quan Hải Phòng và Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng đề ra 7 nhóm nội dung trọng tâm trong công tác phối hợp gồm:
Thứ nhất, lấy ý kiến về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất (DNCX) trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để thực hiện dự án đầu tư mở rộng.
Thứ hai, xử lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách DNCX.
Thứ ba, công tác quản lý nhà nước đối với chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, di chuyển địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
Thứ tư, công tác giám sát hoạt động đầu tư.
Thứ năm, xử lý các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý dự án đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư.
Thứ sáu, cung cấp, trao đổi thông tin thống kê về thu nộp thuế và kim ngạch xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thứ bảy, kế hoạch tập huấn nghiệp vụ, hội nghị, hội thảo, xúc tiến đầu tư.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Hannover 96 vs SV Waldhof Mannheim, 19h00 ngày 6/1: Khẳng định đẳng cấp
- ·Quy định mới xử phạt môi giới bất động sản cò đất hết cửa náo loạn
- ·Grand Marina Saigon ‘lọt mắt xanh’ chuyên gia BĐS hàng hiệu quốc tế
- ·Phú Yên duyệt đồ án quy hoạch đô thị Sông Cầu gần 50.000ha
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Nhà cấp 4 luôn mát mẻ nhờ ‘bẫy’ gió, có vườn rau và cây trái trong nhà
- ·Ngôi nhà tiết kiệm năng lượng, kiểm soát bụi gây mê với bóng nắng đổ
- ·Izumi City
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Vợ chồng trẻ 'vỡ mộng' vì trót mua nhà tập thể cũ
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến tăng giá một số loại đất
- ·Bộ Xây dựng đã cho ý kiến về về quy hoạch phân khu sông Hồng
- ·Bộ Xây dựng lập Tổ công tác đặc biệt gỡ khó cho doanh nghiệp
- ·Không để khiếu nại kéo dài với gói thầu 35 nghìn tỷ xây dựng sân bay Long Thành
- ·Sống sang, sống trải nghiệm ở The Zei
- ·Những tiện ích chăm sóc sức khỏe đắt giá tại Charm Diamond
- ·3 yếu tố đẩy giá căn hộ hạng sang tây Hà Nội
- ·Ngày 3/1: Giá thép Trung Quốc dứt đà tăng, nhập khẩu quặng sắt dự báo cao kỷ lục
- ·Điều kiện quy trình thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng