【số liệu thống kê về scott mctominay】Xã hội hóa đầu tư giao thông: Xây dựng cơ chế để hút vốn ngoại
Vì sao nhà đầu tư ngoại chưa mặn mà?
Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết về lựa chọn nhà đầu tư; trình tự, thủ tục và quy trình thực hiện dự án PPP được quy định rất chặt chẽ, cụ thể và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật quy định về PPP mới ở mức nghị định của Chính phủ, do đó hành lang pháp lý về PPP vẫn còn phụ thuộc nhiều luật chuyên ngành, trong khi những văn bản này được xây dựng để điều chỉnh hoạt động đầu tư dự án công là chủ yếu nên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn những khó khăn, bất cập.
Ngoài ra, do chưa có các cơ chế chính sách liên quan đến bảo lãnh nên chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, hoặc các nhà đầu tư đòi hỏi lợi nhuận ở một mức cao do phải tính đến các rủi ro phải gánh chịu khi đầu tư dự án. Qua làm việc với các tổ chức tài chính quốc tế, nhà đầu tư quốc tế và đặc biệt là từ thực tiễn dự án PPP đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, khi tham vấn ngân hàng, nhà đầu tư và các chuyên gia đều yêu cầu phải có bảo lãnh khoản vay hoặc doanh thu, bảo lãnh rủi ro tỷ giá,... Ngân hàng Thế giới cũng đã khẳng định vấn đề này nhưng các cơ chế này chưa được Chính phủ chấp thuận.
Mới đây tham luận tại hội nghị đánh giá công tác đầu tư vào kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011 – 2015 do Bộ GTVT quản lý, đại diện Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra, hiện nay nhà đầu tư ngoại chưa mặn mà với các hình thức đầu tư vào hạ tầng giao thông theo hình thức xã hội hóa như BOT vì đang tồn tại những rủi ro nhất định. Điển hình như khâu giải phóng mặt bằng khó khăn. Ngoài ra, một dự án BOT có quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra các khâu. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài rất sợ thanh, kiểm tra mất nhiều thời gian, đặc biệt là sợ xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài hiện chưa thể vay vốn của các ngân hàng trong nước cũng là một rào cản trong việc tham gia đầu tư.
Cần xây dựng cơ chế mới
Để giải quyết được những vấn đề trên, đảm bảo sự ổn định, tạo dựng lòng tin, thay đổi quan điểm của các nhà đầu tư ngoại, theo đại diện Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, các dự án mời gọi đầu tư nên là dự án mới như xây dựng đường trên cao, cao tốc…, nơi mà người sử dụng dự án được lựa chọn phương án để đi, không thắc mắc về giá phí, thời gian thu phí. Phải chọn nhà đầu tư qua đấu thầu quốc tế. Về vấn đề pháp lý, nhất là các luật liên quan, nếu nhà đầu tư cảm thấy luật mới ban hành kèm theo các nghị định, văn bản dưới luật không tốt hơn luật cũ ở thời điểm mời gọi đầu tư thì có thể cho phép nhà đầu tư lựa chọn áp dụng luật cũ.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cho biết cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP lựa chọn và chủ trì thực hiện một hoặc một số dự án thí điểm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT). Từ đó, làm cơ sở đánh giá, hoàn thiện cơ chế chính sách để có thể thu hút được nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức tín dụng nước ngoài và làm cơ sở các bộ, ngành thực hiện.
Đồng thời, Bộ GTVT cũng kiến nghị Quốc hội tiếp tục ưu tiên và sửa đổi các cơ chế, chính sách để bố trí vốn cho các dự án công trình trọng điểm, đặc biệt là các dự án quan trọng; sớm có chủ trương phát hành trái phiếu chính phủ giai đoạn 2016 - 2020 để cấp vốn kịp thời cho các dự án quan trọng trong giai đoạn này.
Ngoài ra, cũng có nhiều loại rủi ro trong quá trình đầu tư dự án theo hình thức PPP xuất phát từ các chính sách của Chính phủ các nước trong quá trình quản lý điều hành tỷ giá hối đoái, điều chỉnh kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc cơ chế chính sách dẫn đến ảnh hưởng lưu lượng xe và doanh thu thu phí... Đây là quan ngại của các nhà đầu tư mà đặc biệt là các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng nước ngoài.
Vì vậy, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bảo lãnh doanh thu theo hướng Nhà nước sẽ bảo đảm cho nhà đầu tư mức doanh thu tối thiểu bằng 80% tính toán. Khi doanh thu tăng trên 20% Nhà nước được chia sẻ thu doanh thu này.
Trí Dũng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quảng Nam xử lý hơn 1000 vụ vi phạm về hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại
- ·Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà
- ·Triệt phá đường dây 'hô biến' thuốc trôi nổi, hết hạn thành thuốc mới
- ·Bộ trưởng Bộ GTVT: 'Đã đủ trạm dừng nghỉ tạm trên các cao tốc phân kỳ đầu tư'
- ·Bổ nhiệm ông Bùi Thế Duy giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
- ·Dự báo thời tiết 17/4/2024: Nắng nóng 'đổ lửa' ở 4 tỉnh miền Bắc, Hà Nội 35 độ
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát: Thu hàng nghìn tỷ đồng và loạt bất động sản của các bị cáo
- ·Vụ thiếu nữ 15 tuổi ở Hải Phòng bị sát hại: Bạn trai giấu xác trong vườn chuối
- ·Bé gái 3 tuổi tử vong bất thường khi tiêm 2 mũi thuốc tại nhà
- ·Bảo vệ kể phút giải cứu người phụ nữ bị chồng cũ cầm dao truy sát ở Hà Nội
- ·Xâm nhập mặn gia tăng tại đồng bằng sông Cửu Long
- ·Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và những chiếc túi giấy đựng tiền tỷ mang đi hối lộ
- ·Nhặt được khoản tiền lớn, bà nông dân đến công an nhờ tìm người đánh rơi
- ·Bí thư Yên Bái vào hiện trường, chỉ đạo khắc phục vụ tai nạn 7 người tử vong
- ·Sẽ bỏ quy định xe hợp đồng điện tử phải gắn mào
- ·Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và những chiếc túi giấy đựng tiền tỷ mang đi hối lộ
- ·Đề xuất bố trí hơn 55 nghìn tỷ đồng nâng cấp 5 tuyến cao tốc có nhu cầu cấp bách
- ·Hai ô tô đầu kéo va chạm trên cao tốc Pháp Vân
- ·Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đứng trong Top đầu về mức độ an toàn thông tin
- ·An ninh sân bay trả túi xách chứa nhiều tài sản cho khách bỏ quên ở Tân Sơn Nhất