【kq sevila】GS. Lê Văn Cường: Tôi yêu nước theo cách của riêng mình
Nung nấu từ… tự ái dân tộc
Cuộc tranh luận với 20 nhà nghiên cứu,êVănCườngTôiyêunướctheocáchcủariêngmìkq sevila cộng sự và cả học trò về biến C-1 trong hàm C (hàm tiêu dùng) đang lên cao trào buộc phải tạm dừng lại sau hồi rung dài từ điện thoại di động của GS. Lê Văn Cường. 10 giờ 30 sáng, đã đến lúc GS. Cường phải uống thuốc trợ tim.
Căn phòng chừng 25 m2 tại Học viện Chính sách và Phát triển (Hà Nội) chỉ ồn ã trở lại khi vị giáo sư tiếp tục hăng say giải đáp cặn kẽ việc đưa biến C-1 vào hàm C, cũng như việc dùng các hàm khác để dự báo tác động của kinh tếthế giới tới Việt Nam. “Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” - câu nói này rất đúng với GS. Cường, khi ở tuổi 73, ông được làm điều mình muốn, thỏa lòng người con hơn nửa thế kỷ xa quê hương.
GS. Cường gắn bó với kinh tế Việt Nam từ năm 1985. Ông đã sớm nhận ra những bất cập của mô hình kinh tế tập trung bao cấp lúc bấy giờ. Khi Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới, ông cùng các cộng sự thường xuyên viết bài, thảo luận về kinh tế Việt Nam.
Nhưng thời đó, một số quan điểm, đề xuất của ông được cho là không hợp thời, thậm chí bị “săm soi”.
Nhưng rồi, chính tâm niệm làm khoa học chân chính để góp sức khuyến nghị chính sách cho đất nước đã giúp ông dần vượt qua những ánh mắt nghi ngại.
Dành cho tôi hơn 2 giờ đồng hồ để trải lòng về ký ức thời mới hồi hương, vị giáo sư bộc bạch, vài chục năm trước, mỗi lần dự hội thảo quốc tế là mỗi lần ông suy tư và cô đơn, vì ông là nhà khoa học người Việt lẻ bóng trong rất đông các đại biểu từ Hàn Quốc, Nhật Bản. “Đây là điều khiến tôi tự ái dân tộc”, ông thổ lộ.
Trong khoảng 4 - 5 năm, ông đã nỗ lực kết nối với giới nghiên cứu và giảng dạy trong nước thông qua việc phối hợp với một lãnh đạo Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức các lớp đào tạo cho những giảng viên kinh tế.
Năm 2006, ông phối hợp tổ chức hội thảo về kinh tế công tại Trường đại học Kinh tế quốc dân, rồi dần dà đến hội thảo hàng năm “Vietnam Economists Annual Meeting” (VEAM) năm 2008. VEAM 2008 được tổ chức tại TP.HCM với hơn 20 đại biểu tham dự, nhưng đến VEAM 2019, số lượng nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế tham gia tăng gấp 10 lần. Sự kiện thường niên này trở thành “món ăn bổ dưỡng” cho những ai nghiên cứu kinh tế theo hướng hàn lâm, học thuật.
Chưa hết, ông cùng các đơn vị trong nước xây dựng chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ khoa học giúp các nghiên cứu sinh Việt Nam trang bị thêm kiến thức kinh tế. Hơn 100 sinh viên, nghiên cứu sinh có kết quả sơ tuyển cao được ông viết thư giới thiệu và xin học bổng toàn phần tại nước ngoài.
Nỗi lòng tha hương
Ông nội là quan triều Nguyễn, nên gia đình ông Cường di cư từ Hà Nội vào Huế sinh sống. Sau binh biến, ông cùng gia đình chuyển vào Sài Gòn. Chưa từng nếm trải đau thương của chiến tranh, ký ức của ông là giữa trung tâm Sài Gòn, văng vẳng bên tai tiếng bom nổ từ xa. Chàng thanh niên Cường lúc đó lòng hằn lên nỗi căm tức mỗi lần quân Mỹ - Ngụy phách lối trên đất Việt.
Sang Pháp từ tháng 10/1964, 55 năm trên đất Pháp cũng là quãng thời gian ông đau đáu: mình may mắn không nếm trải khói lửa chiến tranh và có cơ hội học tập ở nước ngoài, thì hãy làm gì để chia sẻ với những người Việt còn kém may mắn, nhất là các bạn trẻ.
Nói về những đóng góp của mình, ông chỉ gói gọn: đó là cách yêu nước của riêng ông, của người con xa quê, của nhà khoa học dung dị thầm lặng và mong được góp sức xây dựng cho quê hương, đất nước.
Trăn trở với kinh tế nước nhà
Xen ngang cuộc trò chuyện của chúng tôi là một cộng sự, cũng là một người học trò của ông. Anh đến ký thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu đào tạo nâng cao nhằm giúp sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh Việt Nam tiếp cận khoa học kinh tế tốt hơn với GS. Cường.
“Thầy không đọc kỹ nội dung thỏa thuận? Thỏa thuận có nội dung thầy đồng ý cho em thừa kế căn nhà mấy triệu USD của thầy tại Paris đó”, người học trò hóm hỉnh nói khi ông Cường đặt bút ký.
“Tôi đã làm di chúc căn nhà cho mấy đứa cháu rồi, anh khó lòng mà lấy được”, ông Cường hài hước đáp, hai thầy trò cười vui.
Ngoài thỏa thuận trên, GS. Cường còn đang theo đuổi Dự án“Phân tích kinh tế vĩ mô các vấn đề nợ công và nợ tư nhân ở Việt Nam” cùng các cộng sự tại Học viện Chính sách và Phát triển.
Chiêm ngẫm về kinh tế Việt Nam, GS. Cường cho rằng, tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 60-65% không có gì quá sức với nền kinh tế đang tăng trưởng tốt và có dự trữ quốc gia tốt trong những năm qua như Việt Nam.
“Các nước phát triển như Pháp, Bỉ có tỷ lệ nợ công/GDP lên tới 100%, EU thì xấp xỉ 90%, còn ở Mỹ, tỷ lệ nợ công/GDP không đáng bàn, vì họ thoải mái về vấn đề này. Ngay cả với nền kinh tế sát chúng ta là Trung Quốc, tỷ lệ này cũng hơn 40%”, GS. Cường nói.
5 năm qua, tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam luôn dao động trong khoảng 57 -60%. Nhưng GS. Cường nói, tỷ lệ nợ công/GDP chỉ đáng lo khi nhảy vọt từ 10% lên 30% hay 60%, còn diễn biến tỷ lệ nợ công tăng chậm những năm qua là tương đối an toàn.
Hơn nữa, tỷ lệ nợ công của Việt Nam cao là do nhu cầu sử dụng thực tế. Nếu đi vay nợ để đầu tưvào hạ tầng cơ sở, công nghệ cao, công nghệ mới, giáo dục - đào tạo thì theo GS. Cường là “tốt”, bởi nó giúp tăng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) - chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động. Còn nếu vay nợ để tiêu xài, tiêu dùng thì “vô bổ”, vì không tạo dư địa cho tăng trưởng dài hạn.
Ngoài ra, mô hình kinh tế Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài bởi độ mở nền kinh tế rất lớn. Qua tính toán giả định của ông Cường và nhóm nghiên cứu, nếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm dần từ 3,3% còn 0%, kinh tế Việt Nam sẽ trượt dài 6,2 điểm phần trăm, từ mức 6,6% còn 0,4%. Một kịch bản nữa là nếu tăng năng suất các ngành xuất khẩu lên 2%, thì tăng trưởng của kinh tế Việt Nam sẽ vọt từ 6,6% lên 7,4%.
Điều này khiến GS. Cường cho rằng, xuất khẩu là con dao hai lưỡi. Vì vậy, Việt Nam nên coi xuất khẩu là sức ép tăng trưởng, chứ không nên quá phụ thuộc, bởi phụ thuộc xuất khẩu sẽ rất rủi ro khi kinh tế toàn cầu đi xuống.
Thay vào đó, thị trường nội địa rất quan trọng, bởi nó là lá chắn cho nền kinh tế Việt Nam - vốn có độ mở rất lớn, nhất là sau khi tham gia sân chơi CPTPP và EVFTA. Làm được như vậy, khi thị trường quốc tế có sóng gió, Việt Nam vẫn có thể xoay trở động lực tăng trưởng từ thị trường trong nước.
Tự nhận mình kém duyên, GS. Cường chọn đơn thân để “cháy” với đam mê nghiên cứu. Khi được hỏi về ý định sống và làm việc tại Việt Nam, ông phân vân, vì bệnh tim của ông phải tái khám định kỳ 3 tháng với bác sĩ quen tại Pháp.
Tuy vậy, ông vẫn thường xuyên đi - về Việt Nam.
Hiện GS. Cường đã lập được quỹ nghiên cứu cho riêng mình từ nguồn tiền do các trường đại học mà ông cộng tác trao tặng cho các bài báo khoa học của ông.
“Chừng nào tôi còn viết bài và còn làm thêm được, thì quỹ nghiên cứu vẫn duy trì”, ông khẳng định.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công
- ·Tổng cục Thi hành án dân sự: Đẩy mạnh hướng về cơ sở, bám sát cơ sở
- ·Man City vô địch FIFA Club World Cup
- ·Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt ít nhất 95%
- ·Hành trình vải thiều Việt Nam chinh phục người tiêu dùng ‘đảo quốc sư tử’
- ·Công tác hoà giải ở cơ sở tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội
- ·Cái vỏ ốc và tầm nhìn phản biện
- ·Rõ dần phương án bố trí vốn đối ứng hoàn thiện cao tốc Bến Lức
- ·Bộ Nông nghiệp thành lập tổ công tác bảo đảm cung ứng nông sản cho miền Bắc
- ·Đổi mới tổ chức, hoạt động, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự
- ·Hướng dẫn doanh nghiệp quy trình đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử
- ·FDI đăng ký mới vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
- ·Đội tuyển Việt Nam tập trung VCK ASIAN Cup 2023: Becamex Bình Dương góp mặt 3 tuyển thủ
- ·Cần 3.011 tỷ đồng để nâng đời cao tốc Bắc
- ·Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đi bầu cử thực hiện quyền công dân
- ·Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
- ·Cuộc đua thu hút FDI: Thêm đối thủ nặng ký
- ·Cơ hội và thách thức của thể thao Bình Dương trong năm 2024
- ·Cụm thi đua Số 1 BHXH Việt Nam: Phát huy tinh thần thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao
- ·Bộ GD&ĐT ban hành quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học