【la liga mexico】DN quan tâm 3 nội dung Hải quan đàm phán trong TPP
Theo chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan, Tổng cục Hải quan được được giao tham gia đàm phán 3 nội dung, gồm: Chương Hải quan, quy tắc xuất xứ, và dệt may trong khuôn khổ của TPP. Các nội dung đàm phán đi theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đồng thời tăng cường vai trò và trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong thực thi nhiệm vụ.
Tại Diễn đàn đối thoại giữa Tổng cục Hải quan với các doanh nghiệp FDI, các DN đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này và đã được Tổng cục Hải quan lưu ý về lĩnh vực Hải quan trong Hiệp định TPP và đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp FDI.
Cụ thể, đối với chương Hải quan, về cơ bản, nội dung các quy định về thủ tục hải quan thực hiện trong TPP là phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ được khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO), trong đó, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của công ước quốc tế Kyoto về đơn giản và hài hóa thủ tục hải quan.
Về hàng chuyển phát nhanh, hiệp định TPP có xu hướng đơn giản hóa thủ tục hải quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý tới những cách tiếp cận có thể giảm thời gian thông quan và thủ tục hành chính. Một trong những ưu tiên được thể hiện trong chương Hải quan là thủ tục đối với hàng chuyển phát nhanh, trong đó có quy định về thời gian thông quan nhanh, thủ tục riêng biệt để có thể tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình này vì tính đặc thù của dịch vụ chuyển phát nhanh chóng.
Về giải phóng hàng, cho phép hàng hóa được giải phóng trong vòng 48 giờ kể từ khi hàng đến, trừ khi phát hiện các yếu tố nghi ngờ hoặc người nhập khẩu chưa cung cấp đủ thông tin.
Quy định về xác nhận trước, các DN FDI cho biết, đây nội dung đang được các DN trông đợi từ TPP. Hướng dẫn các DN về thông tin này, Cục Giám sát quản lí cho rằng, TPP đánh giá cao cơ chế xác nhận trước, coi đó là một trong những công cụ hữu ích để tạo thuận lợi thương mại thông qua việc giảm thời gian thông quan và vướng mắc phát sinh tại thời điểm làm thủ tục hải quan liên quan đến xác định trị giá tính thuế, mã số và xuất xứ hàng hóa. Theo quy định này, trong trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu thì cơ quan Hải quan sẽ cấp giấy xác định trước về mã số HS, trị giá hoặc xuất xứ trước khi hàng đến nước nhập khẩu.
Đối với quy tắc xuất xứ, hiệp định TPP áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong thủ tục kiểm tra và xác định xuất xứ cho hàng XNK, trong đó, cho phép DN tự khai báo xuất xứ cho hàng hóa của mình. Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu căn cứ khai báo của DN, bộ chứng từ lô hàng để xác định xuất xứ hàng hóa và xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa. Theo Phó Cục trưởng Âu Anh Tuấn, cơ chế này hoàn toàn khác biệt với các phương thức quản lý hiện tại, để được hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan Hải quan giấy chứng nhận xuất xứ C/O do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
Về quản lí và kiểm tra của cơ quan Hải quan chủ yếu dựa trên quản lý rủi ro để đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, nhưng vẫn quản lí hiệu quả. Quá trình xác minh sẽ diễn ra trực tiếp giữa cơ quan Hải quan nước nhập khẩu với nhà sản xuất xuất khẩu của nước xuất khẩu. Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu tham gia trong quá trình kiểm tra chỉ với vai trò hỗ trợ và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.
Sau quá trình kiểm tra trường hợp cơ quan Hải quan nước nhập khẩu phát hiện ra doanh nghiệp xuất khẩu/nhập khẩu có gian lận, chế tài phạt áp dụng của nước nhập khẩu khá nặng, chẳng hạn toàn bộ các lô hàng nhập khẩu sau này sẽ không được hưởng ưu đãi trừ khi cơ quan Hải quan nước nhập khẩu tin rằng không còn gian lận xảy ra nữa. Chính vì các quy định này, đại diện Cục Giám sát Quản lý lưu ý các doanh nghiệp cần tuân thủ chặt chẽ quy định về xuất xứ và nộp chứng từ hợp lệ trong TPP để tránh các vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hiệp định.
Cơ quan Hải quan giám sát chặt chẽ xuất xứ và ghi nhãn của hàng hóa XNK và quá cảnh. Các hồ sơ liên quan đến các giao dịch về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hay quá cảnh đều phải được DN lưu giữ trong 5 năm. Cơ quan Hải quan cũng sẽ xây dựng hồ sơ chi tiết về DN để đảm bảo quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng dệt may cũng như mối quan hệ giữa các DN với nhau để khi phát hiện gian lận sẽ nhanh chóng xử lý và đảm bảo những DN liên quan đều bị xử lý đúng quy định…
Thu Hòa
(责任编辑:Thể thao)
- ·dự báo thời tiết dịp thi tốt nghiệp THPT: Nhiều nơi mưa rào và dông mạnh
- ·Hội thi “Bí thư chi bộ giỏi” năm 2024: Tạo sức lan tỏa, khích lệ tinh thần thi đua
- ·Điểm sáng trong công tác phát triển đảng viên
- ·Tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực
- ·Thủ tướng: Trong khó khăn phải cải cách mạnh mẽ, đưa đất nước tiến lên
- ·Phát triển sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị kinh tế
- ·Phường Bình An: Tổ chức phiên “chợ 0 đồng”
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Lãnh đạo Tập đoàn United Overseas Bank
- ·Vụ 2 'hiệp sĩ’ tử vong khi bắt cướp: Căn cứ nào để phong danh hiệu Liệt sĩ cho 2 hiệp sĩ?
- ·Huy động nguồn lực, đầu tư phát triển toàn diện
- ·Tai nạn thảm khốc ở Lâm Đồng 5 người tử vong: Tiết lộ thông tin ‘sốc’
- ·Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Hưng: Cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân
- ·Chú trọng công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai
- ·Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Giáo: Đa dạng hóa hoạt động dân vận
- ·1000 công nghệ được trình diễn tại tuần lễ 'Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2020'
- ·Đời sống của đồng bào dân tộc Chăm không ngừng được cải thiện
- ·Tết nhân ái lan tỏa yêu thương
- ·Thu nhận hồ sơ cấp căn cước, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân
- ·Thanh Hóa: 'Hô biến' dự án cá
- ·Cô hiệu trưởng yêu nghề, mến trẻ