【1 gom kèo malaysia】Cơ sở nào để vốn ngoại sớm quay lại thị trường?
Đây là nhận định của ông Trần Đức Anh,ơsởnàođểvốnngoạisớmquaylạithịtrườ1 gom kèo malaysia Giám đốc Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Trung tâm Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV:Ông đánh giá thế nào về diễn biến của dòng vốn ngoại trên TTCK Việt Nam từ đầu tháng 8 tới nay?
- Ông Trần Đức Anh:Xu hướng bán ròng của khối ngoại, bắt đầu từ nửa cuối quý II cho đến nay, vẫn tiếp diễn trong các tuần đầu tháng 8 với giá trị bán tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
TTCK Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn riêng, và hoàn toàn có thể kỳ vọng khối ngoại sẽ quay trở lại nếu các yếu tố rủi ro mang tính khách quan lắng xuống. Ông Trần Đức Anh |
Tuy nhiên, khác với giai đoạn nửa cuối quý II, áp lực bán của khối ngoại trong các tuần đầu tháng 8 không gây tác động đáng kể đến diễn biến thị trường chung nhờ lực cầu trong nước có chuyển biến tích cực.
Trên thực tế, tỷ trọng giao dịch khối ngoại trên TTCK Việt Nam không phải quá lớn và sức ảnh hưởng chủ yếu về mặt tâm lý. Tuy nhiên với các thông tin hỗ trợ gần đây như việc các doanh nghiệp lớn công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm ở mức khả quan; lo ngại về rủi ro chiến tranh thương mại quen dần; các chỉ báo vĩ mô vẫn trong tầm kiểm soát…, tâm lý nhà đầu tư trong nước đã ổn định hơn trước và ít chịu tác động trước giao dịch tiêu cực của khối ngoại.
* PV:Theo dõi diễn biến dòng vốn trên thị trường toàn cầu đang cho thấy xu hướng khá rõ nét rằng, dòng tiền đang rút khỏi các thị trường mới nổi để quay về các thị trường phát triển, điển hình nhất là Mỹ. Ông đánh giá thế nào về diễn biến này khi căng thẳng thương mại vẫn chưa có dấu hiệu dịu bớt?
- Ông Trần Đức Anh:Mặc dù khối ngoại trên TTCK Việt Nam chỉ thực sự rút vốn vào nửa cuối quý II, nhưng xu hướng dịch chuyển dòng vốn toàn cầu trên thực tế đã bắt đầu từ đầu tháng 2 năm nay. Theo đó, dòng tiền đã chảy ra khỏi các thị trường mới nổi được đánh giá có rủi ro cao và chảy về Mỹ cùng một vài thị trường phát triển ở châu Âu.
Diễn biến trên được kích hoạt bởi 3 nguyên nhân chính: (i) nền kinh tế Mỹ tăng trưởng vững chắc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đẩy nhanh tốc độ tăng lãi suất, lãi suất trái phiếu Mỹ hồi phục và đồng USD tăng giá; (ii) rủi ro ở các nền kinh tế mới nổi (Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…) gia tăng đáng kể sau giai đoạn tăng trưởng kéo dài; (iii) lo ngại các bất ổn do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra, dòng tiền tìm đến trú ẩn ở các tài sản an toàn hơn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy xu hướng rút ròng này không hoàn toàn do rủi ro chiến tranh thương mại gây ra, mặc dù yếu tố này làm cho tình trạng trầm trọng hơn. Vì vậy, khó có thể kỳ vọng, ngay cả trong kịch bản tích cực Mỹ và Trung Quốc tìm được tiếng nói chung tại các cuộc đàm phán cấp cao diễn ra vào cuối năm nay, thì xu hướng rút vốn khỏi thị trường mới nổi sẽ đảo chiều.
Tuy nhiên, ở mỗi thị trường mới nổi khác nhau, trạng thái rút vốn ròng của khối ngoại cũng sẽ khác nhau. Đối với TTCK Việt Nam, chúng ta còn nhiều điểm hấp dẫn có thể giúp dòng vốn ngoại quay trở lại nếu các yếu tố rủi ro khách quan lắng xuống.
* PV:Còn với TTCK Việt Nam, xu hướng rút vốn tại các thị trường mới nổi sẽ ảnh hưởng thế nào, thưa ông?
- Ông Trần Đức Anh:Xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi nhìn chung có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến diễn biến của TTCK Việt Nam nói chung. Mặc dù tỷ trọng giao dịch khối ngoại không phải quá lớn, tuy nhiên giao dịch tập trung ở nhóm cổ phiếu bluechips, nên có sức ảnh hưởng mạnh đến thị trường. Hơn thế nữa, động thái mua bán ròng của khối ngoại luôn có ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.
Trong tháng 8, áp lực bán của khối ngoại không gây tác động đáng kể đến diễn biến thị trường chung, nhờ lực cầu nội có chuyển biến tích cực. Ảnh: DT. |
Nhìn lại quá khứ, chúng ta có thể thấy giai đoạn cuối 2016 đến đầu 2018, nhân tố khối ngoại là yếu tố quan trọng hỗ trợ đà tăng của chỉ số VN-Index. Trên thực tế, kể từ khi các nền kinh tế lớn áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ để đối phó với khủng hoảng kinh tế, dòng tiền đã ồ ạt chảy vào các thị trường mới nổi giúp TTCK các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh. Xu hướng này đang đảo chiều và khó có thể kết thúc trong ngắn hạn, ngay cả khi rủi ro chiến tranh thương mại qua đi. Mặc dù vậy, TTCK Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn riêng, và hoàn toàn có thể kỳ vọng khối ngoại sẽ quay trở lại nếu các yếu tố rủi ro mang tính khách quan lắng xuống.
* PV:Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn bày tỏ kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ quay trở lại thị trường Việt Nam khi xung đột thương mại có chuyển biến tích cực, bởi Việt Nam đang có những “câu chuyện” riêng có. Quan điểm của ông thế nào về điều này? Đâu là cơ sở để chúng ta có thể tạo được “câu chuyện” để thu hút sự quan tâm của khối ngoại?
- Ông Trần Đức Anh:Chúng ta hoàn toàn có cơ sở kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ sớm quay trở lại TTCK Việt Nam nhờ những câu chuyện riêng, và khi mà các yếu tố rủi ro mang tính khách quan ngoại biên (chiến tranh thương mại, đồng USD mạnh lên, khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ…) lắng xuống.
Yếu tố đầu tiên hỗ trợ thị trường là sự tăng trưởng tích cực ở nền kinh tế vĩ mô với tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao trong các năm vừa qua và chưa có dấu hiệu chậm lại. Các yếu tố như lạm phát, tỷ giá mặc dù có diễn biến không thuận lợi trong thời gian gần đây nhưng vẫn ở trong tầm kiểm soát, … kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện đang được đánh giá ở mức ổn định.
Những yếu tố trên là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp trên sàn tập trung tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, và trên thực tế tăng trưởng chỉ số EPS (lợi nhuận/mỗi cổ phiếu) của TTCK Việt Nam luôn ở top đầu so với các thị trường trong khu vực trong nhiều quý liên tiếp.
Ngoài ra, chúng ta còn một câu chuyện nữa có thể giúp thu hút nguồn vốn ngoại là triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn đánh giá của MSCI. Với quyết tâm cao của Chính phủ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các thành viên thị trường, tôi đánh giá việc nâng hạng là hoàn toàn khả thi. Điều này giúp tỷ trọng danh mục của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục đầu tư các quỹ đầu tư toàn cầu gia tăng đáng kể. Hiện đã có một vài quỹ giải ngân sớm vào TTCK Việt Nam để đón đầu sóng nâng hạng và chúng ta có thể kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp diễn trong thời gian tới.
* PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khi bà cả bị ghen ngược
- ·Chứng khoán toàn cầu sụt giảm: Cần bình tĩnh, tỉnh táo để tìm cơ hội trong rủi ro
- ·Vốn để dạy nghề lao động nông thôn lại tập trung vào xây dựng!
- ·Đại hội Thể thao đồng bằng sông Cửu Long: Thể thao Hậu Giang vững tiến
- ·Đau đầu vì lấy phải vợ lười sinh con
- ·Đồng Nai phát huy vai trò địa phương trọng điểm về thu NSNN
- ·Gỡ bỏ gần 8.900 gian hàng "thổi" giá sản phẩm phòng Covid
- ·Huyện Long Mỹ tổ chức giải cờ tướng
- ·‘Vui hội trăng rằm cùng PNJ’ – mang niềm hạnh phúc đến các em thiếu nhi nhân dịp tết Trung thu
- ·Cục QLTT Quảng Ninh giảm 33 cuộc kiểm tra định kỳ
- ·Xây dựng vùng nguyên liệu cây ăn quả và hiệu quả bước đầu
- ·Hoàn thiện phương pháp lựa chọn ưu tiên đầu tư hạ tầng
- ·21 ngày cách ly:“Tôi mừng vì không mang mầm bệnh có hại cho cộng đồng”
- ·Viettel tặng 100 triệu đồng cho Quỹ sinh viên nghèo Hải Phòng
- ·Thủ tướng: Kiên quyết không để người dân, DN thiếu vốn đầu tư
- ·Vụ cháy nhà trọ Trung Kính: Điều tra, xác định trách nhiệm ra sao?
- ·Khởi động đón mùa giải mới
- ·Những từ ngữ mạnh dành cho tham nhũng
- ·Công ty Điện lực Long An: Bảo đảm cung cấp điện trong dịp Lễ Quốc khánh 02/9
- ·TPHCM chi 350 tỷ đồng xóa các ‘điểm đen’ tai nạn giao thông