会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lens đấu với marseille】Giao thông Bình Phước!

【lens đấu với marseille】Giao thông Bình Phước

时间:2024-12-23 21:32:46 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:825次

PV:Chất lượng một số công trình giao thông không đảm bảo,ng Blens đấu với marseille cụ thể là quốc lộ 13 tuy mới sử dụng nhưng đã nhanh chóng xuống cấp. Vậy trách nhiệm và giải pháp khắc phục của Sở GTVT về vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Trên tuyến QL13 đoạn qua địa bàn tỉnh hiện nay có 2 dự án BOT đang triển khai thu phí. Cụ thể, Dự án BOT QL13 đoạn Tham Rớt - Bình Long, nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư cơ sở hạ tầng Bình Phước, dự án được đầu tư xây dựng từ năm 2005, đến năm 2008 đưa vào khai thác, thu phí. Theo quy định thì hằng năm, nhà đầu tư phải tổ chức sửa chữa các hư hỏng nhỏ, 5 năm tổ chức trung tu, 10 năm tổ chức đại tu toàn bộ mặt đường. Như vậy, trải qua hơn 10 năm đưa vào sử dụng, hiện đã đến giai đoạn phải đại tu.

Người lao động sửa chữa tuyến ĐT741 đoạn qua địa bàn thành phố Đồng Xoài (ảnh minh họa) - B.L

Nguyên nhân của tình trạng mặt đường nhựa hiện hữu trong các năm gần đây thường bị hư hỏng chủ yếu do: Dự án được đầu tư với suất đầu tư không cao. Cụ thể, suất đầu tư QL13 đoạn Tham Rớt - Bình Long chỉ 9 tỷ đồng/km, trong khi suất đầu tư QL13 đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương 17 tỷ đồng/km, QL14 đoạn qua nội ô thành phố Đồng Xoài là 43 tỷ đồng/km. Thứ hai, do lưu lượng phương tiện giao thông ngày càng nhiều, đặc biệt là các xe tải trọng nặng chở vật liệu linke xi măng. Thứ ba, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, trong khi hệ thống thoát nước chưa đầu tư đồng bộ toàn tuyến.

Xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên đã làm cho mặt đường nhanh xuống cấp. Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước, Sở GTVT đã tham mưu và được UBND tỉnh chấp thuận cho trùng tu thảm bê tông nhựa mặt đường dày trung bình 5cm trên toàn tuyến tại Văn bản số 3588/UBND-KT ngày 24-10-2017; đồng thời chấp thuận bổ sung hệ thống thoát nước dọc 2 bên tuyến đường các đoạn thường xuyên bị ngập úng tại Văn bản số 804/UBND-KT ngày 3-4-2019. Hiện nay, nhà đầu tư đã triển khai thi công thảm bê tông nhựa được 4km đoạn từ xã Minh Hưng đến khu vực Tàu Ô. Trong thời gian tới, sẽ tổ chức thảm bê tông nhựa đồng loạt trên toàn tuyến cũng như đầu tư bổ sung hệ thống thoát nước theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh, qua đó sẽ khắc phục được tình trạng đường hư hỏng.

Dự án BOT QL13 An Lộc - Chiu Riu, nhà đầu tư là Công ty cổ phần BOT QL13 An Lộc - Hoa Lư. Giai đoạn 1 của dự án đoạn từ An Lộc đến Lộc Ninh đã được thi công xây dựng hoàn thành; giai đoạn 2, đoạn từ Lộc Ninh đến ngã ba Lộc Tấn cũng đã hoàn thiện 95%. Với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước, Sở GTVT thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc nhà đầu tư tăng cường công tác tuần kiểm nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những vị trí hư hỏng nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến.

Đối với công tác quản lý chất lượng các công trình khác, theo quy định về quản lý chất lượng công trình giao thông, Sở GTVT là cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thẩm định hồ sơ dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công - dự toán các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thi công, trách nhiệm về quản lý chất lượng các công trình như sau: Đối với các công trình do Sở GTVT được giao làm chủ đầu tư, sở chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi thực hiện đầu tư. Đối với các công trình khác, chủ đầu tư, tư vấn giám sát là đơn vị chịu trách nhiệm chính về chất lượng thi công công trình. Khi được chủ đầu tư mời, Sở GTVT sẽ phối hợp kiểm tra công tác nghiệm thu chuyển giai đoạn các hạng mục thi công theo quy định.

Thời gian tới, tiếp thu ý kiến của đại biểu HĐND, Sở GTVT sẽ tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước của ngành đối với các công trình giao thông theo phân cấp quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình trọng điểm, góp phần thiết thực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (nhiệm kỳ 2015-2020) đã đề ra.

PV: Hiện nay, nhiều tuyến ĐT trên địa bàn tỉnh không được duy tu, bảo dưỡng hằng năm nên nhiều đoạn xuống cấp trầm trọng, gây cản trở lưu thông và an toàn tính mạng người dân. Vai trò và trách nhiệm của Sở GTVT trong vấn đề này như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Thời gian trước, do kinh phí hạn hẹp nên nguồn vốn kinh phí sự nghiệp giao thông bố trí cho công tác duy tu, bảo dưỡng hằng năm chỉ khoảng 10-15 tỷ đồng. Với trách nhiệm được giao quản lý khoảng hơn 550km đường tỉnh, Sở GTVT chỉ có thể sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo giao thông các vị trí hư hỏng lớn có nguy cơ ách tắc giao thông, các vị trí mất an toàn giao thông. Những vị trí hư hỏng vừa và nhỏ không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời cộng với lưu lượng xe ngày càng tăng, nên cứ sau mỗi mùa mưa các vị trí này tiếp tục hư hỏng và ngày càng lan rộng thêm.

Thảm nhựa quốc lộ 13, đoạn qua thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh (ảnh minh họa) - Sỹ Hòa

Năm 2018, nguồn vốn bố trí cho công tác duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường tỉnh là 85 tỷ đồng. Do đó, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao, ngoài tổ chức đảm bảo giao thông, Sở GTVT đã đầu tư sửa chữa định kỳ nhiều tuyến ĐT. Cụ thể, các tuyến ĐT.751, ĐT.754, ĐT.758 đã thi công hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng. Các tuyến còn lại đang triển khai thi công thảm bê tông nhựa toàn tuyến trong năm nay như: ĐT.756C (Minh Lập - Tân Khai) và phần còn lại của ĐT.758, ĐT.741 đoạn cầu Thác Mẹ đi ngã ba chốt kiểm lâm. Đối với các tuyến đường tỉnh khác, Sở GTVT đang tổ chức duy tu, bảo dưỡng và ưu tiên các vị trí hư hỏng nặng theo danh mục công trình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 37a/QĐ-UBND ngày 7-1-2019.

Sở GTVT đang được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy thác quản lý hơn 61km QL13, QL14C. Bình quân hằng năm, Sở GTVT được bố trí khoảng 20 tỷ đồng kinh phí bảo trì. Ngoài ra, Bộ GTVT sẽ bố trí thêm kinh phí cho công tác sửa chữa đột xuất tùy theo nhu cầu cần sửa chữa. Như vậy, bình quân đối với quốc lộ ủy thác, hằng năm Sở GTVT được bố trí khoảng hơn 322 triệu đồng/km đường. Do đó, kiến nghị các sở, ngành tham mưu HĐND, UBND tỉnh quan tâm, bố trí thêm kinh phí sự nghiệp giao thông để Sở GTVT tổ chức duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường từ khi bị hư hỏng nhỏ, không làm phát sinh hư hỏng lớn làm phát sinh kinh phí sửa chữa, đồng thời đảm bảo giữ cấp đường theo thiết kế ban đầu.

PV: Trên địa bàn tỉnh hiện có một số tuyến đường được làm mới hoặc nâng cấp và đã đưa vào khai thác, nhưng vẫn chưa có biển báo nên tiềm ẩn nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Vì sao việc này không được thực hiện đồng bộ và ông đánh giá việc ứng dụng logistics trong ngành GTVT Bình Phước hiện nay như thế nào?

Ông Nguyễn Quốc Hiệp: Hầu hết các tuyến đường giao thông trong quá trình đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp thì hạng mục an toàn giao thông (lắp đặt biển báo, sơn vạch kẻ đường...) luôn được Sở GTVT quan tâm, kiểm tra rà soát ngay ở giai đoạn thẩm định hồ sơ thiết kế, cũng như trong quá trình kiểm tra quản lý chất lượng công trình tại thời gian thi công. Hạng mục này thường được thi công ở giai đoạn cuối cùng khi mặt đường, lề đường, hệ thống thoát nước dọc hoàn chỉnh.

Qua rà soát thực tế, hiện đa số các tuyến đường tỉnh đã được đầu tư đầy đủ hệ thống biển báo hiệu. Bên cạnh đó, hiện còn một số tuyến đường trọng điểm đang trong giai đoạn hoàn thiện như: ĐT.741 đoạn Bàu Trư - Đồng Xoài, Đồng Xoài - Phước Long, ĐT.751 và đoạn qua trung tâm thị trấn Chơn Thành, QL13 đoạn từ Bến xe Lộc Ninh đến ngã ba liên ngành. Sở GTVT đã chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà đầu tư và hiện các dự án nêu trên đang lắp đặt biển báo hiệu để bảo đảm an toàn giao thông. Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, rà soát lại hệ thống biển báo để kịp thời cập nhật, sửa chữa, thay thế cho phù hợp hiện trạng khai thác của từng tuyến và quy định của Nhà nước.

Ngày nay, trong mọi lĩnh vực đều áp dụng khoa học logistics, nhất là trong lĩnh vực GTVT. Nếu một công trình giao thông lớn mà không được thực hiện đồng bộ các gói thầu, các công trình phụ trợ, như: cầu, cống, hệ thống cấp, thoát nước và thu gom nước thải, cùng với hệ thống điện, cáp quang... và cuối cùng là hệ thống biển báo thì sẽ gây lãng phí lớn cho xã hội. Quy trình là vậy, song có nhiều nguyên nhân khiến có công trình không thể thực hiện đồng bộ các khâu, vì: Có khi vốn làm đường có trước, vốn các công trình phụ trợ có sau. Một công trình giao thông nhưng lại có nhiều nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau, mà thủ tục thì không phải lúc nào cũng đi cùng một lúc. Ứng dụng logistics là việc cần và phải làm, song trong cái khó “bó” tất cả cái khôn là vậy.

PV:Trân trọng cảm ơn ông!

Đ.H (thực hiện)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid
  • Nắng nóng gay gắt, du khách đổ về biển Vũng Tàu giải nhiệt ngày cuối tuần
  • Bị phạt 500 USD vì cầm theo quả táo trên máy bay
  • Buộc tháo dỡ khu du lịch trái phép để xảy ra sự việc du khách chết đuối
  • Ngày mai giá xăng có thể tăng lần thứ 6 liên tiếp
  • Trump giải thích về quyết định tạm dừng “trò chơi chiến tranh”
  • Nới chính sách 1 con: Trung Quốc phá “bom nhân khẩu học” ra sao?
  • Nga: OPCW bị cuốn vào trò chơi chính trị của Anh và đồng minh
推荐内容
  • Năm 2020 GRDP của Hà Nội sẽ tăng 7% trở lên
  • Trấn an đồng minh Nhật Bản, Mỹ tiếp tục cứng rắn với Triều Tiên
  • Hội thi chế biến 'tinh hoa của núi rừng' thu hút đầu bếp nước ngoài
  • Đảng Nhân dân Campuchia tự tin vào sự phát triển mới
  • Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930
  • Venice gặp 'rắc rối' khi vừa bắt đầu thu phí du khách