【webthethao nhận định】Chiêm ngưỡng cặp long sàng đá ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng Ninh Bình
Năm 2017,êmngưỡngcặplongsàngđáởđềnthờvuaĐinhTiênHoàngNinhBìwebthethao nhận định cặp long sàng (sập đá) ở đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, nằm trong khu di tích Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) được công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là 2 tác phẩm nghệ thuật được chạm khắc bằng đá xanh nguyên khối từ thế kỷ XVII.
Long sàng ở sân rồng (trước bái đường) đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng do nhân dân Trường Yên công đức, chế tác bằng đá xanh nguyên khối hình hộp chữ nhật, nặng khoảng 2 tấn (dày gần 20cm, dài gần 2m, rộng gần 1,5m).
Ở chính giữa long sàng được chạm khắc một con rồng lớn cuộn tròn trên mặt sập, đầu hướng về phía Đông, nhìn lên đỉnh Mã Yên Sơn. Rồng tượng trưng cho uy quyền của nhà vua, cũng là linh vật mang ước vọng cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ cho người dân trong vùng.
Dưới bàn tay của các nghệ nhân xưa, rồng được chạm khắc thân lớn, đuôi thẳng, phủ vảy đơn, đao mác lá hỏa, thể hiện tính phóng khoáng. Các chân của rồng khi là móng chim ưng, khi lại được nhân hóa như bàn tay người, đường diềm 4 phía long sàng chạm nổi những họa tiết như mây, cá, tôm, chồn, chuột... mang đậm chất dân gian.
Mặt đứng của long sàng chạm khắc các họa tiết hoa cúc, hoa chanh, thiên nga... những họa tiết này tạo nên sự khác biệt cho long sàng đền thờ vua Đinh so với hệ thống sập thờ khác của Việt Nam.
Phần chân đế gồm chín khối đá, có kích thước không đều nhau, vuốt tròn đều, thu lại về phía trên, tạo thế vững chãi đỡ mặt long sàng.
Trước nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh cũng có một long sàng tương tự, với cùng một phong cách. Bề mặt long sàng chạm rồng, phần thân bổ ô trang trí các linh vật, phần đế chế tác kiểu chân quỳ dạ cá, chính giữa là hổ phù. Đầu rồng to, miệng đang há ngậm viên ngọc, răng và sừng sắc nhọn.
Bốn chi của rồng được nhân cách hóa. Theo đó, thay vào chi chim ưng với những móng vuốt sắc nhọn thì chi rồng này là hình bàn tay người phụ nữ mềm mại cầm sừng, bờm...
Theo nhiều nhà nghiên cứu, cả hai long sàng đều có bố cục rõ ràng, mang đậm dấu ấn mỹ thuật truyền thống của người Việt. Hai long sàng được đánh giá là đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong nghệ thuật điêu khắc sập thờ ở Việt Nam. Đây cũng là những giá trị tiêu biểu về niên đại, mỹ thuật và đặc biệt là tiêu chí hiện vật gốc độc bản.
Đền thờ Đinh Tiên Hoàng là một di tích quan trọng thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của quần thể di sản cố đô Hoa Lư. Đền toạ lạc ở xã Trường Yên huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Vị trí của đền thuộc trung tâm thành Đông của kinh đô Hoa Lư xưa.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đội bóng 13 người mắc kẹt ở hang Tham Luang: Xuất hiện một lối thoát mới?
- ·Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng tình hình mới
- ·Real Madrid gấp rút đàm phán Harry Kane thay Benzema
- ·Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
- ·Bộ Tài chính kiên quyết đưa ra khỏi ngành cán bộ 'vòi tiền' doanh nghiệp
- ·Chị Viễn vượt khó làm kinh tế giỏi
- ·Chứng khoán hôm nay (30/1): Chốt lời khiến VN
- ·Thương nhớ hải trình mang xuân đến Trường Sa
- ·Chủ động nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu
- ·Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên
- ·Thêm 34 nước có công dân được thí điểm cấp thị thực điện tử đến Việt Nam
- ·Chứng khoán hôm nay (22/3): VN
- ·Vĩnh Long: Bắt khẩn cấp người chồng bạo hành vợ
- ·Xuân vui trong những ngôi nhà mới
- ·Vấn nạn ‘cắt tai mài vỏ’ bình gas: Cục trưởng Cục Quản lý thị trường bị phê bình
- ·Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Australia đầu tư vào các động lực tăng trưởng mới tại Việt Nam
- ·Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy thăm huyện Phú Vang
- ·Những phụ nữ nước ngoài nhận Huế làm ngôi nhà thứ hai
- ·Linh hoạt và sáng tạo
- ·Chú trọng chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên