【tyle k】Tận dụng từng khe thị trường để xuất khẩu nông sản
Việt Nam-Trung Quốc bàn cách gỡ khó xuất khẩu nông sản | |
Xuất khẩu nông sản quyết "về đích" 41 tỷ USD bất chấp Covid-19 | |
Điểm nghẽn logistics “cản chân” nông sản Việt |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Xuất siêu 5,2 tỷ USD
Bộ NN&PTNT nêu rõ, về sản xuất lương thực, tính đến giữa tháng 7, cả nước gieo cấy được 6,4 triệu ha. Diện tích đã thu hoạch đạt 3,6 triệu ha, sản lượng khoảng 23,15 triệu tấn thóc.
Xuất khẩu gạo 7 tháng đạt gần 4 triệu tấn và trị giá 2 tỷ USD, về khối lượng giảm khoảng 1,5% so cùng kỳ năm trước nhưng trị giá thu về tăng khoảng 11%. Đáng chú ý, Việt Nam là nước có sản lượng và trị giá xuất khẩu gạo cao thứ 2 thế giới trong bối cảnh chống đại dịch Covid-19 toàn cầu.
Về sản xuất thực phẩm, tất cả các nhóm thực phẩm đều tăng. Cụ thể, thịt gia cầm tăng 12%, thịt bò tăng 6,5%, thủy sản tăng 1,6%,… Như vậy, kế hoạch cả năm gần 5,8 triệu tấn thịt (lợn, bò, gà,…) cùng với chỉ tiêu 8,4 triệu tấn thủy sản, 14 tỷ quả trứng và 1,1 triệu tấn sữa về cơ bản sẽ được đảm bảo.
Riêng sản phẩm sữa, Trung Quốc đã chính thức cấp phép cho 2 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc (sẽ phối hợp để sớm cấp phép thêm cho 4 doanh nghiệp nữa). Năm 2020, sản phẩm sữa Việt Nam sẽ xuất khẩu đi trên 50 quốc gia, trong đó có các thị trường cao cấp như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc,…
Tính chung xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 7 tháng đầu năm, trị giá đạt được là 22,3 tỷ USD (giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước), song thặng dư tới 5,2 tỷ USD (tăng hơn 3,8% so với cùng kỳ năm trước).
Trên cơ sở kết quả đạt được, Bộ NN&PTNT khẳng định nếu cố gắng cao và không có biến động lớn của tình hình thế giới, khả năng cao trị giá xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm đạt kế hoạch trên 40 tỷ USD (40- 41 tỷ USD). Toàn ngành phấn đấu tổng trị giá xuất khẩu “cán đích” khoảng 41 tỷ USD.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT nêu rõ, tăng trưởng toàn ngành phấn đấu đạt 2,6 - 3%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,85%; thủy sản tăng 3,0% và lâm nghiệp tăng 2,57%.
Tận dụng khe thị trường hẹp nhất
Thúc đẩy sản xuất, đồng thời phát triển mạnh thị trường, tháo gỡ các rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông, lâm, thủy sản là 2 hướng giải pháp chính mà Bộ NN&PTNT xác định đẩy mạnh để đạt được các mục tiêu đề ra.
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT), ở góc độ sản xuất, Bộ NN&PTNT sẽ theo dõi sát tình hình thời tiết, diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn, các loại sinh vật gây hại để hướng dẫn các địa phương kịp thời điều chỉnh về thời vụ, cơ cấu giống, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và các tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất thích ứng với.
Tập trung chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch lúa Hè Thu, gieo cấy lúa Mùa tại các tỉnh phía Bắc; chỉ đạo thu hoạch vụ Hè Thu, gieo trồng và chăm sóc vụ Mùa, mở rộng diện tích lúa vụ Thu Đông năm 2020 tại các tỉnh phía Nam (khoảng 800.000 – 820.000 ha, tăng so với kế hoạch khoảng 80.000 – 100.000 ha).
Đồng thời, tiếp tục kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, đặc biệt để không tái nhiễm dịch tả lợn châu Phi; đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn, khôi phục đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá thịt lợn trong nước; nhập khẩu thịt lợn với số lượng phù hợp, bảo đảm lợi ích người chăn nuôi và người tiêu dùng….
Cùng với đó, nâng cao chất lượng khai thác; tổ chức lại sản xuất trên biển theo mô hình hợp tác, liên kết chuỗi; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để khai thác hải sản; triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo bước đột phá trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu…
Ở góc độ thị trường, Bộ NN&PTNT xác định, tập trung tận dụng từng nhóm thị trường xuất khẩu, kể cả những khe hẹp nhất từng thời điểm; tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đưa lại để tăng cường xuất khẩu những nhóm hàng có lợi thế và phù hợp trong bối cảnh Covid-19, phối hợp khai thác tốt thị trường nội địa.
Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc cấp mã số vùng nuôi, trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, gắn với chỉ dẫn địa lý; chuyển đổi phương thức kinh doanh và tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm chủ lực.
“Bộ NN&PTNT cũng sẽ phối hợp với Bộ Công Thương, các cơ quan, doanh nghiệp theo dõi sát sao diễn biến giá cả, cung cầu các mặt hàng nông sản thiết yếu để cân đối cung cầu; nâng cao chất lượng dự báo thị trường và kịp thời thông tin tới các địa phương, doanh nghiệp để có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp…”, ông Nguyễn Văn Việt khẳng định.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bộ GTVT nói gì về việc sử dụng xe 3, 4 bánh chạy năng lượng điện
- ·Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng tác động đến người lao động như thế nào?
- ·Sạt lở 11 người chết ở Hà Giang: Đất đá ụp xuống nhóm người giúp đẩy xe khách
- ·Tài xế tử vong tại cao tốc Nội Bài
- ·Ngắm lan Đà Lạt đắt đỏ phục vụ người dân thủ đô đón Tết Canh Tý
- ·Thu hồi hơn 11.300 tỷ đồng tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án tham nhũng, kinh tế
- ·Truy bắt kẻ giết 2 mẹ con vợ cũ: Thưởng 500 triệu cho người cung cấp thông tin
- ·Sạt lở 11 người chết ở Hà Giang: Đất đá ụp xuống nhóm người giúp đẩy xe khách
- ·Cảnh báo khẩn cấp tình trạng nghiêm trọng liên quan virus corona ở trẻ em
- ·Thu hồi hơn 11.300 tỷ đồng tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án tham nhũng, kinh tế
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 319 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Sạt lở 11 người chết ở Hà Giang: Đất đá ụp xuống nhóm người giúp đẩy xe khách
- ·Số hóa 13 triệu trang tài liệu từ 1.300 cuộc kiểm toán, tạo dữ liệu lớn
- ·Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Những nơi nào không được dừng, đỗ xe?
- ·Vaccine phòng Covid
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Vùng hội tụ gió mạnh dần, mưa giông hạ nhiệt
- ·Vụ cô gái ở Hà Nội bị sát hại bằng súng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
- ·Cận cảnh hầm chui đường Nguyễn Văn Linh hơn 830 tỷ đồng sắp thông xe
- ·Vietnam Airlines: Máy bay hỏng điều hòa, hành khách phải quạt tay cả tiếng đồng hồ
- ·Vụ 6 người Việt tử vong ở Thái Lan: Người thân ở Đà Nẵng thấp thỏm ngóng tin con