【anh u21 vs】Ông Nguyễn Thế Kỷ: ‘Cần đấu tranh trực diện với quan điểm sai trái’
Ông Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: P. Mai/Vietnam+)
Tại hội thảo khoa học “Xử lý thông tin sai lệch,ÔngNguyễnThếKỷCầnđấutranhtrựcdiệnvớiquanđiểmsaitráanh u21 vs xuyên tạc trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và văn học, nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay,” phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam) nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, cần tăng cường tính chiến đấu của mảng lý luận phê bình văn học nghệ thuật, nhất là ở các cơ quan chỉ đạo, quảnh lý và các cơ quan báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ chủ lực.”
Hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức sáng 19/12 tại Hà Nội.
Thiếu bài bản
Theo phó giáo sư-tiến sỹ Đỗ Thị Thu Hằng (Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền), thông tin sai lệch, xuyên tạc là một trong những mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi thủ đoạn chống phá trên không gian mạng của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử bất mãn, cơ hội…
Những thế lực này đã xuyên tạc, sản xuất tin giả trên mạng xã hội, bôi nhọ nhằm hạ uy tín lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ trong quần chúng nhân dân.
“Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, một số người viết có biểu hiện cực đoan, chỉ tập trung tô đậm những mặt trái của đời sống xã hội mà không cảm nhận được đầy đủ bản chất, chiều sâu, tính phức tạp của quá trình chuyển biến mang tính lịch sử của công cuộc Đổi mới đất nước. Đó chính là biểu hiện của sự phản ánh sai lệch bản chất đời sống xã hội, đi ngược lại chính sách phát triển văn học nghệ thuật của Đảng và Nhà nước,” bà Hằng nêu rõ.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu bức thiết về việc bảo vệ nền tảng lý luận, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái và xử lý những thông tin xuyên tạc.
Tại hội thảo, các đại biểu thống nhất cho rằng thời gian qua, công tác đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, văn học nghệ thuật ngày càng được chú trọng đẩy mạnh ở cả phương diện chủ trương, đường lối và khâu triển khai vào thực tiễn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác này còn bộc lộ nhiều hạn chế. “Công tác lãnh đạo bảo đảm an ninh quốc gia trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, đấu tranh chống ‘diễn biến hòa bình,’ phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội… còn thiếu tính bài bản, liên tục, thiếu chủ động, sắc bén,” ông Nguyễn Thế Kỷ chỉ rõ.
Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương Nguyễn Thế Kỷ cho rằng, trước một số sự việc nhạy cảm, các cơ quan chức năng còn tỏ ra bị động, lúng túng. Một số vấn đề phức tạp (như chủ quyền biên giới, hải đảo, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, quản lý đất đai, tài sản công…) chậm được giải quyết.
Điều này dễ gây bức xúc trong dư luận, bị cácthế lực cơ hội, thù địch xuyên tạc, thổi phồng làm phức tạp thêm tình hình.
Tăng cường đối thoại
Từ đó, ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định việc xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và văn học, nghệ thuật cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
“Chúng ta cần coi trọng việc đấu tranh có trọng tâm, trọng điểm với thông tin, quan điểm sai trái, phản động ở lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản mà các thế lực thù địch phát tán trên mạng Internet và các phương tiện, loại hình truyền thông hiện đại,” ông Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh.
Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương lưu ý việc tăng cường công tác quản lý các tổ chức xã hội, không để các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo thành lập các tổ chức theo kiểu “hội đoàn độc lập.”
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thế Kỷ đề nghị đổi mới, nâng cao chất lượng các hội nghị giao ban văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản theo hướng thực chất, tăng cường đối thoại, tăng cường tính dự báo, tính định hướng; kiên quyết xử lý các sai phạm, khuyết điểm, nhất là sai phạm cố ý, lặp đi lặp lại, kéo dài.
Ngoài ra, để khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, các đại biểu tham dự hội nghị thống nhất quan điểm cho rằng các cơ quan chức năng cần tích cực, chủ động trình bày đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước một cách có hệ thống (nhất là trên các mặt trận dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, tự do báo chí, ngôn luận…).
Tiến sỹ Đậu Ngọc Đản (Đài Truyền hình Việt Nam) bày tỏ: “Để nâng cao ‘sức đề kháng’ và nhận thức đúng đắn của người dùng mạng xã hội, các cấp chính quyền, tổ chức quản lý cần chủ động cung cấp thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí và nhà báo để định hướng dư luận, xử lý kịp thời các thông tin xuyên tạc, sai lệch, ngăn chặn và phản bác cái xấu một cách có lý, có tình, có sức thuyết phục.”./.
Theo TTXVN
(责任编辑:La liga)
- ·Đến chợ 0 đồng người mua và bán đều rưng rưng
- ·Xem cảnh sát Mỹ rượt đuổi ô tô do cậu bé 10 tuổi lái trên đường cao tốc
- ·Xe phòng ngừa tai nạn
- ·Niềm vui từ một chiến dịch
- ·Chồng mới có trách nhiệm nuôi con riêng của vợ cũ?
- ·Tỷ giá hôm nay 31/3: USD trung tâm giảm sâu tới 35 đồng
- ·Tranh cãi quanh việc kem đánh răng Colgate chứa chất gây ung thư
- ·Khói hương nguy hiểm như khói thuốc lá
- ·Chuyển hộ khẩu phải đổi lại thẻ căn cước công dân
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 4/4: Giá tăng, một số đồng đẹp, nông dân chào giá cao
- ·Nghĩa vụ trả nợ thay người đã mất
- ·Viêm não Nhật Bản và những điều nên biết
- ·Tỷ giá Won Hàn Quốc hôm nay 2/4/2024: Giá Won tại Vietcombank, Vietinbank đồng loạt giảm
- ·Nga nói Kiev đứng sau vụ tập kích Điện Kremlin, Ukraine tính phản công ở Bakhmut
- ·Mức đóng bảo hiểm cho người giúp việc
- ·Cứu sống bệnh nhi 2 tháng tuổi bị thai trong thai
- ·Gần 80 nữ sinh ở Afghanistan nghi bị đầu độc
- ·Dân Ấn Độ bị cầm tù vì nắng nóng, nhiệt độ hơn 45 độ C
- ·Vẫn đi làm nhưng muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp
- ·Tỷ giá hôm nay ngày 8/3: USD trung tâm tăng 12 đồng, các ngân hàng thương mại chỉ điều chỉnh nhẹ