【bóng đá indonesia hôm nay】Nghị quyết thực hiện dân chủ ở cơ sở phải khả thi, phù hợp, đúng đắn
Đây là nội dung quan trọng, mấu chốt mà lãnh đạo Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau mong muốn cơ quan soạn thảo nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Cà Mau quan tâm trong quá trình chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung để trình khi đủ điều kiện.
Nội dung này được đề cập tại Hội nghị thẩm tra văn bản trình kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) HĐND tỉnh khoá X, do Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh tổ chức vào sáng 6/11.
Ông Nguyễn Phương Đông, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị, nhấn mạnh: “Nghị quyết này mang tính chất “xương sống” để cụ thể hoá và triển khai tốt hơn trong công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở”.
Theo đó, tại Khoản 2 Điều 85 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10/11/2022 quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện: “Xây dựng, trình HĐND cùng cấp quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn”.
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác dân vận, cải cách hành chính và các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các chính sách an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục được duy trì và nâng cao hiệu quả. Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh, nhiều chỉ tiêu đạt, vượt so với kế hoạch; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bước được nâng lên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đối thoại giữa người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân được tập trung xem xét, giải quyết theo quy định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế nhất định, như: một số cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nhiệm vụ từng lúc còn chậm, chưa thật sự quyết liệt; chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm nêu gương, chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi của người đứng đầu; chưa quan tâm đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp Nhân dân; chưa kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến phản ánh của Nhân dân và chưa thật sự chủ động, linh hoạt trong xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ. Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành có lúc chưa chặt chẽ.
Ông Nguyễn Sơn Ca, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau, chia sẻ: “Nghị quyết này mang tính chất cơ chế, chính vì thế giải pháp thực hiện phải theo chủ trương, chính sách, quy định của từng vùng; đây sẽ là cơ sở quan trọng để sở, ngành xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ của mình. Ban soạn thảo cần cụ thể hơn, xác định từng nhóm nhiệm vụ; không đưa ra chỉ tiêu cụ thể trong bộ giải pháp, đây chỉ là cơ sở để các đơn vị đưa ra chỉ tiêu riêng của đơn vị mình trong triển khai thực hiện nhiệm vụ”.
Mục đích ban hành nghị quyết là để triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nội dung, cách thức thực hiện Luật Thực dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dân chủ ở cơ sở; tiếp tục thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Ông Nguyễn Đức Tiến, Phó trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, nhấn mạnh: “Đã là một nghị quyết của HĐND tỉnh thì phải mang định hướng lớn, mang tính chủ trương, chỉ đạo, từ đó UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành và các sở, ngành, đơn vị thực hiện. Chính vì thế, việc xây dựng phải được cân nhắc và suy nghĩ thấu đáo; đảm bảo tính khả thi, phù hợp và đúng đắn”.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thời gian qua được quan tâm nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót; cụ thể ở các doanh nghiệp thì kinh phí cấp cho các ban thanh tra nhân dân vẫn còn thấp, ảnh hưởng hiệu quả hoạt động. (Ảnh minh hoạ, chụp tại Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Tiến Tài, ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau)
“Đây là nghị quyết mới và rất cần thiết trong thời điểm hiện nay, mang tính chất “xương sống” để cụ thể hoá và triển khai tốt hơn trong thực hiện dân chủ ở cơ sở”, ông Nguyễn Phương Đông, Trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh, nhấn mạnh./.
Phú Hữu
(责任编辑:World Cup)
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam sẽ đạt 9,8 triệu tấn vào năm 2030
- ·Quản trị nợ nhìn từ thực tế một số công ty công nghệ
- ·Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sách phù hợp với thông lệ quốc tế
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Cơ sở để xây dựng Kho bạc Nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại
- ·Cơ sở bảo dưỡng sẽ được kiểm định ôtô
- ·CLMV senior economic officials meet in Hà Nội
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Sôi động dịch vụ vận chuyển quà Tết ra nước ngoài
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Hôm nay chính thức tăng giá hơn 1.900 dịch vụ y tế
- ·Xuất cấp gạo cho các địa phương dịp Tết Nguyên đán
- ·Cục CSGT cảnh báo khẩn khi liên tiếp phát hiện ô tô dùng đăng kiểm giả
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·“Ghìm cương” bội chi, nợ công, củng cố dư địa tài khóa
- ·Nỗ lực duy trì dòng chảy thương mại cho hàng hóa xuất khẩu
- ·Hợp tác thương mại, đầu tư Việt
- ·Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- ·CIEM đưa ra 2 kịch bản kinh tế trong năm 2021