会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【wolfsburg – mainz】Kiến nghị xóa hơn 26.500 tỷ đồng nợ thuế không thể thu hồi!

【wolfsburg – mainz】Kiến nghị xóa hơn 26.500 tỷ đồng nợ thuế không thể thu hồi

时间:2024-12-24 00:27:02 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:397次

Tính đến ngày 31/12/2017

Tính đến ngày 31/12/2017 các khoản nợ thuế không thể thu hồi được phát sinh do nguyên nhân khách quan là 35.347 tỷ đồng,ếnnghịxóahơntỷđồngnợthuếkhôngthểthuhồwolfsburg – mainz bằng 44,9% tổng nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Không xóa được nợ thuế vì vướng quy định

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31/12/2017, tổng số nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do ngành Thuế quản lý là 73.145 tỷ đồng; số nợ thuế các loại do ngành Hải quan quản lý là 5.474 tỷ đồng. Tổng số nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tính đến ngày 31/12/2017 là 78.619 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tiền thuế còn nợ của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, ngừng, nghỉ và bỏ địa chỉ kinh doanh, không có khả năng thu hồi lên tới 31.469 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43% tổng nợ. Với ngành hải quan, trong số 5.474 tỷ đồng tổng nợ, cũng có tới 3.878 tỷ đồng (71%) là nợ không có khả năng thu. Như vậy tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tính đến ngày 31/12/2017 của các khoản nợ thuế không thể thu hồi được phát sinh do nguyên nhân khách quan là 35.347 tỷ đồng, bằng 44,9% tổng nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Thời gian qua, thực hiện quy định của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đã hướng dẫn xử lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp cho người nộp thuế kịp thời, đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu chiểu theo đúng các quy định, kết quả xử lý nợ thuế đạt rất thấp đối với những trường hợp nợ không có khả năng thu. Kết quả, từ ngày 1/7/2007 đến 31/7/2017 tổng số tiền thuế, tiền phạt chậm nộp được cơ quan thuế xem xét xóa là 1.122 tỷ đồng, chiếm 3,3% số nợ không có khả năng thu hồi.

Qua rà soát, tổng hợp, Bộ Tài chính nhận thấy rằng, giải pháp xóa nợ thuế đối với 4 trường hợp theo quy định “chưa bao quát được hết thực trạng kinh doanh, chưa xử lý được tồn tại về nợ thuế không thể thu hồi được phát sinh do những nguyên nhân khách quan, cũng như chưa phản ánh hết công tác quản lý nợ thuế mà ngành Thuế, Hải quan được giao”.

Theo Bộ Tài chính, dù nhiều người nộp thuế đã tuân thủ pháp luật, nỗ lực nộp thuế, cơ quan thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý thu nợ thuế theo quy định nhưng do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan ngoài ý muốn, họ vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế. Số nợ tiền chậm nộp này hạch toán vào thu nhập sau thuế thu nhập doanh nghiệp khiến doanh nghiệp (DN) chịu lỗ kéo dài, ăn vào vốn dẫn đến giải thể, phá sản, chấm dứt kinh doanh.

Bộ Tài chính cũng đã dẫn giải một số trường hợp khó thực hiện xóa nợ vì vướng quy định. Ví dụ: Trường hợp với khoản nợ thuế quá 10 năm, nếu cơ quan thuế đã thực hiện tất cả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, thì được xóa nợ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có trường hợp nào được xóa nợ thuế, do không đáp ứng điều kiện “đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế”, bởi nhiều lý do bất khả kháng và khó thực thi trong thực tế. Hay trường hợp, người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà “không còn tài sản để nộp thuế” cũng được xóa nợ thuế. Song, không có cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm về việc xác nhận cá nhân chết, mất tích còn tài sản hay không. Hoặc nếu còn tài sản, tài sản này còn thuộc quyền sử dụng của gia đình vợ, con và có thể tài sản chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt thông thường. Nếu cơ quan thuế thực hiện kê biên, bán đấu giá tài sản sử dụng chung của gia đình để thu hồi tiền thuế nợ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân những người phụ thuộc đó... Chính vì vậy, số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt tồn đọng qua nhiều năm đến nay còn lớn.

Kiến nghị xóa nợ cho nhiều trường hợp

Bộ Tài chính đã đề xuất thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với một số trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Cụ thể:

Thứ nhất, xóa nợ tiền chậm nộp đối với người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng vốn ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc có nguồn từ NSNN nhưng chưa được thanh toán, với số tiền 542,525 tỷ đồng.

Thứ hai, xóa nợ tiền chậm nộp thuế của các khoản nợ thuế phát sinh trước ngày 1/1/2018 của người nộp thuế gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp khó khăn bất khả kháng, với số tiền tính đến thời điểm 31/12/2017 ước khoảng 1.700 tỷ đồng.

Thứ ba, Bộ Tài chính đề xuất xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp không còn khả năng thu do người nộp thuế thực tế đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tế không còn hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 1/1/2017 mà không còn khả năng nộp ngân sách và đã được cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sở dĩ, Bộ Tài chính đề xuất xóa nợ cho các trường hợp này bởi trên thực tế, nhiều DN lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, giải thể, phá sản hoặc chấm dứt kinh doanh nhưng không làm đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định. Hàng năm có khoảng 10% DN trong diện này. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với DN, tổ chức thực tế đã giải thể (trừ trường hợp giải thể để chia tách, sáp nhập, chuyên đổi), phá sản hoặc chấm dứt kinh doanh truớc ngày 1/1/2017.

Ngoài ra, hộ, cá nhân kinh doanh đã ngừng kinh doanh trước ngày 1/1/2017 cũng được đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, với số tiền lên đến 24.302 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đề nghị xóa ước khoảng hơn 26.500 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cũng đề nghị khoanh nợ (tạm thời chưa thu và không tính tiền chậm nộp thuế) đối với người nộp thuế nợ tiền thuế đã chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh quá 1 năm, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Nợ thuế không có khả năng thu là bài toán khó giải của ngành Tài chính nhiều năm nay do vướng quy định. Nếu không xóa nợ, cộng với tiền phạt chậm nộp, khoản nợ thuế ngày càng cao cứ “treo” mãi không xử lý được. Trong kiến nghị gửi đến Quốc hội, cử tri nhiều tỉnh, thành phố đã nhiều lần đề nghị xóa bỏ nợ thuế đối với các khoản nợ thuế này.

Tại diễn đàn Quốc hội, khi Chính phủ đưa đề xuất xóa nợ thuế cho DN, có ý kiến lo ngại mất công bằng giữa các DN. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, nếu Nhà nước xóa nợ thuế thì dù mất một khoản cho ngân sách nhưng DN sau khi sắp xếp lại, sẽ có thể phục hồi, khi đó sẽ quay trở lại nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng từng giải thích cặn kẽ rằng, thực chất đây là số tiền không thể thu được, do chủ yếu là nợ của các DN giải thể, phá sản. Trong kiến nghị gửi đến trực tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị triển khai công tác năm 2018 của ngành Thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị Chính phủ cho xóa nợ thuế với những khoản không có khả năng thu hồi. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính và chỉ đạo phải thực hiện chặt chẽ.

Nhiều chuyên gia ủng hộ đề xuất này của Bộ Tài chính nhưng đề nghị, các tiêu chí, nguyên tắc xóa, khoanh nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải rõ ràng, chặt chẽ để đảm bảo công bằng giữa các DN.

Trong kiến nghị gửi đến trực tiếp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị triển khai công tác năm 2018 của ngành Thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị Chính phủ cho xóa nợ thuế với những khoản không có khả năng thu hồi. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính và chỉ đạo phải thực hiện chặt chẽ.

* Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong:

Xóa nợ thuế trên cơ sở rõ ràng, chặt chẽ và công bằng

Nguyễn Minh Phong
Ông Nguyễn Minh Phong  
Có thể thấy, trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã thực hiện các vấn đề về thu thuế, xử lý các vấn đề về thuế như xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp cho người nộp thuế đúng quy định, hợp lý hợp tình. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều trường hợp DN không đủ khả năng chi trả tiền thuế hoặc đã phá sản, dẫn đến kết quả thu hồi nợ thuế chưa được cao.

Việc xóa nợ thuế không có gì là mới và trước đây chúng ta đã từng làm nhiều. Căn cứ để thực hiện xóa nợ đó là DN có tuân thủ pháp luật, nỗ lực nộp thuế, cơ quan thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý thu nợ thuế nhưng do nhiều nguyên nhân mà DN vẫn còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế.

Trong kiến nghị của Bộ Tài chính cũng nêu rõ là các đối tượng cùng cơ sở cụ thể để được xóa nợ, chẳng hạn như những trường hợp không còn khả năng thu do DN đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh… Điều này sẽ có những tác động tích cực nhất định đến nền kinh tế như làm “sạch”, làm gọn trong thu ngân sách, bởi lẽ từ một con số không khả thi thì những con số khác trong sổ sách cũng sẽ không chắc chắn, bị ảnh hưởng sai lệch. Nếu làm sạch gọn được sổ sách thì cũng là cơ sở tốt để hạch toán chuẩn các vấn đề khác.

Bên cạnh đó, khi DN đang có một “sức khỏe” yếu, nếu hỗ trợ, không xóa nợ, phạt chậm nộp với các khoản nợ thuế ngày càng chất chồng, sẽ là “tảng đá” nặng gánh khiến DN không thể phát triển. Tôi tin chắc xóa nợ thuế sẽ giúp DN thoát khỏi khó khăn để phát triển và có khả năng trả được các khoản tài chính khác, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách cũng như chi trả nghĩa vụ thuế về sau. Còn đối với những DN đã phá sản, giải thể thì rõ ràng xóa nợ cũng giúp làm sạch hệ thống DN.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì xóa nợ thuế cũng có những hạn chế như tạo tiền lệ xấu cho DN, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và cũng phần nào gây ảnh hưởng đến việc quản lý các hoạt động quản lý khác. Bởi vậy, để khắc phục bất cập đó thì buộc các tiêu chí, nguyên tắc xóa, khoanh nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải thực sự rõ ràng, chặt chẽ và công bằng./. Tố Uyên (thực hiện)

* Ông Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính:

Xóa nợ thuế là phù hợp với thực tiễn và quy định mới của pháp luật có liên quan
Ông Nguyễn Viết Lợi,
Ông Nguyễn Viết Lợi  

Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đối tượng được xóa tiền nợ thuế ở các nước chủ yếu là các đối tượng như: Phá sản, người nộp thuế đã chết, mất tích…; những đối tượng không có khả năng để trả tiền thuế, hoặc một số trường hợp mà khi việc thanh toán nợ thuế sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân người nộp thuế, cũng như người phụ thuộc. Bên cạnh đó, đối với các khoản nợ thuế của các doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa, hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp cũng được xem xét để xóa tiền nợ thuế.

Tùy từng tình hình thực tế của mỗi nước sẽ có chính sách xóa nợ phù hợp. Chẳng hạn tại Serbia, có 4 trường hợp được xóa nợ thuế, đó là khi có quyết định phá sản (với điều kiện người nộp thuế không có tài sản để thanh toán các khoản nợ thuế, hoặc tài sản có giá trị nhỏ hơn số thuế phải nộp); có thể xóa nợ toàn bộ hay một phần nợ thuế đối với các trường hợp đang trong trong quá trình tư nhân hóa, hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp; người chết không có tài sản; đối với những người mất tích mà tài sản còn lại của họ không đủ để trả tiền thuế sẽ được xóa nợ một phần.

Tại Croatia, xoá nợ thuế được áp dụng cho các trường hợp như nợ thuế không thu hồi được sau khi thực hiện các biện pháp thu hồi nợ; đối tượng bị thu hồi nợ thuế đã chết mà không còn bất động sản hay động sản để thực hiện thu hồi nợ và đối tượng nộp thuế bị phá sản, không có khả năng trả nợ thuế; việc thu hồi nợ thuế đưa đối tượng bị thu hồi nợ và gia đình họ vào tình trạng không đáp ứng nổi các nhu cầu sống cơ bản và đối tượng nộp thuế yêu cầu được xoá nợ.

Vì vậy, việc đề xuất của Bộ Tài chính là thực hiện xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với một số trường hợp do nguyên nhân bất khả kháng, do trở ngại khách quan hoặc những trường hợp không còn khả năng thu là thực sự phù hợp với thực tiễn cũng như quy định mới của pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc xóa nợ thuế được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nói chung và ngành Thuế nói riêng thì việc quy định các trường hợp bất khả kháng cần được quy định cụ thể, rõ ràng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách./. Bùi Tư (ghi)

* Ông Đoàn Xuân Toản - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế:

Xóa nợ thuế góp phần làm minh bạch nguồn thu
Ông Đoàn Xuân Toản
Ông Đoàn Xuân Toản  

Dự thảo nghị quyết của Quốc hội về xử lý xóa nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi đang được Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội xuất phát từ yêu cầu hết sức khách quan hiện nay. Bởi lẽ, qua rà soát, tổng hợp của Tổng cục Thuế thì thấy rằng, số doanh nghiệp tuyên bố phá sản, đã thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật phá sản; cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực trách nhiệm dân sự mà không có tài sản để nộp thuế, tiền phạt… chiếm một số tiền nợ khá lớn, kéo dài nhiều năm. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý thuế, cũng như phản ánh không chính xác số nợ thực tế.

Bên cạnh đó, trong thực tế có những khoản nợ thuế lên đến 10 năm, nhưng không thể xóa được do không đáp ứng được điều kiện “đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế”, theo Luật Quản lý thuế. Lý do là vì doanh nghiệp đã được sở kế hoạch và đầu tư cho phép giải thể và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trước khi cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Do đó, quy định điều kiện “áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế” là chưa khả thi đối với trường hợp trên theo Luật Quản lý thuế. Vì thế, những vướng mắc này đã dẫn đến số tiền nợ thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tồn đọng của nhiều năm đến nay là khá lớn (khoảng 73.000 tỷ đồng).

Xuất phát từ tình hình thực tế trên đây, việc xóa nợ thuế cho các trường hợp nêu trên là rất cần thiết. Nếu nghị quyết này được Quốc hội thông qua sẽ góp phần làm minh bạch số tiền nợ thuế, minh bạch nguồn thu, phản ánh chính xác số tiền nợ thuế, giúp cho công tác quản lý thuế của cơ quan thuế thuận lợi hơn./. Nhật Minh (ghi)

Minh Anh

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Vụ án Nhật Cường: Sẽ kết thúc vào quý III
  • Đảo nào lớn nhất Việt Nam?
  • Câu đố IQ 'hại não' nhất, ít ai tìm ra đáp án chính xác
  • Câu hỏi Đường lên đỉnh Olympia hóc búa, 'cậu bé Google' cũng phải 'đứng hình'
  • Miền Trung khẩn trương ứng phó với bão số 5
  • Đảo nào lớn nhất Việt Nam?
  • ĐH Hà Nội đang thực hiện thủ tục thu hồi bằng cử nhân của ông Vương Tấn Việt
  • Hải Phòng hỗ trợ phí đào tạo 9 nghề trên địa bàn thành phố
推荐内容
  • Điểm đến mới hấp dẫn cho khách hàng Sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam
  • Nhiều người tranh cãi: 'Di dời' hay 'di rời'?
  • Bài toán siêu khó, chỉ 1% người giải được
  • Trao 59 sổ tiết kiệm trị giá hơn 1,7 tỷ cho trẻ mồ côi ở Lào Cai do bão Yagi
  • Tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 6/5/2018
  • Hàng nghìn sinh viên các trường đại học bị cảnh báo, buộc thôi học