【kq schalke 04】Mối nguy từ việc trẻ sơ sinh bị stress, cha mẹ không nên bỏ qua
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo: “Giáo dục sớm phát triển năng lực của trẻ em trong những năm đầu đời: lý luận và thực tiễn” do Trung ương Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người tổ chức tại Hà Nội.
Tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu đại diện một số Bộ,ốinguytừviệctrẻsơsinhbịstresschamẹkhôngnênbỏkq schalke 04 ngành, các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo, đại diện các tổ chức, cá nhân quan tâm đến giáo dục sớm.
Toàn cảnh buổi hội thảo |
Tại Hội thảo, TS.BS Phạm Thị Mai Chi, Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người, chia sẻ, khái niệm stress (căng thẳng) đầu tiên xuất hiện dùng để chỉ phản ứng bình thường của cơ thể đối với các điều kiện bên ngoài.
Do vậy khái niệm stress không chỉ có ý nghĩa tiêu cực mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá thể.
Stress là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước các nguy cơ. Tuy nhiên khi cơ thể không đáp ứng và thích nghi được trước tác động của stress sẽ gây ra các rối loạn (chủ yếu về tâm lý).
Ngay cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng bất lợi khi bị căng thẳng đáng kể đe dọa gia đình và môi trường chăm sóc của trẻ. Trẻ nhỏ với đặc điểm cơ thể đang phát triển và trưởng thành, dễ chịu tác động của các stress.
Các trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài, sống trong tình trạng nghèo nàn cùng cực, bị bỏ bê không được chăm sóc, bị xâm hại hoặc mẹ bị trầm cảm nặng… có ảnh hưởng xấu đối với não trẻ đang phát triển.
Những yếu tố gây hại cho sự phát triển của trẻ cũng có thể xuất hiện ngay từ thời kỳ mẹ mang thai, trong quá trình chuyển dạ, sau khi đứa trẻ lọt lòng và suốt thời thơ ấu.
Điều này xảy ra khi bộ não và các cơ quan khác của trẻ đang phát triển có thể khiến trẻ bị khuyết tật về nhận thức và thể chất. Ví dụ khuyết tật ở trẻ sơ sinh liên quan đến chứng nghiện rượu của mẹ khi mang thai.
Trẻ bị bỏ bê, lạm dụng, bạo hành… cũng tích lũy dần dần làm rối loạn sinh lý của trẻ. Tuy nhiên nếu trẻ nhận được các mối quan hệ ổn định với nười chăm sóc nuôi dạy thì trẻ có khả năng phục hồi nhanh chóng và vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
TS.BS Phạm Thị Mai Chi chia sẻ về những đặc điểm phát triển của não bộ trẻ em và ứng dụng trong việc giáo dục trẻ từ sớm. |
Cũng theo bà Mai Chi, gần đây, Trung tâm nghiên cứu phát triển trẻ em của Trường ĐH Harvard đã đưa ra mô hình: “Khung phát triển sinh học” để khẳng định, những trải nghiệm sớm của thời kỳ trẻ sơ sinh và ngay từ trong bào thai ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần suốt phần đời còn lại của mỗi người.
Cụ thể, trẻ em sống trong môi trường có lợi cho sức khỏe và có các trải nghiệm sớm tích cực sau này sẽ có công việc được trả lương cao hơn, lối sống lành mạnh và tuổi thọ cao.
Ngược lại những trải nghiệm bất lợi (các stress độc hại) có thể làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ ở tương lai. Trẻ có thể phải bỏ học sớm, thu nhập thấp hơn, phụ thuộc nhiều vào trợ cấp xã hội, có các hành vi không lành mạnh và cuộc sống ngắn, ốm yếu.
Bà Mai Chi đưa ra kết luận, sự phát triển của thời kỳ mầm non ảnh hưởng đến các kết quả trong học tập, hành vi và sức khỏe (thể chất, tinh thần) trong cả đời người. Vì vậy giáo dục sớm, áp dụng cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi, có vai trò vô cùng quan trọng.
Từ đó, các nhà khoa học, chuyên gia cũng đã có những hướng dẫn chung về cách “chăm sóc” bộ não của trẻ nhỏ hằng ngày.
Trẻ phải được đảm bảo sức khỏe, an toàn và dinh dưỡng tốt; nuôi con bằng sữa mẹ; trẻ phải được khám sức khỏe định kỳ và tiêm chủng, đảm bảo an toàn nơi trẻ chơi, tham gia giao thông.
Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo |
Gia đình phải phát triển mối quan hệ ấm áp và quan tâm với trẻ, thể hiện niềm vui với trẻ, giúp trẻ cảm thấy ấm áp và an toàn.
Điều quan trọng nhất là mỗi đứa trẻ đều phải được chăm sóc bằng tình yêu dạt dào. Nếu trẻ được sống trong môi trường yêu thương sẽ học được cách yêu. Trẻ bị bỏ rơi hoặc không được dạy dỗ sẽ không phát triển đầy đủ.
Phụ huynh cũng nên dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, tìm kiếm cơ hội để dạy trẻ. Ví dụ khi mặc quần áo hãy gọi tên màu sắc, các loại quần áo. Khi trẻ ăn, bạn nên gọi tên các loại thực phẩm, đong đếm. Khi ra ngoài dạy trẻ về các loại xe, biển báo, cây cối…
Cha mẹ cũng cho trẻ sớm tiếp xúc âm nhạc, vận động, đọc sách… giúp trẻ có thể phát triển một cách lành mạnh, toàn diện.
Những việc nhà phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
Tùy từng độ tuổi, trẻ phải được học cách làm những việc nhà phù hợp.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hơn 50 triệu đồng ủng hộ đến với anh Trần Hoài Phương
- ·National Press Festival opens celebrating journalism’s culture and innovation
- ·Việt Nam wants to strengthen multifaceted cooperation with Poland: PM
- ·Minister of Foreign Affairs receives USAID Administrator
- ·Cháu cười tươi lòng bà vẫn quặn thắt
- ·World leaders offer congratulations to new Vietnamese President
- ·State leader stresses strategic significance of great national solidarity
- ·President Võ Văn Thưởng receives more congratulations from Malaysia, Germany, US
- ·Nỗi đau gia đình có nhiều người mắc bệnh ung thư
- ·Việt Nam regrets South Korean Government's appeal against massacre compensation ruling
- ·Phát hiện không phải con đẻ, tôi muốn từ chối làm khai sinh
- ·Remembering the fallen soldiers of Gạc Ma
- ·Việt Nam makes series of recommendations at 146th IPU Assembly
- ·Top legislator wants Samsung to invest, develop semiconductor technology in Việt Nam
- ·Mẹ bầu “tuyển chọn” hạt hạnh nhân cho con
- ·Civil defence work must be prepared early and from afar before incidents: PM
- ·NA Vice Chairman meets with IPU President, Lao counterpart in Bahrain
- ·Warning given to former Minister
- ·Quy định về giám định sức khỏe làm thủ tục về hưu
- ·PM asked for concerted efforts in fighting drug crime