【cách đánh xóc đĩa】Thông tư số 21/2014/TT
Ngày 14-2-2014,ưsốcách đánh xóc đĩa Bộ tài chính ban hành Thông tư số 21/2014/TT-BTC về Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Mặc dù thông tư này có hiệu lực thi hành từ 1-4-2014, nhưng theo nhận xét của một số chuyên gia tài chính và đại diện của các doanh nghiệp nhà nước ở Bình Phước thì nhiều nội dung trong quy chế này còn bất cập và rất khó khả thi. Và bài viết dưới đây không nhằm ngoài mục đích tư vấn để các cơ quan chức năng sớm tìm ra giải pháp nhằm khắc phục những khiếm khuyết để những quy định được thực thi tốt hơn.
Bất cập thứ nhất là tại Khoản 2, Điều 2 của quy chế có quy định: Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (người đại diện) gồm: a) Người đại diện là người làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp; b) Người đại diện là cán bộ, công chức thuộc cơ quan hành chính nhà nước (bộ, UBND tỉnh) được cử hoặc chỉ định làm người đại diện kiêm nhiệm tại doanh nghiệp. Theo quy định này thì có hai hình thức là người đại diện. Thứ nhất là người đại diện làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp. Thứ hai là người đại diện là cán bộ, công chức nhưng chỉ là kiêm nhiệm. Và đã là kiêm nhiệm và chuyên trách thì quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người làm chuyên trách và người kiêm nhiệm không thể giống nhau. Ví dụ, một giám đốc sở được cử là người đại diện kiêm nhiệm nhưng không hoàn thành nhiệm vụ này thì cũng không thể bị cách chức giám đốc sở. Vì vậy, người đại diện này khó mà toàn tâm, toàn ý với công việc kiêm nhiệm. Đồng thời, họ cũng không chịu trách nhiệm về sự thua lỗ của doanh nghiệp mà họ là người đại diện vốn của nhà nước.
Thứ hai, tại Khoản 5, Điều 3 trong quy chế có quy định tiêu chuẩn của người đại diện là người: Có trình độ chuyên môn bậc đại học trở lên, có khả năng, kinh nghiệm thực tế từ ba (03) năm trở lên về quản lý tài chính doanh nghiệp, về kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu của vị trí được ủy quyền làm người đại diện. Trường hợp doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài thì người đại diện phải có đủ trình độ ngoại ngữ để làm việc trực tiếp với người nước ngoài. Với quy định này thì ở nước hiện nay khó mà có đủ số lượng cán bộ, công chức đạt các tiêu chuẩn làm người đại diện.
Thứ ba, hiện trong các công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, tỷ lệ vốn nhà nước trong vốn điều lệ ở nhiều mức khác nhau như: dưới 50%, trên 50% đến 65% và trên 65% và thậm chí có nơi chiếm tới 90-95%. Nhưng trong quy chế lại không quy định số lượng người đại diện tối thiểu phải tương ứng với từng tỷ lệ vốn nhà nước để tránh tình trạng người đại diện trở thành nhân vật “siêu quyền lực” trong doanh nghiệp, hoặc phần vốn nhà nước nhiều nhưng quyền giải quyết cũng chỉ ngang nhau với đối tác có vốn góp ít hơn. Và đây chính là kẽ hở lớn dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí trong các “công ty cổ phần hình thức”.
Thứ tư là tại điểm a, Khoản 1, Điều 6 của quy chế quy định về một trong những trách nhiệm của người đại diện như sau: a) Người đại diện tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải xin ý kiến chủ sở hữu phần vốn nhà nước bằng văn bản để tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại cuộc họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông, các cuộc họp khác (nếu có) đối với những nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 20 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15-11-2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Như vậy, người đại diện “phải xin ý kiến” của chủ sở hữu, vì họ không phải là chủ sở hữu mà chỉ là người được chủ sở hữu ủy quyền. Nhưng tại Điểm g, Khoàn 1, Điều 9 trong quy chế lại quy định một trong những trách nhiệm của chủ sở hữu là: g) Có ý kiến chỉ đạo kịp thời bằng văn bản khi người đại diện xin ý kiến trong thời hạn 15 ngày làm việc (kể từ ngày nhận theo dấu công văn đến hoặc nhận thông báo qua các phương tiện thông tin: điện thoại, fax, email) hoặc thời hạn khác theo yêu cầu để người đại diện biết và thực hiện. Trường hợp tài liệu không đủ, không có cơ sở để tham gia ý kiến thì trong vòng ba (03) ngày làm việc (kể từ khi nhận được tài liệu, nhận được thông báo qua các phương tiện thông tin), chủ sở hữu phần vốn nhà nước phải có văn bản để người đại diện biết và bổ sung hoàn chỉnh tài liệu, thông tin. Với thời hạn 15 ngày là vô cùng khó khả thi? Vì hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục, rất nhiều việc không thể chờ đợi tới 15 ngày. Bên cạnh đó, nếu chủ sở hữu là bộ, cơ quan ngang bộ, hoặc UBND cấp tỉnh thì chắc chắn không thể “cho ý kiến chỉ đạo” trong thời hạn 15 ngày? Bởi có nhiều lý do để văn bản “xin ý kiến” không được trả lời trong thời hạn quy định. Ví dụ như chủ sở hữu là chủ tịch UBND tỉnh bận đi họp, đi công tác nước ngoài hoặc bộ phận tham mưu, giúp việc “đang nghiên cứu”... Do đó, cơ chế “xin - cho” này không phù hợp với hoạt động kinh doanh trong kinh tế thị trường.
Thứ năm, tại Khoản 2, Điều 5 của quy chế có quy định về một trong những quyền của người đại diện như sau: Được chủ sở hữu phần vốn nhà nước ủy quyền tham gia ý kiến và biểu quyết tại cuộc họp theo số cổ phần (mức vốn) được ủy quyền đại diện. Đối với các nội dung phải xin ý kiến chủ sở hữu phần vốn nhà nước thì sau khi có ý kiến chấp thuận của chủ sở hữu phần vốn nhà nước người đại diện phải tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định theo đúng ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của chủ sở hữu phần vốn nhà nước. Trường hợp có nội dung phát sinh thêm chưa xin được ý kiến chỉ đạo thì đề nghị cuộc họp cho biểu quyết, quyết định sau. Quy định này chỉ có thể thực hiện trong trường hợp vốn nhà nước chiếm trên một tỷ lệ rất lớn trong vốn điều lệ của doanh nghiệp. Ví dụ như, theo ý kiến chỉ đạo bằng văn bản của chủ sở hữu, công ty cổ phần A phải thay người đại diện theo pháp luật thì phải được 75% số phiếu có quyền biểu quyết chấp thuận. Nếu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ là 55% và không có thêm 20% số phiếu có quyền biểu quyết còn lại chấp thuận thì coi như... không.
Tại Khoản 1, Điều 12 của quy chế có quy định: Căn cứ vào quy định của quy chế này, quy định khác của Chính phủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thông tư này có hiệu lực, các bộ quản lý ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh được phân công, phân cấp hoặc được giao là chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ban hành wuy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền phù hợp với điều lệ của doanh nghiệp, với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp; ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đại diện trên cơ sở đó quyết định các nội dung có liên quan đến người đại diện như: khen thưởng, kỷ luật, quyền lợi, về việc tiếp tục ủy quyền, chấm dứt ủy quyền, thay thế Người đại diện, các nội dung khác (nếu có). Như vậy, có thể hiểu quy chế này được xem là “quy chế mẹ”, quy chế do chủ sở hữu ban hành cho doanh nghiệp sẽ là “quy chế con”. Mà một khi “quy chế mẹ” còn nhiều điều bất khả thi thì các “quy chế con” sẽ xây dựng như thế nào để “không trái với quy chế mẹ” và phù hợp với “điều lệ, điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp”?....
NV
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Em có nên kết hôn khi gia đình anh ấy chỉ là nông dân?
- ·Hải quan Lạng Sơn cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn
- ·Đắk Nông: Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng trưởng 5,41%
- ·Khởi công dự án Khu công nghiệp Gia Bình II với tổng vốn gần 4.000 tỷ
- ·Buồn lòng gia đình có 3 trẻ nhỏ bị bại liệt
- ·Bổ nhiệm thêm Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan
- ·Hải quan Hòn Gai thu ngân sách đạt hơn 1.745 tỷ đồng
- ·Sát Tết, vé máy bay nhiều chuyến hết sạch
- ·Xót lòng mẹ đơn thân nuôi con bị tim bẩm sinh
- ·Thị trường tài chính thế giới diễn biến tích cực đầu năm mới
- ·Nhà đất đánh tiếng…phá giá để kích lòng tham
- ·Ngành dệt may Việt Nam: Thời điểm "vàng" cho phát triển bền vững
- ·Tăng thu ngân sách hơn 17 tỷ đồng từ công tác trực ban
- ·Giám đốc 9X chọn khởi nghiệp với thị trường ngách ngành công nghệ
- ·Xót xa cảnh mẹ bệnh nuôi con mù
- ·Điện Biên: Thu ngân sách 6 tháng do cơ quan Thuế thực hiện đạt 658 tỷ đồng
- ·Dại hạ giá tài sản của doanh nghiệp liên quan ông Trịnh Văn Quyết
- ·Hình thành nền công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản tiên tiến vào năm 2030
- ·Trao gần 9 triệu đồng đến 7 anh em mồ côi
- ·Tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp là mục tiêu hàng đầu của cải cách thủ tục hải quan