【bdtl c1】Kinh tế Việt Nam năm 2016: Tăng trưởng nhưng khó có đột phá
Năm 2016,ếViệtNamnămTăngtrưởngnhưngkhócóđộtphábdtl c1 tín dụng tiếp tục tập trung vào sản xuất, kinh doanh và ưu tiên DN vừa và nhỏ |
Theo TS. Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương. thời gian qua kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng chủ yếu tập trung vào một số ngành công nghiệp như chế biến, khai thác mỏ… Tuy nhiên, sự tăng trưởng dựa trên những ngành thâm hụt tài nguyên, khai khoáng này sẽ không thực sự bền vững.
Cũng theo ông Cung, nghịch lý lớn nhất trong nền kinh tế hiện nay đó là lạm phát thấp nhưng lãi suất giảm không đáng kể. Điều này vô hình trung làm tăng chi phí đầu vào của DN, đồng thời giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Ngoài ra, bội chi ngân sách và nợ công đang ở mức cao làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng thu ngân sách đang thấp hơn tốc độ chi, đặc biệt chi thường xuyên. Theo đó, thâm hụt ngân sách gia tăng, nợ công cũng tăng nhanh chóng trong mấy năm nay.
Bên cạnh đó, nền kinh tế trong nước phục hồi chậm, tính bền vững chưa cao nên phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, sự kỳ vọng vào TPP trong thời gian tới là rất lớn, cơ hội cũng rất nhiều. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn nữa để giúp DN vừa và nhỏ có niềm tin đầu tư dài hạn, cải tiến công nghệ, nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh thì cơ hội đó vẫn thuộc về các DN FDI đang đầu tư tại Việt Nam.
Ông Cung nhấn mạnh, các DN vừa và nhỏ Việt Nam sẽ tiếp tục có một năm khó khăn và nhiều thách thức. Chính vì vậy, các DN cần nỗ lực tăng năng suất, cải tiến công nghệ cùng với sự tăng cường hỗ trợ từ phía nhà nước. Có như vậy, kinh tế nước ta mới có thể phát triển bền vững và tận dụng đầy đủ những lợi thế từ các hiệp định tự do thương mại sẽ đem lại. Điểm sáng trong kinh tế Việt Nam năm 2016 sẽ thuộc về các DN tư nhân với yếu tố cải cách mạnh mẽ.
Về mục tiêu chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên định để kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Tín dụng sẽ tập trung vào sản xuất, kinh doanh, trong đó ưu tiên các DN vừa và nhỏ, các lĩnh vực như nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ… Từ phía các DN vừa và nhỏ cũng phải có những thay đổi, cải cách quản trị điều hành, có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi...
Nhìn rộng ra bức tranh kinh tế thế giới năm 2016, ông Cung cho rằng, kinh tế thế giới vẫn phục hồi nhưng không đồng đều. Kinh tế Trung Quốc đang khắc phục nội tại sang trạng thái “bình thường kiểu mới”, thay đổi khó lường và tác động khó dự đoán. Vì thế dự báo kinh tế vĩ mô nước ta năm 2016 sẽ tiếp tục ổn định, GDP sẽ đạt 6,7%, tăng 0,2% so với năm nay. Giá các loại mặt hàng nguyên liệu đầu vào sẽ ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quảng Ninh: Bắt giữ xuồng máy vận chuyển gần 68 nghìn bao thuốc lá lậu
- ·Thắng tuyệt đối 4 vòng thi, 10X TP.HCM ẵm vòng nguyệt quế tháng đầu tiên Olympia
- ·Dự kiến bỏ cộng điểm nghề khi xét tốt nghiệp THPT 2025
- ·Đại học Quốc gia TP.HCM công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực 2025
- ·Thông tin mới về các dự án liên quan đến Vũ ‘nhôm’: Cái bị thu hồi, cái được giao dịch trở lại
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Chỉnh chu' hay 'chỉn chu'?
- ·Ai là tân giáo sư trẻ nhất 2024?
- ·Bài toán cực dễ của học sinh tiểu học nhưng người lớn đều chào thua
- ·Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
- ·Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V
- ·Giá vàng trong nước đi ngang khi giá thế giới sụt giảm
- ·Kỷ luật hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh trong lễ tổng kết
- ·Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của gần 50 trường đại học
- ·Bốn ứng viên 9X trở thành tân phó giáo sư trẻ nhất 2024
- ·Hấp dẫn các chương trình vui tết Trung thu
- ·Chồng chéo trong tuyển dụng và phân bổ giáo viên, tháo gỡ thế nào?
- ·Xử phạt Đại học Quốc tế tuyển sinh vượt chỉ tiêu nhiều lĩnh vực
- ·Tranh cãi bài toán tiểu học ở Singapore, phụ huynh 'toát mồ hôi' tìm lời giải
- ·Giông lốc tại miền núi phía Bắc gây nhiều thiệt hại về người và tài sản
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Soi mói' hay 'xoi mói'?