【ty keo 88】"Chắp thêm cánh" cho phát triển kinh tế
Kiên trì mục tiêu hội nhập
30 năm đổi mới cũng là 30 năm Việt Nam theo đuổi con đường hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiến trình hội nhập ấy được đánh dấu bằng mốc hội nhập quan trọng là tham gia vào tổ chức WTO. Và rồi,ắpthêmcánhampquotchopháttriểnkinhtếty keo 88 Việt Nam tiếp tục tham gia đàm phán hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, đa phương với các đối tác lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Không chỉ giúp Việt Nam tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hội nhập còn nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo đó, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 6%, GDP bình quân đầu người tăng từ 289 USD vào năm 1995 lên 2.215 USD vào năm 2016. Hội nhập còn tạo ra cơ hội thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao.
Phấn khởi hơn, cơ hội lớn nhất cho Việt Nam là mở rộng thị trường nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thương mại để tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Nếu như năm 2007, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam là 111,3 tỷ USD thì tới năm 2016 tổng kim ngạch XNK của Việt Nam đã tăng khoảng 3 lần, đạt hơn 330 tỷ USD.
Tất nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có tính hai mặt, có cơ hội thì cũng không thể thiếu thách thức. Hội nhập cũng nằm trong quy luật tất yếu ấy. Song việc nhìn lại những hạn chế, tồn tại, yếu kém cũng là cách để tạo động lực tốt hơn cho giai đoạn sau.
Không “trốn tránh” thực tế, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế thừa nhận, hội nhập kinh tế quốc tế đã bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục bởi “những hạn chế này đã tác động bất lợi tới phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua và có thể còn tác động bất lợi lâu dài”. Việt Nam chưa thực sự chủ động, chưa tận dụng được lợi thế và giải quyết tốt các quan hệ kinh tế tiềm năng.
Ông Khánh cho rằng, có những thời điểm chúng ta tập trung vào các lợi ích mang tính ngắn hạn như cắt giảm thuế quan mà chưa chú trọng đúng mức đến các mục tiêu dài hạn như nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng tăng trưởng, cải cách môi trường, thể chế trong nước, khả năng thích ứng nhanh của nền kinh tế với biến động bên ngoài. Việt Nam đang thiếu các ngành kinh tế, DN mang tính mũi nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới, chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành khác cùng phát triển.
Đánh giá cao sự trưởng thành, tích cực của Việt Nam trong hội nhập nhưng phát biểu tại phiên họp thứ 5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21-12-2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ không quên nhắc rằng: “Có nhiều ý kiến đánh giá Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế khá thành công nhưng hội nhập trong nước chưa tương thích. Sự chuẩn bị về tâm thế còn hạn chế nên chưa khai thác hết được các cơ hội mang lại, thách thức không vượt qua được, có khi thua ngay trên sân nhà”.
Xung trận
Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong những năm tiếp theo khi các FTA bước vào giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế NK, thậm chí, có những FTA còn cam kết cắt giảm đến 99% số dòng thuế. Thông điệp mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nêu ra càng thể hiện quyết tâm hội nhập của Việt Nam ngay cả khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)- hiệp định đặt ra rất nhiều kỳ vọng cho Việt Nam, đang gặp bế tắc.
Khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có sự khẳng định rất rõ ràng, nếu việc Mỹ rút khỏi TPP thực sự xảy ra, bên kia bờ Thái Bình Dương, TPP vẫn còn lại các đối tác là Canada, Mexico, Peru và Chile với thương mại XK hàng năm khoảng gần 600 tỷ USD, một con số khổng lồ và nhiều tiềm năng. Riêng về thu hút FDI vào Việt Nam, tỷ trọng cao nhất vẫn là Nhật Bản và Singapore, 2 nước này cộng lại gấp 7 lần vốn của Mỹ.
Tiếp tục truyền đi thông điệp hội nhập, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng khẳng định: “Chính phủ xác định, dù có hay không có TPP thì Việt Nam vẫn chủ động cải cách và hội nhập sâu vì các hiệp định chúng ta ký với EU và nhiều quốc gia khác, nhiều tiêu chuẩn cũng tương đồng với TPP”.
Có thể nói, quyết tâm hội nhập sẽ “chắp thêm cánh” cho kinh tế Việt Nam phát triển tốt hơn trong thời gian tới. Song muốn đạt được mục tiêu ấy, Việt Nam cần khắc phục được những tồn tại, yếu kém đã được chỉ ra để tạo động lực cho DN, người dân tận dụng cơ hội từ hội nhập. Hay nói cách khác, đây chính là sự chuẩn bị hành trang cho một chặng đường mới.
Hành trang Việt Nam mang theo trước tiên là sự đổi mới thể chế chính sách, lấp đầy lỗ hổng pháp luật trong thực thi các cam kết thương mại, ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế tổng thể với những vấn đề trọng tâm như tái cơ cấu DN Nhà nước, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, bảo đảm bền vững an toàn nợ công, tái cơ cấu công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp… Đây sẽ là điều kiện quan trọng để Việt Nam hội nhập thành công. “Chính phủ đang rà soát lại để trình Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật trong vòng 3-5 năm tới”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ.
Cùng với việc đổi mới thể chế, hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển các mặt hàng XK chủ lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải giải quyết ngay. Thực tế đã cho thấy, nhiều ngành hàng của Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, đặc biệt là những thách thức đến từ việc nhiều ngành hàng của Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tốt khi mà cơ cấu hàng XK chủ yếu sử dụng công nghệ thấp, thâm dụng lao động. Lúc đó, thua thiệt thuộc về DN. Điều này sẽ rất dễ lặp lại nếu chúng ta không có sự chuẩn bị kỹ càng.
Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước. Đó chính là bất lợi của nền kinh tế Việt Nam ở thị trường nội địa. Nỗi lo Việt Nam trở thành vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của các nước ASEAN không chỉ là băn khoăn của Chính phủ mà còn là lo ngại của không ít nhà sản xuất, DN cũng như người tiêu dùng Việt Nam trong thời gian gần đây, khi mà đi tới đâu cũng thấy hàng hóa các nước thuộc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Vậy cho nên, việc “xây rào” bảo vệ thị trường trong nước tương thích với thông lệ quốc tế và yêu cầu trong nước là rất cần kíp.
Một đại lộ thênh thang đã hiện ra trước mắt cho Việt Nam, tuy nhiên cơ hội thì vẫn nằm trên giấy, còn rủi ro, thách thức đã hiện hữu. “Cỗ xe” kinh tế Việt Nam- theo cách ví von của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phải có tâm thế vững chắc để không bị trật khỏi đường ray khi đoàn tàu chuyển bánh.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- ·Thỏa thuận Xanh châu Âu
- ·Ngày 25/3: Giá sắt thép trên Sàn giao dịch Thượng hải giảm mạnh phiên đầu tuần
- ·Hội nghị AMM
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Ngày 25/3: Giá heo hơi tăng rải rác 1.000
- ·Đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc
- ·TP Vĩnh Yên ban hành kế hoạch thực hiện đại hội điểm cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Nữ diễn viên bắt hãng hàng không Mỹ phải xin lỗi là ai?
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Gia Lai: Ông Đoàn Hữu Dũng được giới thiệu bầu làm Chủ tịch thành phố Pleiku
- ·Chiến lược mới của EU và liên kết ASEAN ở Ấn Độ Dương
- ·Trúc Diễm tái xuất trong show thời trang tại Mỹ sau 2 năm rời showbiz
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Ngày 26/3: Giá gạo bật tăng 50
- ·Cục Thuế Hà Nội sẽ "phủ sóng" hóa đơn điện tử trước ngày 30/9
- ·Ngày 12/3: Giá lúa gạo tại thị trường trong nước tiếp tục chững giá
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Quảng Ninh có tân Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh