【tỷ số world cup】TP. HCM: Thu gần 118 tỷ đồng từ xử lý vi phạm quản lí thị trường
Riêng về kiểm tra chuyên ngành Chi cục QLTT thành phố đã thực hiện 6.191 vụ, tăng trên 8% so với năm 2016, trong đó có 5.654 vụ vi phạm. Hiện Chi cục đã xử lý 5.158 vụ, thu nộp ngân sách 118.840 triệu đồng bao gồm tiền phạt hành chính, tiền bán hàng tịch thu và tiền thu lợi bất hợp pháp; đã tiêu hủy hàng giả, hàng cấm, hàng không đủ điều kiện lưu thông với tổng trị giá gần 112 tỷ đồng (tăng trên 237% so với năm 2016; Trị giá hàng tịch thu chờ bán hơn 49 tỷ đồng.
Ngoài ra, còn 97 quyết định xử phạt hành chính còn tồn với phần tiền phạt chưa thi hành là trên 5.26 tỉ đồng. Đặc biệt, chi cục đang đôn đốc thi hành 1 trường hợp nộp lại số tiền thu lợi bất chính với số tiền là 60 tỷ đồng.
Trong năm 2017, Chi cục Quản lí thị trường cũng đã chuyển sang cơ quan điều tra 17 vụ bao gồm 5 vụ vận chuyển thuốc lá lậu, 3 vụ sản xuất kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, 1 vụ kinh doanh hàng giả mạo nguồn gốc xuất xứ và 7 vụ hàng nhập lậu, trị giá khoảng gần 27 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Bách, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lí thị trường TP.HCM, trong thời gian qua mặc dù lực lượng QLTT và các lực lượng chức năng của thành phố đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm tra, xử lý nhưng tình hình vận chuyển chứa trữ hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ gian lận trên địa bàn thành phố vẫn chưa được đẩy lùi.
Cụ thể tình hình vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu từ Tây Ninh, Long An đi qua địa bàn giáp ranh để vận chuyển về các quận nội thành đi các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận... tiêu thụ vẫn diễn biến phức tạp. Tình hình vận chuyển buôn bán hàng nhập lậu vẫn tiếp tục diễn ra. Hàng hóa nhập lậu qua đường bộ các tỉnh biên giới các tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung, Tây Nam rồi vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không vào TP.HCM. Nhóm hàng hóa nhập lậu điển hình gồm hàng may mặc, dược phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, điện thoại di động, đường cát, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, hàng thiết yếu tiêu dùng và một số sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ luôn được các đội quản lý thị trường thường xuyên kiểm tra, xử lí nhưng tình hình buôn bán hàng giả (phần lớn là hàng tiêu dùng và hàng thời trang) chưa được xóa bỏ triệt để, các đối tượng kinh doanh hàng hóa có chứng từ, hàng thật xen lẫn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng... vẫn còn xảy ra tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống trên địa bàn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Giá vàng còn tăng tới đâu?
- ·Trời nắng nóng, làm sao để giảm nhiệt cho ô tô khi đỗ ngoài trời?
- ·Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Vietnam Motor Show 2019
- ·Top 10 hãng xe đáng tin cậy nhất theo J.D.Power 2019
- ·Chỉ số giá lương thực thế giới tăng mạnh nhất trong 18 tháng qua
- ·Liên tiếp xảy ra các vụ cháy xe, Cục Đăng kiểm ra khuyến cáo
- ·Ô tô giảm giá cả trăm triệu, thị trường xe tăng trưởng mạnh sau Covid
- ·'Ác mộng' với những pha nhập làn cẩu thả trên cao tốc
- ·Hồ sơ công chứng có giá trị không khi đánh mất sổ đỏ?
- ·Hải quan truy tìm chủ nhân hàng chục xe Nissan bị 'bỏ rơi' ở cảng Hải Phòng
- ·Bất ngờ triển khai một dự án đã hết thời hiệu?
- ·Hà Nội quyết định hoãn chặng đua F1
- ·Lượng ô tô nhập khẩu nửa đầu tháng 2 vượt cả tháng 1
- ·Phú Thái Mobility ra mắt không gian trưng bày mới của Jaguar và Land Rover
- ·Ngoại tình nhưng… không xác thịt
- ·Có giá 77,5 triệu đồng, Vespa Sprint 2019 chính thức xuất hiện
- ·Siêu xe McLaren 720S đỉnh nhất Việt Nam về nước, chủ nhân cấp tập khử trùng
- ·Xe Đức tăng tốc chiếm lĩnh thị trường Hàn Quốc
- ·Bàn giải pháp xây dựng và phát triển Thương hiệu chanh Long An
- ·Xe máy đi vào điểm mù xe tải