【số liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia scotland gặp đội tuyển bóng đá quốc gia gruzia】Lắng nghe để gỡ khó
Quảng Điền là địa phương có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản vùng ven biển, đầm phá |
Nhận diện rào cản
Mới đây, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền Lê Ngọc Bảo đã chủ trì buổi đối thoại với người dân trên địa bàn huyện nhằm bàn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp trong phát triển dịch vụ, du lịch biển, đầm phá tại địa phương.
Tại buổi đối thoại, không ít ngư dân khẳng định, Quảng Công là một trong những xã có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản vùng ven biển, đầm phá của huyện Quảng Điền. Hiện, nhiều hộ dân ở địa phương này đã mạnh dạn đầu tư nuôi các loại tôm, cá cho giá trị kinh tế cao, tạo việc làm ổn định cho không ít lao động tại chỗ.
Theo ông Nguyễn Hữu Đạt, trú tại xã Quảng Công, với bờ biển đẹp, bãi cát trắng dài nên nhiều hộ dân ở Quảng Công đã chuyển hướng phát triển kinh tế bằng loại hình dịch vụ, du lịch biển. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát biển còn xảy ra, ảnh hưởng đến môi trường, kinh tế du lịch biển.
Ý kiến khác đề cập, tại vùng đầm phá Tam Giang thuộc địa phận xã Quảng Lợi, người dân còn khai thác thủy sản bằng lưới lừ khá dày đặc, ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lợi thủy sản và du lịch đầm phá, cần có giải pháp tháo gỡ.
“Lừ xếp là một loại bẫy cá ở tầng đáy có tính hủy diệt cao. Ngư cụ này có nguồn gốc từ Trung Quốc và bắt đầu được ngư dân đưa vào sử dụng để khai thác thủy sản ở đầm phá từ năm 2005. Ban đầu chỉ phát triển ở quy mô nhỏ, nhưng sau này được người dân phát triển rộng với quy mô lớn. Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện Quảng Điền đang ngày có nguy cơ cạn kiệt do đánh bắt quá mức”, ngư dân Trần Hè trú tại thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi lo lắng.
Gỡ khó cho ngư dân
Trước những vấn đề người dân phản ánh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cùng đại diện các phòng, ban liên quan của huyện và địa phương tiếp thu, trao đổi và giải đáp một cách thỏa đáng.
Liên quan đến ý kiến của người dân xã Quảng Công về vấn đề khai thác cát biển, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện làm việc với chính quyền địa phương, phối hợp với các ngành để kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm những cá nhân cố tình khai thác cát biển trái quy định.
Khó khăn về thủ tục, trình tự để thành lập cơ sở kinh doanh du lịch; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất về phát triển du lịch; những điều kiện hoạt động trong phát triển du lịch; giải pháp của huyện về bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững… cũng là những vấn đề mà người dân vùng biển, đầm phá của huyện Quảng Điền quan tâm đề cập tại buổi gặp gỡ, đối thoại. |
Đối với tình trạng khai thác thủy sản bằng lưới lừ dày đặc tại xã Quảng Lợi, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền yêu cầu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện khẩn trương cùng các ngành và chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát, xử lý các trường hợp vi phạm, không để ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, phát triển du lịch đầm phá trên địa bàn huyện.
“Tùy theo từng vấn đề để huyện tập trung chỉ đạo ráo riết hơn nữa, nhằm sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế mà người dân đề cập tại buổi gặp gỡ, đối thoại. Quảng Điền đang quy hoạch các điểm du lịch biển, đầm phá tại xã Quảng Công với diện tích hơn 16ha ở vùng biển thôn An Lộc, vùng ruộng lúa và nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang. Do vậy, huyện đã và đang tiếp tục hỗ trợ người dân tiếp cận các cơ chế, chính sách của Nhà nước để phục hồi và phát triển dịch vụ, du lịch đầm phá trên địa bàn huyện”, Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền Lê Ngọc Bảo khẳng định.
Những năm gần đây, vùng kinh tế đầm phá, ven biển đang dần trở thành động lực phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền. Đó là hướng đi phù hợp trong phát triển tiềm năng, thế mạnh về dịch vụ, du lịch biển và đầm phá nơi đây.
Nhiệm vụ đặt ra hiện nay là các cơ quan, ban, ngành, địa phương trên địa bàn huyện Quảng Điền cần tiếp tục tăng cường việc quản lý đánh bắt, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên đầm phá. UBND huyện Quảng Điền tiếp tục có những giải pháp, phương án giải quyết hiệu quả, nhằm đảm bảo việc khai thác thủy sản phải gắn với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển hiệu quả dịch vụ, du lịch biển, đầm phá trên địa bàn huyện.
Thời gian gần đây, lĩnh vực dịch vụ, du lịch ở huyện Quảng Điền có bước khởi sắc; trong đó, du lịch biển thu hút nhiều lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, tắm biển, mang lại nguồn thu khá lớn cho các hộ dân, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch biển, nhất là tại vùng biển xã Quảng Ngạn, Quảng Công... |
(责任编辑:World Cup)
- ·Báo chí phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội
- ·Symphony of Stars: Đêm Gala kỷ niệm đầy cung bậc cảm xúc của Trường Quốc tế TIS
- ·Dạy thêm học thêm: Ranh giới ép buộc và tự nguyện mong manh, khó kiểm soát
- ·Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi 'Tiếng nói Xanh' mùa 2
- ·Thanh tra Chính phủ nói gì về xử lý vi phạm vụ 'xẻ thịt' rừng phòng hộ Sóc Sơn?
- ·Huyện Phú Xuyên: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
- ·Đề minh hoạ và đáp án 8 môn thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025
- ·Quốc đảo nào nhỏ nhất thế giới?
- ·'Cá thần' được người dân Nghệ An đồn thổi sẽ vào nồi om dưa
- ·Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư 2024
- ·Tổng Cục dự trữ Quốc gia: Hơn 120 nghìn tấn gạo được xuất cấp cho các địa phương
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Giáng chiều' hay 'ráng chiều'?
- ·Hồ nước nào rộng nhất thế giới?
- ·Thư tay đặc biệt của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa hơn 1.700km
- ·Nghệ An: Xôn xao ‘cá thần’ xuất hiện, hàng trăm người đổ xô đến xem
- ·Ai là người ăn trộm chiếc đồng hồ của thuyền trưởng?
- ·Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước
- ·Cứ 10 giáo viên thì 3 người dạy thêm
- ·Dồn lực dập dịch tại Bệnh viện Bạch Mai
- ·Thầy giáo vui mừng chạy đứt dép đến báo tin học sinh đoạt giải