【kq schalke 04】Nhiều hạn chế trong phòng ngừa tham nhũng vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. |
Nhiều hạn chế trong công tác phòng ngừa tham nhũng đã kéo dài nhiều năm do những nguyên nhân khác nhau,ềuhạnchếtrongphòngngừathamnhũngvẫnchưacógiảiphápkhắcphụchiệuquảkq schalke 04 trong đó nhiều hạn chế có nguyên nhân từ khâu tổ chức thực hiện pháp luật, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội lưu ý như trên khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022.
Trình bày nội dung này tại Quốc hội sáng 8/11, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga khái quát, năm 2022, công tác phòng chống tham nhũng vẫn tiếp tục được đẩy mạnh và có bước tiến mạnh, đột phá với quyết tâm chính trị cao hơn, tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, có chiều hướng thuyên giảm.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra cho rằng, việc thực hiện một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế; công tác kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa tham nhũng chưa cao.
Cụ thể là, tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các quy định về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động và trách nhiệm giải trình ; vẫn còn để xảy ra nhiều vi phạm trong việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch…
Tình trạng vi phạm việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; vi phạm thực hiện quy tắc ứng xử gia tăng; tình trạng lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật, vị trí công tác để nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệpcòn diễn ra ở nhiều lĩnh vực.
Việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng còn chưa phát huy hiệu quả rõ nét; nhiều địa phương vẫn chưa triển khai thực hiện việc xác minh tài sản, thu nhập theo kế hoạch và chuyển đổi vị trí công tác theo quy định.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng yêu cầu . Cải cách thủ tục hành chính vẫn còn có những bất cập, mức độ chuyên nghiệp và khả năng đáp ứng yêu cầu của người dân đối với dịch vụ hành chính công chưa cao; chất lượng một số thủ tục hành chính chưa bảo đảm…
Việc triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng tại khu vực ngoài nhà nước hiệu quả chưa cao; một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự chú trọng triển khai và chỉ đạo thực hiện công tác này.
Những hạn chế lưu trên đã khá quen thuộc trong các báo cáo của Ủy ban Tư pháp báo cáo Quốc hội hàng năm.
Bởi thế, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhấn mạnh: "Đáng lưu ý là nhiều hạn chế trong công tác phòng ngừa tham nhũng đã kéo dài nhiều năm do những nguyên nhân khác nhau, trong đó nhiều hạn chế có nguyên nhân từ khâu tổ chức thực hiện pháp luật, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả".
Trước đó, trình bày báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022, Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cũng nhìn nhận, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được tổ chức thực hiện đồng bộ và toàn diện, một số biện pháp hiệu quả thấp.Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, chuyển đổi vị trí công tác, kiểm soát tài sản, thu nhập, nộp lại quà tặng còn hạn chế.
Về kết quả phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng ông Phong cho biết, các quan điều tra đã thụ lý 687 vụ án, 1.439 bị can (tăng 105 vụ, 177 bị can so năm 2021); đã kết luận điều tra và đề nghị truy tố 336 vụ/765 bị can.
Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 506 vụ/1.332 bị can; đã giải quyết 426 vụ/1.084 bị can.
Tòa án Nhân dân các cấp giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 577 vụ /1.399 bị cáo; đã giải quyết 533 vụ /1.272 bị cáo; trong đó đã xét xử 410 vụ/945 bị cáo.
Với công tác thi hành án, theo báo cáo tổng số phải thi hành là 3.973 việc, ứng với hơn 89 nghìn tỷ đồng; trong đó: số có điều kiện thi hành là 2.739 việc, ứng với hơn 43 nghìn tỷ đồng; đã thi hành xong 1.895 việc, ứng với 15,9 nghìn tỷ đồng (tăng 290% so với năm 2021).
Chính phủ dự báo, cùng với sự phát triển của đất nước và quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, khó lường hơn, xảy ra trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước; tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn nghiêm trọng, phức tạp; tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Chính phủ xác định năm 2023 tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Vay “bạc nóng” chữa bệnh, người phụ nữ cầu cứu
- ·LẠC MẤT NHAU
- ·Thiếu 90 triệu mổ tim, tính mạng bé trai bị đe dọa
- ·Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Udinese, 02h45 ngày 5/1: Cơ hội của Verona
- ·Tia hy vọng mong manh của cậu bé mắc bệnh ung thư máu
- ·Có nên mua nhà chỉ có sổ hồng photo công chứng?
- ·'Ngôi nhà mơ ước' đầu tiên được trao tặng tại Yên Bái
- ·Trò chơi Pokemon Go chính thức cập bến thị trường Việt Nam
- ·Bệnh nhân nghèo tặng bệnh nhân nghèo 195 triệu đồng
- ·Nokia Networks bắt tay Vinaphone tăng cường phạm vi và tốc độ mạng
- ·Mẹ khóc ròng chứng kiến con 2 tuổi oằn mình đau đớn
- ·Phản hồi về bài viết
- ·Thăng Long
- ·Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- ·Vi phạm giao thông khi 14 tuổi, xử phạt ra sao
- ·Cha ung thư chỉ lo con không đủ tiền đi học
- ·CÁC ANH ĐI…
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Cán bộ đánh bạc, tổ chức đánh bạc: phạt nặng nhiều tội