【trận đấu cremonese】Cần làm gì để phát triển kinh tế xanh?
Đó là nội dung chính được chuyên gia thảo luận tại Diễn đàn "Kinh tế xanh: Phát triển kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu" do Báo điện tử VOV tổ chức sáng nay
Phát biểu tại diễn đàn,ầnlàmgìđểpháttriểnkinhtếtrận đấu cremonese Phó Tổng giám đốc VOV Phạm Mạnh Hùng cho rằng, thời gian gần đây cả hệ thống chính trị đang bàn rất nhiều về những công việc cần chuẩn bị cho kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên vươn mình, trong đó có việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh.
“Khái niệm về kinh tế xanh không còn quá mới, đã được nói đến rất nhiều nhưng trong xã hội, dư luận, hiểu thế nào về kinh tế xanh cũng là một câu hỏi hay quan hệ giữa kinh tế xanh với phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn ra sao cũng là vấn đề đáng bàn”, Phó Tổng Giám đốc VOV nói.
Theo ông Hùng, để phát triển một nền kinh tế hiện đại cần dựa vào rất nhiều yếu tố trong đó có quản trị hiện đại, hạ tầng hiện đại thông minh, nền kinh tế sử dụng bền vững tiết kiệm tài nguyên, không ảnh hưởng đến môi trường. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản về phát triển kinh tế chính sách về phát triển kinh tế xanh, nhưng để thực hiện hiệu quả cần những hành động cụ thể, rất quyết liệt, cũng như những chính sách hoàn toàn mới, mang tính đột phá.
Trong khi đó, ông Đặng Huy Đông - nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Viện trưởng - Viện Quy hoạch và Phát triển cho biết, có nhiều chuyên gia cả trong nước và quốc tế tỏ vẻ ngạc nhiên khi Việt Nam cam kết tại COP 26 sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng - netzero vào năm 2050, trong khi không ít quốc gia khác có trình độ phát triển kinh tế ngang tầm với chúng ta đẩy mốc netzero lùi về 2060. "Đây không phải là nhiệm vụ bất khả thi nếu chúng ta tập trung huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là trí lực", ông Đông nhấn mạnh.
Cũng theo ông Đông, giao thông công cộng, đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị là hai dư địa góp phần giảm phát thải khí nhà kính rất lớn. Để nhắm tới mục tiêu lớn, chúng ta không thể dựa vào phương tiện cá nhân. Xe điện cá nhân không phát thải trực tiếp nhưng lại làm tăng phát thải ở các nhà máy điện, nến vẫn dùng điện lưới quốc gia, với nguyên liệu hóa thách thì vô nghĩa. Nếu phương tiện các nhân sử dụng nguồn năng lượng tái tạo thì việc giảm phát thải mới có ý nghĩa. "Do đó, phương tiện công cộng là thứ chúng ta cần nhắm đến để giảm phát thải triệt để”, ông khẳng định.
Cả hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM sẽ hoàn thành mạng lưới khoảng 500km đường sắt đô thị (metro) kết hợp với hệ thống giao thông công cộng cấp 2 (tàu điện mặt đất) và cấp 3 (xe buýt và xe taxi chạy động cơ điện - doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất rất đẹp, rất tốt) sẽ thay thế hơn triệu ô tô cá nhân và hàng chục triệu xe máy chạy xăng, làm giảm hàng triệu tấn khí nhà kính mỗi năm.
Ngoài ra, việc quy hoạch kiến trúc các khu đô thị ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất giảm tiêu thụ điện năng cũng gián tiếp giảm phát thải khí CO2. Một đô thị TOD (mô hình chiến lược phát triển đô thị với nhân tố chính là hệ thống giao thông công cộng của đô thị) nén với đầy đủ các tiện ích dân cư, kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, trường học, thương mại, văn hóa, thể thao…) bám theo trục giao thông công cộng Metro giúp giảm 40% lượng người tham gia giao thông, giảm hàng chục km di chuyển mỗi ngày cho mỗi công dân, tương đương giảm hàng tỷ km di chuyển dân cư đô thị, tương ứng hàng triệu tấn CO2 mỗi năm.
Nêu quan điểm của mình, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế chỉ ra 5 lý do cần tăng trưởng xanh, đó là: Mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa môi trường và sức khỏe (nhất là bối cảnh dịch bệnh gia tăng....).
Việt Nam thuộc 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu và thay đổi hệ sinh thái sinh học (tổn thất có thể lên đến 11% GDP vào năm 2100);
Tiếp theo, hiệu quả kinh tế - xã hội (xanh) cao hơn nhiều. Cứ 1 triệu USD đầu tư vào năng lượng tái tạo giúp tăng thêm ít nhất 5 việc làm (so với đầu tư năng lượng hóa thạch).
Tăng trưởng xanh cũng có năng lực cạnh tranh, hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Và cuối cùng, tăng trưởng xanh giúp tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế và doanh nghiệp.
Ông Lực cũng chỉ ra 5 lĩnh vực cần ưu tiên phát triển xanh, gồm: Nông nghiệp xanh, sạch và ứng dụng công nghệ cao; Phát triển đô thị và phương thức vận tải bền vững (đô thị chiếm 78% tiêu thụ năng lượng và 60% khí phát thải nhà kính toàn cầu); Chuyển đổi năng lượng sạch; Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn và cuối cùng là gìn giữ đại dương sạch và hiệu quả (Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố có kinh tế biển...).
Tại diễn đàn, các chuyên gia cũng tham gia thảo luận nhiều vấn đề xoay quanh tài chính xanh thúc đẩy kinh tế xanh tại Việt Nam.
Công HiếuTheo UNEP (Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc), kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội.
Ở Việt Nam, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian qua, đang là hướng đi tích cực nhằm giảm thiểu những tác động rủi ro của biến đổi khí hậu.
Năm 2012, Thủ tướng ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó khẳng định: “Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”.
Ngày 1/10/2021, Thủ tướng ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, đề ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hoà carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cũng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế xanh hướng đến sự ổn định, bền vững, thịnh vượng của đất nước, trong đó nêu rõ: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
(责任编辑:Thể thao)
- ·“Gà lông nhung” giả xuất hiện tại TP.HCM
- ·Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng: Phấn đấu khai thác 25.000 tấn mủ
- ·Phương án tăng thuế với thuốc lá bị "chê" là quá thấp
- ·Cây cao su không phụ người kiên định
- ·Thạnh Hóa tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
- ·Sống giữa tình thương
- ·Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Đông
- ·Giải quyết vướng mắc việc thanh quyết toán đường Lộc Tấn
- ·Không có đâu thiên đường tình ái...
- ·Trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho đồng chí Nguyễn Văn Đông
- ·‘Đại gia’ đa dại, mỹ nhân tham tiền?
- ·Tín hiệu vui đối với người trồng điều Bình Phước
- ·Đã 3 năm nhưng Bộ Nội vụ chưa xem xét, thẩm định đề án vị trí việc làm của Cà Mau
- ·Tuổi trẻ khối doanh nghiệp vững bước làm chủ công nghệ
- ·Giảm 20% giá vé tàu hỏa
- ·Phát triển hoạt động Đoàn trong sinh viên
- ·Trải nghiệm với ghe ủi cá đèn
- ·Người thoát án tử ở Bàu Hang
- ·Nhói lòng gia đình có 2 cháu nhỏ chết đuối cùng lúc
- ·Bình Phước xếp hạng 35 về chỉ số PCI