【lịch thi đấu bóng đá cúp c2 hôm nay】Việt Nam luôn kiên trì, kiên định lựa chọn nền kinh tế mở
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: Gia Cư |
Kiên định độc lập, tự chủ
Phát biểu kết luận phiên bế mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ: Cảm nhận các báo cáo tham luận rất hay, rất chân thành, rất xây dựng, rất thẳng thắn. Trong bối cảnh như các đại biểu đã phân tích, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn các đại biểu, các chuyên gia, (trong nước và nước ngoài), lãnh đạo các bộ, ngành, TP. Hồ Chí Minh đã rất tâm huyết, đóng góp chung cho phát triển kinh tế Việt Nam.
Về chủ đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiệu quả, Thủ tướng cho rằng, kinh nghiệm 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trải qua rất nhiều biến cố bên ngoài lẫn bên trong. Đặc biệt qua 2 năm chống dịch vừa qua và biến động phức tạp của tình hình thế giới, chúng ta vẫn đứng vững thế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế sâu rộng, tích cực, hiệu quả.
“Đây cũng là quan điểm xuyên suốt, nhất quán, khách quan, hiệu quả, phù hợp cương lĩnh, hiến pháp, cụ thể hóa các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nhất là đại hội lần thứ XIII. Vượt qua rất nhiều khó khăn thách thức, nhất là trong 2 năm chống dịch chúng ta vẫn ổn định trong thế giới đầy biến động” - Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho rằng, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả lấy lợi ích quốc gia dân tộc là mục tiêu cao nhất gắn với kết nối hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, thế giới; thể hiện rõ vai trò là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và dựa trên cơ sở 3 trụ cột: xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN.
Tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt khác là xác định rõ con người là trung tâm, là chủ thể, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa các yếu tố nền tảng là con người, tài nguyên thiên nhiên và truyền thống lịch sử, văn hóa. Phát huy giá trị văn hóa và tinh thần đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, tài năng và phẩm chất của con người Việt Nam để thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Cùng với đó, khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển; trong đó nội lực là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định và ngoại lực là quan trọng, đột phá, thường xuyên; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển hóa ngoại lực thành nội lực. Tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng. Tập trung hoàn thiện thể chế phát triển, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nâng cao khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực, của doanh nghiệp và của sản phẩm.
Tạo môi trường ổn định, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng
Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm,Thủ tướng nêu rõ, trước hết phải tạo môi trường hòa bình, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị - xã hội, ổn định môi trường pháp lý, tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng.
Chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, tạo thế đan xen lợi ích; tích cực tham gia sâu, góp phần định hình "luật chơi" trong hội nhập quốc tế.
Thứ hai, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đồng bộ, hiện đại, hội nhập, phù hợp với cam kết quốc tế. Phát triển đồng bộ các loại thị trường và các yếu tố thị trường hướng tới các chuẩn mực của một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật phù hợp với thông lệ, cam kết quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Tuân thủ đầy đủ quy luật của thị trường, nhưng có can thiệp của Nhà nước khi cần thiết để bảo vệ thị trường, bảo vệ doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân.
Thứ ba, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế (thu chi, xuất nhập khẩu, lương thực thực phẩm, năng lượng và lao động).Phối hợp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác. Tăng cường năng lực phân tích, dự báo, chủ động các kịch bản, phương án ứng phó phù hợp, kịp thời với những biến động, cú sốc từ bên ngoài.
Thủ tướng đánh giá tại phiên chuyên đề thứ hai, Diễn đàn đã tập trung đánh giá thực trạng, tồn tại hạn chế và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp phát triển thị trường vốn và thị trường bất động sản. Thủ tướng nhấn mạnh, cần chú trọng bảo đảm hài hòa giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn; khắc phục bất cập của các thị trường này, xử lý nghiêm các sai phạm nhưng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhà đầu tư chân chính, đúng pháp luật.
Thứ tư, tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả hơn, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Trong đó, chú trọng xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, các ngành công nghiệp nền tảng, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển kinh tế đô thị, liên kết vùng, kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo…
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế (cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, tránh dàn trải, chia cắt, manh mún, kéo dài; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước).
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới công nghệ, khởi nghiệp, chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số và công dân số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nâng cao năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)…
Tập trung thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn.
Thứ năm, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, phát huy vai trò quan trọng của doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo đó, phải rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho việc huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực từ bên trong và bên ngoài cho phát triển. Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược. Thúc đẩy hợp tác công tư (PPP); phát triển các mô hình: lãnh đạo công - quản trị tư; đầu tư công - quản lý tư; đầu tư tư - sử dụng công.
Phát triển cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI trở thành lực lượng nòng cốt xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập. Việt Nam hiện có trên 800 nghìn doanh nghiệp có tính linh hoạt, khả năng thích ứng cao và đang nỗ lực phục hồi, phát triển. Tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước; tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu.
Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực và quản trị quốc gia hiện đại. Thủ tướng lưu ý các cấp, các ngành cần chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế, chú trọng đào tạo kỹ năng, kiến thức pháp luật, hội nhập, nêu cao bản sắc văn hóa, ý chí, khát vọng phát triển, nhất là nguồn nhân lực có đủ khả năng cạnh tranh và làm việc trong môi trường quốc tế...
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị quốc giaCũng tại hội nghị, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị quốc gia; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý, nâng cao năng lực cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tích cực chủ động hội nhập vượt qua khó khăn là tất yếu khách quan. Theo Thủ tướng, phải tập trung phát huy đồng thời cả hai yếu tố, nội lực và ngoại lực. Trong đó, nội lực là chiến lược, cơ bản, lâu dài, là yếu tố quyết định; ngoại lực là cơ hội, đột phá, thông qua sự hoàn thiện về thể chế, đúc rút kinh nghiệm, học hỏi bên ngoài, quản trị tiên tiến, nguồn tài chính, công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Nhiệm vụ trọng tâm là phải giữ ổn định chủ quyền, ổn định chính trị, an ninh trật tự, đảm bảo môi trường pháp lý an toàn cho nhà đầu tư. Đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, doanh nhiệp. |
(责任编辑:La liga)
- ·Chuyện tình cổ tích của đôi vợ chồng tật nguyền
- ·Chủ tịch Quốc hội chúc Tết cán bộ chiến sỹ công an, bác sỹ tỉnh Cà Mau
- ·Startup AI Camera đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được rót vốn với mức định giá 100 tỷ
- ·Huyện Bàu Bàng: Khai giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng khóa II
- ·Nói với con về đảo xa Tổ quốc
- ·Việt Nam luôn ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đổi mới của CHDCND Lào
- ·Chủ động, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra
- ·Cử tri đề nghị xử lý nghiêm hành vi thổi giá bất động sản, bán chui cổ phiếu
- ·Công việc và tố chất cần có của một nhân viên bán hàng
- ·TP.HCM, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế tưng bừng đón chuyến bay đầu tiên của năm mới
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11
- ·Hơn 200 cán bộ cựu chiến binh tham gia tập huấn công tác hội
- ·Không phải Mỹ hay châu Âu, Trung Quốc mới là người dẫn đầu trong ngành công nghiệp xe điện
- ·Hiệu quả từ mô hình trồng rừng trên núi đá tại Ninh Thuận
- ·5 địa chỉ mua iPhone cũ chất lượng, uy tín tại TP.HCM
- ·Đổ xô vào điện gió ngoài khơi, các địa phương đăng ký 129.000 MW
- ·Louis Capital (TGG) muốn vay vốn thêm 300 tỷ đồng sau khi chào bán riêng lẻ 450 tỷ đồng cổ phiếu
- ·Chủ tịch Quốc hội dự Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân biển” tại Cà Mau
- ·Top 3 sáp chống nắng tiện lợi và hiệu quả hiện nay
- ·Sau “cú quay xe” bất ngờ quý IV, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể đạt 6,5%?