【bxh giải hà lan】Tiếng Nga ở châu Á: Tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Nga
Hội thảo khoa học quốc tế “Tiếng Nga ở châu Á” có ý nghĩa quan trọng,ếngNgaởchâuÁTăngcườngtìnhhữunghịgiữahainướcViệt–bxh giải hà lan nhằm phát triển và quảng bá ngôn ngữ và văn học Nga tại châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng.
Diễn ra từ ngày 25 - 27/11, hội thảo khoa học quốc tế “tiếng Nga ở châu Á” lần thứ III do trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội phối hợp với trường Đại học Tổng hợp Liên bang miền Đông Bắc (NEFU) mang tên M.K.Ammosov tổ chức, kết hợp hình thức trực tiếp và trực tuyến, tạo cơ hội thảo luận sâu rộng, mở ra những cơ hội hợp tác về giáo dục - đào tạo giữa hai nước, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong không gian khoa học và giáo dục hiện đại.
Hội thảo khai mạc sáng 25/11 đã thu hút gần 200 đại biểu, bao gồm lãnh đạo các Bộ, ngành Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, cùng đại diện nhiều trường đại học và chuyên gia từ Nga, Trung Quốc, Kyrgyzstan, Uzbekistan…
Phát biểu khai mạc, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, nhấn mạnh: Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nhằm phát triển và quảng bá ngôn ngữ, văn học Nga tại châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
GS.TS Nguyễn Công Nghiệp đã giới thiệu khái quát về trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) đến các đại biểu.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập năm 1996.
Hiện nay, trường có gần 30.000 sinh viên thuộc mọi hình thức giáo dục đang theo học. Trường có hơn 1.200 cán bộ, giáo viên, trong đó hơn một trăm giáo viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng tại Liên Xô và Nga. HUBT là trường đa ngành, có 27 chuyên ngành, đa cấp, Trường đào tạo các chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và cao đẳng. Trường đào tạo các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, sức khỏe và ngôn ngữ, trong đó có tiếng Nga.
Tiếng Nga hiện nay là một trong năm ngoại ngữ được đào tạo tại trường. Khoa Ngôn ngữ Nga được thành lập vào năm 2013. Trong hơn 10 năm, khoa đã đào tạo được nhiều cử nhân tiếng Nga và đã có trên 30 sinh viên nhận được học bổng toàn phần của hai chính phủ Nga và Việt Nam để sang du học tại nhiều trường đại học khác nhau ở Nga.
Một trong những hoạt động quan trọng của HUBT là thiết lập và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục với nhiều nước. Về hợp tác với Nga, nhờ sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nga tại Việt Nam và Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội, trường đã xây dựng được mối quan hệ trực tiếp với nhiều cơ sở giáo dục của LB Nga và đã ký được một số thoả thuận song phương.
Năm 2022, HUBT và Đại học Đông Bắc Liên bang Nga (NEFU) đã ký một thỏa thuận, mà kết quả thực tiễn quan trọng của thỏa thuận này là việc cùng tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ III ngày hôm nay.
Ngoài ra, để thực hiện thỏa thuận với NEFU, trường đã mở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nga tại HUBT. Nhiều sự kiện khác nhau sẽ được tổ chức tại đây để thu hút sinh viên Việt Nam học tiếng Nga.
“Và theo thỏa thuận, chúng tôi cũng mong muốn tại NEFU có một trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam. Việc thành lập trung tâm ngôn ngữ và văn hoá tại hai trường có giá trị rất lớn. Hy vọng hai trung tâm sẽ phát triển, góp phần quảng bá văn hoá Nga tại Việt Nam và Văn hoá Việt Nam tại Nga.
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sẽ tiếp tục đặc biệt quan tâm đến việc giảng dạy ngoại ngữ, trong đó có tiếng Nga, coi đây là đóng góp to lớn nhằm tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước chúng ta”, GS. TS Nguyễn Công Nghiệp cho biết thêm.
Chia sẻ về hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nước, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Liên Bang Nga, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội Murashkin V.V cho biết, sự phát triển hợp tác khoa học và giáo dục giữa Nga và Việt Nam được thực hiện chủ yếu theo hai hướng: đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong các trường đại học của Liên bang Nga và phát triển quan hệ đối tác giữa các cơ sở giáo dục của hai nước.
Ông tin tưởng, các vấn đề được nêu trong hội thảo sẽ vạch ra những triển vọng nghiên cứu khoa học rộng lớn trong việc giải quyết các vấn đề đang nảy sinh.
Trong ba ngày 25 đến 27/11, các tiểu ban sẽ làm việc về những nội dung như: Những vấn đề cấp bách của việc dạy tiếng Nga hiện nay, những khó khăn, bất lợi trong việc dạy tiếng Nga và một số giải pháp; Trí tuệ nhân tạo trong hệ thống dạy tiếng Nga cho người nước ngoài với điểm mạnh và điểm yếu, vai trò các ký hiệu trong giảng dạy tiếng Nga cho người nước ngoài; Kinh nghiệm quốc tế trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ…
Đỗ Tươi(责任编辑:World Cup)
- ·Ngày mai, 60 triệu thuê bao di động 11 số chuyển về 10 số
- ·Bàn giao Khu Di tích Ban Thường trực Quốc hội tại Tuyên Quang
- ·“Nghệ thuật và tài năng”: Cận cảnh thế hệ 8X của mỹ thuật Việt
- ·Ra mắt Tượng vàng Thánh Gióng chào mừng Giải phóng Thủ đô
- ·Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp dệt may mua/tiêm Vacxin Covid
- ·Bức tượng vàng Oscar đạt giá “khủng” trên sàn đấu giá
- ·Bức tranh Sơn Hải
- ·Phát huy giá trị bảo mật quốc gia
- ·Toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình 'Nghĩa tình quân dân'
- ·Sắp trùng tu Nhà thờ Đức Bà, TP.HCM trong nhiều năm
- ·UBND thành phố Hà Nội ra công điện tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid
- ·Liên hoan ca trù 2014: Tập trung giới thiệu lớp nghệ sỹ kế cận
- ·Xem clip “Chào mừng đến Việt Nam” của Bộ ngoại giao
- ·Những đặc sản của người Mường Thanh Hóa
- ·Chung cư Phú Hoàng Anh: 6 căn hộ “từ trên trời rơi xuống”?
- ·Khai mạc lễ hội Miếu Bà Rá năm 2014
- ·Dấu ấn Antoni Gaudi ở Barca
- ·Trưng bày tranh kính
- ·Thành lập Hội đồng thẩm định thanh tra kinh doanh xăng dầu
- ·Cần xử lý việc khắc hoa văn trống đồng trên mặt ghế