【tỷ số fulham hôm nay】Kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc bị xử phạt như thế nào?
Kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc bị xử phạt như thế nào? Ảnh: PV |
Gần 2.300 vụ vi phạm thương mại tại Hà Nội đã được xử lý trong tháng 10/2024
Theo Ban Chỉ đạo 389 Thành phố, hàng nhập lậu, hàng cấm và hàng không rõ nguồn gốc vẫn lưu thông trên thị trường, chủ yếu là các sản phẩm rượu, thuốc lá, quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm, và đồ điện tử. Trước tình trạng này, các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Trong tháng 10/2024, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh tra 2.572 vụ, phát hiện và xử lý 2.295 vụ vi phạm. Trong đó, có 1.669 vụ xử lý hành chính, 18 vụ bị khởi tố với 17 đối tượng. Cụ thể, có 232 vụ liên quan đến hàng cấm, hàng lậu; 183 vụ hàng giả và vi phạm sở hữu trí tuệ; 1.880 vụ gian lận thương mại.
Tổng số tiền thu nộp ngân sách từ các vụ việc này lên đến 294 tỷ 347 triệu đồng.
Trong vai trò Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389 Thành phố, Cục Quản lý thị trường đã thực hiện chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và UBND Thành phố, theo dõi, đôn đốc các sở, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo chức năng, lĩnh vực địa bàn được giao. Trong tháng, cơ quan đã thanh tra 532 vụ, xử lý hành chính 429 vụ, với tổng mức phạt là 4 tỷ 876 triệu đồng và trị giá hàng vi phạm là 2 tỷ 850 triệu đồng.
Năm 2024, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc bị xử phạt như thế nào?
1. Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là gì?
Căn cứ khoản 13 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.
Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm tương ứng với giá trị hàng hóa vi phạm
Căn cứ điểm c khoản 1, các quy định từ khoản 2 đến khoản 11 và điểm a khoản 12 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, đối với hành vi vi phạm về thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ xử phạt tương ứng với giá trị hàng hóa vi phạm như sau:
(i) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
(ii) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
(iii) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
(iv) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
(v) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
(vi) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
(vii) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
(viii) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
(ix) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
(x) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
(xi) Phạt tiền từ 80.000 000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Một số lưu ý mức phạt tiền do vi phạm bán thực phẩm không rõ nguồn gốc
(i) Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền theo quy định tại Mục 1.2 là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền nêu tại Mục 2 bài viết này.
(ii) Căn cứ khoản 14 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người đối với hành vi kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định nêu tại Mục 2.
Phát hiện cơ sở kinh doanh có dấu hiệu sản xuất hàng giả là thực phẩm tại quận Hà Đông | |
5 nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm kinh doanh xăng dầu dịp trong và sau Tết
- ·Ngày 4/3: Giá lúa gạo tăng, giảm trái chiều sáng đầu tuần
- ·Ngày 11/4: Giá heo hơi biến động trái chiều tại khu vực phía Nam, thịt heo tiếp tục chững giá
- ·Giữ chân cán bộ tốt, không để "chảy máu chất xám" khi tinh gọn bộ máy
- ·Công nghệ mật mã: Nền tảng bảo vệ an ninh và phát triển kinh tế số
- ·Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024
- ·Ngày 17/3: Giá xăng dầu ghi nhận tuần leo dốc hơn 3%, giá gas lao dốc 4%
- ·Ngày 21/3: Giá gas tiếp tục phục hồi, dầu thô tăng nhẹ
- ·Những lưu ý khi lựa chọn đơn vị thu mua đồng hồ cũ
- ·Hoa hậu Thế giới người Việt vừa bị bắt vì bán dâm không phải cuộc thi trong nước
- ·Giá heo hơi hôm nay 26/6/2023: Giữ mức cao nhất 63.000 đồng/kg
- ·Khó khăn kéo dài trong công tác thu ngân sách của ngành Thuế
- ·Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lãng phí
- ·Tài tử Chris Evans kết hôn với diễn viên kém 16 tuổi
- ·Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản
- ·Hà Nội khẩn trương rà soát, công bố đơn giản hóa TTHC nội bộ
- ·Ông Hoàng Văn Nghiệm được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn
- ·Khai trừ Đảng 4 cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh
- ·Bắt ốc bươu vàng, nông dân có thêm thu nhập trong mùa lũ
- ·Hà Nội đơn giản hóa 32 thủ tục hành chính ngành Nội vụ