【lịch thi đấu c một】Huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai: Nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp
Vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh Gia Lai
Trên quan điểm phát huy các nguồn lực trong và ngoài địa bàn, khai thác tiềm năng, thế mạnh phấn đấu xây dựng huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trở thành thị xã, Trong thời gian qua, huyện đã tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định Chư Sê là vùng kinh tế động lực phía Nam của tỉnh Gia Lai.
Đến cuối năm 2020, tổng giá trị sản xuất 11.433 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 108,27 % so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 33,85%, công nghiệp - xây dựng chiếm 34,48%, thương mại - dịch vụ chiếm 31,67%. Những kết quả nổi bật đó là:
UBND huyện đã triển khai lập và hoàn thiện các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng xã, thị trấn một cách đồng bộ, đúng quy chuẩn làm cơ sở cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, hạ tầng nông thôn. Cụ thể là triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm hành chính và khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê, với quy mô 75,6 ha; điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp tập trung huyện, với quy mô 45,6 ha; quy hoạch chi tiết xây dựng bến xe có quy mô 3,15 ha và các quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư với quy mô trên 35 ha. Đồng thời, huyện đã tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm hành chính 14 xã làm cơ sở đầu tư hạ tầng nông thôn và đạt tiêu chí số 1 trong 19 tiêu chí nông thôn mới.
Địa bàn huyện Chư Sê được đánh giá là có lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo, UBND huyện đã phối hợp với Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh Gia Lai trình Bộ Công thương đưa vào quy hoạch 15 dự án điện gió, 2 dự án điện mặt trời với tổng công suất dự kiến trên 1.500 Mw.
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển vượt chỉ tiêu đề ra. Các sản phẩm chủ yếu như đá, cát xây dựng sản xuất đạt trên 5.000m3, gạch không nung khoảng 10 triệu viên, tôn lợp mái hơn 200.000m2; gia công sắt thép 1.000 tấn; chế biến, xay xát trên 10.000 tấn lương thực phẩm; sản xuất mủ cao su thành phẩm gần 2.500 tấn, điện thương phẩm đạt 2.200 Mwh...
Xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư
Giai đoạn 2016 – 2020, huyện đã bố trí 1.041 tỷ đồng để xây dựng các công trình trọng điểm, công trình thiết yếu trên địa bàn thị trấn, các xã. Trong năm 2020, huyện tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao thông là huyết mạch để lưu thông hàng hóa, hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Xây dựng mới, nâng cấp 10,94 km đường nội thị thị trấn Chư Sê; mở rộng và nâng cấp 39,5 km đường liên xã, 52 km đường liên thôn, làng, đường nội đồng; xây dựng nút giao thông ngã ba Cheo Reo, Bến xe huyện; xây dựng mới 5 trường học, 5 nhà văn hóa xã, nhà sinh hoạt cộng đồng; hạ tầng kỹ thuật quy hoạch các khu dân cư... Tổng mức đầu tư khoảng 298 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và đóng góp của nhân dân. Từ nguồn vốn của Chính phủ, huyện đã tổ chức xây dựng hoàn thành công trình thủy lợi Nút Riêng – xã Al Bă có năng lực tưới 92 ha lúa nước, 50 ha cây công nghiệp; công trình thủy lợi Plei Keo - xã Ayun với năng lực tưới cho 300 ha lúa nước.
Khu công nghiệp Nam Pleiku đứng chân trên địa bàn huyện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1118/QĐ-TTg ngày 3/9/2019 về chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Pleiku - tỉnh Gia Lai; KCN có diện tích 191,55 ha, với tổng mức đầu tư 517,55 tỷ đồng. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cao su Chư Sê là nhà đầu tư đã triển khai thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Huyện đang triển khai xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp tập trung được quy hoạch tại xã Ia Blang, trên trục quốc lộ 14 kết nối từ thành phố Pleiku đi Chư Sê đến thành phố Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk, trên trục quốc lộ 25 từ Chư Sê đi Phú Yên rất thuận lợi trong sản xuất, vận chuyển, giao thương hàng hóa. Ngoài các công ty đã thuê đất, còn có thêm nhiều công ty, cá nhân đang hoàn thiện thủ tục thuê đất CCN.
Trong những năm gần đây, huyện đã đẩy mạnh quy hoạch chi tiết xây dựng các khu dân cư mới như: KDC Tổ dân phố 12, Tổ dân phố 10 – thị trấn Chư Sê, KDC Khu trung tâm hành chính và đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê, KDC thôn Nông trường, làng Pang xã Ia Glai, KDC thôn Ia Ring xã Ia Tiêm... Các KDC đáp ứng nhu cầu về đất ở cho nhân dân và hình thành thị trường bất động sản sôi động, góp phần thu ngân sách huyện để tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, phấn đấu để huyện Chư Sê thành thị xã.
Huyện cũng đã mời gọi, thu hút đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vào đầu tư trên địa bàn như: Công ty cổ phần cấp nước Chư Sê đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước sạch với công suất 9.000 m3/ngày đêm, kinh phí đầu tư hơn 135 tỷ đồng; Công ty Sài Gòn – Co.op đã đầu tư xây dựng siêu thị Co.op Mart Chư Sê; Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (MASECO) hoạt động trong lĩnh vực mua bán, chế biến nông sản; Công ty TNHH MTV Phúc Huy đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi 4.000 con heo nái sinh sản, 10.000 con heo thịt áp dụng công nghệ cao với quy mô 20 ha, tổng mức trên 40 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn huyện đầu tư nuôi chim yến và sản xuất yến sào đạt tiêu chuẩn cao đáp ứng nhu cầu của thị trường...
Phát huy thế mạnh về tiềm năng công nghiệp - TTCN đồng bộ với phát triển thương mại - dịch vụ và ưu thế về nông nghiệp, huyện Chư Sê phấn đấu tiếp tục hoàn thiện hạ tầng đô thị, nông thôn để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, mời gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đến với Chư Sê hợp tác kinh doanh, đầu tư hiệu quả.
Lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo Địa bàn huyện Chư Sê được đánh giá là có lợi thế về phát triển năng lượng tái tạo, UBND huyện đã phối hợp với Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh Gia Lai trình Bộ Công thương đưa vào quy hoạch 15 dự án điện gió, 2 dự án điện mặt trời với tổng công suất dự kiến trên 1.500 Mw. |
Dương Mạnh Mẫn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mẹ đẻ có đòi lại được con khi đã bỏ rơi nhiều năm
- ·Phát hiện nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong một đêm
- ·Cải tạo chung cư cũ: Xếp hàng chờ... chính sách
- ·Thị trường bất động sản: Chặn dần đất sống của đầu cơ, làm giá
- ·Đời thứ 4 là có quyền kết hôn không vi phạm luật HNGĐ
- ·Hà Nội công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh phải bôi trơn mới cấp sổ đỏ
- ·Đấu tranh quyết liệt với các vi phạm về pháo nổ dịp cuối năm
- ·Khách Hà Nội, Sài Gòn đổ xô đầu cơ bất động sản Nha Trang
- ·MỘT GIỌT NGƯỜI
- ·Tháng 4/2016, sức mua căn hộ tăng 6
- ·Không nghỉ hết phép, tôi có thể đòi công ty thanh toán ngày lương?
- ·“Xoa dịu nỗi đau” tai nạn giao thông
- ·CBRE thâu tóm công ty dịch vụ bất động sản hàng đầu tại Malaysia
- ·Công an tỉnh: Tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy
- ·Nhà tái nghèo, chồng ung thư lủi thủi một mình trong bệnh viện
- ·Nhìn lại 10 sự kiện bất động sản đáng chú ý trong năm 2016
- ·Boutique Hotel ở CocoBay Đà Nẵng: Bùng nổ xu hướng đầu tư mới
- ·Bất động sản TP. HCM: Chưa hết “khát” căn hộ giá rẻ
- ·Vấy máu lên ga, tôi lừa chồng mình là gái trinh
- ·Thị trường bất động sản: Phân khúc nào phục hồi mạnh nhất?