【xem bd trực tuyến】Thu ngân sách đối diện nhiều khó khăn
Cục Thuế Hà Nội: Thu ngân sách 6 tháng ước đạt hơn 46% dự toán | |
Cần làm tốt công tác dự báo, thanh tra chặt sử dụng ngân sách nhà nước | |
Minh bạch ngân sách để nâng cao trách nhiệm giải trình và sự giám sát của cộng đồng |
Ô tô nhập khẩu giảm 44% trong 5 tháng đầu năm 2020 góp phần khiến số thu xuất nhập khẩu giảm mạnh. Ảnh: Hà Phương. |
Thu nội địa khó khăn
Theo thống kê của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN 5 tháng đầu năm 2020 đạt 577 nghìn tỷ đồng, bằng 38,2% dự toán, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong cơ cấu thu, thu nội địa đạt 480,5 nghìn tỷ đồng, bằng 38% dự toán, giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 đạt 43,5% dự toán, tăng 13,9%). Ước tính cả nước chỉ có 30/63 địa phương thu nội địa đạt trên 42% dự toán và 23/63 địa phương có tăng trưởng thu so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2019, tương ứng là 46/63 và 57/63).
Một “khó khăn” khác của nhiệm vụ thu nội địa đến từ công tác hỗ trợ. Ngay sau khi có chủ trương từ các cấp, Tổng cục Thuế đã có văn bản chỉ đạo các cục thuế địa phương khẩn trương tổ chức triển khai việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Theo số liệu báo cáo nhanh từ địa phương, tính đến ngày 1/6/2020, số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là 36.963 tỷ đồng, trong đó số thuế giá trị gia tăng được gia hạn là 13.047,7 tỷ đồng. Số thuế thu nhập DN được gia hạn là 20.365,4 tỷ đồng. Tiền thuê đất được gia hạn là 3.311,9 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng và thu nhập DN của hộ và cá nhân kinh doanh quý 1/2020 đã gia hạn là 238 tỷ đồng. Đây chính là những khoản “đáng lẽ” đã phải nộp vào NSNN theo dự toán.
Thuế XNK giảm mạnh
Covid-19 kéo kim ngạch XNK hàng hóa tiếp tục giảm. Tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm ước đạt 196,8 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng có số thu ngân sách lớn giảm, như: xăng dầu các loại giảm 48,1%, ô tô nguyên chiếc giảm 44%, sắt thép giảm 15,9%, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng giảm 3%,... Điều này tác động làm giảm thu ngân sách từ hoạt động XNK. Tổng thu trong 5 tháng đầu năm đạt 123.485 tỷ đồng, bằng 36,5% dự toán, bằng 34,8% chỉ tiêu phấn đấu và giảm tới 25.621 tỷ đồng, tương đương giảm 17,18% so với cùng kỳ năm 2019, tức là 149.106 tỷ đồng. Trong đó, một số đơn vị hải quan địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp đến số thu như: Cục Hải quan TPHCM giảm 19,3%; Cục Hải quan Hải Phòng giảm 25,74%; Cục Hải quan Đồng Nai giảm 24,76%; Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu giảm 17,98%; Cục Hải quan Bắc Ninh giảm 15,1%; Cục Hải quan Hà Nam Ninh giảm 17,2%; Cục Hải quan Hà Nội giảm 5,8%; Cục Hải quan Bình Dương giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Hàng trăm nghìn tỷ đồng hỗ trợ khó khăn
Ở phương diện khác, khi nền kinh tế gặp khó khăn, các chính sách tài khóa vừa có tính giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt, vừa giải quyết các vấn đề lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất. Do vậy, khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ và các cấp có thẩm quyền nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn cho người dân và DN. Việc này là cần thiết nhưng cũng gây tác động tới NSNN.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về việc gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, sẽ thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế 5 tháng đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các DN, tổ chức sản xuất, kinh doanh; gia hạn 5 tháng đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của các hộ kinh doanh; đồng thời, gia hạn 5 tháng đối với tiền thuê đất của các DN, tổ chức, cá nhân. Theo Nghị định này, khoảng 740 nghìn DN, chiếm đến 98% số DN đang hoạt động, sẽ được hưởng lợi từ chính sách. Theo đánh giá, chính sách này sẽ gia hạn khoảng 180 nghìn tỷ đồng, tới cuối năm 2020 mới thu hồi được.
Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2020 đối với trường hợp DN có tổng doanh thu năm 2020 không quá 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm 2020 không quá 100 người. Chính sách này nếu được thông qua dự kiến sẽ làm giảm thu NSNN khoảng 15,84 nghìn tỷ đồng và nếu tiếp tục mở rộng giảm thuế cho cả DN có quy mô vừa có thể làm giảm thu NSNN thêm khoảng 22,44 nghìn tỷ đồng.
Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua với mức giảm trừ mới cho cá nhân người nộp thuế là 11 triệu đồng và người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng. Như vậy, ước tính, tổng số thu nhập người lao động được giữ lại để tăng thêm cho chi tiêu nhờ việc điều chỉnh này trong năm 2020 khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng. Qua đó, NSNN cũng giảm thu.
Trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục ban hành các Thông tư cắt giảm, miễn giảm nhiều loại phí, lệ phí. Cụ thể: Miễn lệ phí môn bài đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và DN, hộ gia đình, cá nhân thành lập mới trong năm đầu, chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện do DN nhỏ và vừa thành lập trong thời gian DN nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài; giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký DN; giảm 67% mức phí công bố thông tin DN; giảm 50-70% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính; giảm giá từ 10-50% đối với 9 nhóm dịch vụ và miễn hoàn toàn đối với giá 6 nhóm dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán,… Tổng số phí, lệ phí cắt giảm mà DN và người dân được hưởng lợi là khoảng 500 tỷ đồng.
Một số chính sách khác như miễn thuế NK đối với mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho phòng chống dịch; điều chỉnh thuế suất NK để tháo gỡ khó khăn cho các DN hoạt động trong lĩnh vực da giày, dệt may, chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí, nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ô tô,… cũng có tác động làm giảm thu ngân sách cũng như tăng khả năng về vốn đầu tư trở lại cho DN khoảng 6.000 tỷ đồng.
Trong 5 tháng qua, bên cạnh việc triển khai các giải pháp tăng thu ngân sách, ngành Tài chính tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm thu đúng, thu đủ về ngân sách theo quy định. Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính đã thực hiện 18.329 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 180.338 hồ sơ kê khai tại trụ sở cơ quan và qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 5.320 vụ; kiến nghị xử lý tài chính hơn 23.991 tỷ đồng, số tiền đã thu nộp ngân sách là hơn 5.011 tỷ đồng. Trong đó, kiến nghị thu hồi nộp NSNN hơn 7.215 tỷ đồng; kiến nghị giảm lỗ, giảm khấu trừ, khác hơn 13.207 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính hơn 3.568 tỷ đồng. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Ăn nhầm hóa chất, bé trai bị bỏng miệng và thực quản dạ dày
- ·Hơn 25,5 tỉ đồng nâng cấp, sửa chữa và xây dựng các trường THPT
- ·Giải pháp nâng cao chất lượng dân số
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Tuyển sinh khoảng 7.300 thí sinh vào lớp 10
- ·Lịch trình du lịch 2 ngày 1 đêm Cù Lao Chàm tự túc – Dulichbui24
- ·Lại có một bệnh nhân ở Đắk Lắk mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Chủ động chỉnh trang cảnh quan môi trường phòng, lớp học
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Tết đầm ấm tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Kiên Giang
- ·Lo phòng bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
- ·Trẻ nhỏ, người già cẩn trọng với bệnh mùa nắng nóng
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Nghề cao quý trong những nghề cao quý
- ·Điểm sáng y tế cơ sở
- ·Tuyển sinh liên tục trong năm 16 ngành thuộc hệ cao đẳng và trung cấp
- ·Đội K73 tiếp tục quy tập được 13 bộ hài cốt liệt sĩ
- ·12 điều mình thu hoạch từ thử thách 21 ngày thói quen sức khỏe – Dulichbui24