【tot vs brentford】Liên Hiệp Quốc: Việt Nam tham gia tích cực trong Cơ chế Rà soát Quyền con Người
Tại trụ sở Bộ Ngoại giao,ệpQuốcViệtNamthamgiatchcựctrongCơchếRsotQuyềnconNgườtot vs brentford Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Quyền Phát triển Surya Deva đang thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 6 đến 15-11-2023.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về Quyền Phát triển Surya Deva. (Ảnh: TTXVN)
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt hoan nghênh Báo cáo viên đặc biệt đã đề xuất Việt Nam là quốc gia để đến thăm đầu tiên sau khi được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm.
Thứ trưởng chia sẻ cách tiếp cận của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy Quyền con Người; khẳng định Việt Nam luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, là chủ thể và động lực của quá trình phát triển.
Điều này đã được thể hiện qua những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, nâng cao mọi mặt đời sống người dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Việt Nam luôn bảo đảm sự tham gia, đóng góp của người dân, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác phát triển và các bên liên quan trong quá trình này.
Hiện nay, Việt Nam đang đặt ưu tiên cao cho việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, với nhiều nỗ lực trong giảm nghèo đa chiều bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, bảo vệ môi trường, hướng tới thực hiện kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, Thứ trưởng bày tỏ tin tưởng chuyến thăm là cơ hội để chia sẻ các kinh nghiệm tốt, các thách thức, ưu tiên và nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong vấn đề này.
Báo cáo viên đặc biệt Surya Deva cảm ơn Việt Nam đã tạo điều kiện thu xếp thuận lợi chuyến thăm lần này, thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong hợp tác với các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Ông Deva đánh giá cao các dấu ấn, sáng kiến của Việt Nam trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và sự tham gia trách nhiệm, tích cực trong Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát về Quyền con Người (UPR).
Chia sẻ thông tin về các ưu tiên trong nhiệm kỳ công tác, ông Deva khẳng định sẽ tiếp tục duy trì cách tiếp cận tổng thể, cân bằng, minh bạch, thúc đẩy hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng, triển khai và giám sát chính sách phát triển.
Báo cáo viên đặc biệt bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò của mình tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và góp phần thúc đẩy triển khai hiệu quả Quyền Phát triển ở Việt Nam và trên thế giới.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Deva sẽ có các cuộc làm việc với nhiều cơ quan trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp, đi thăm một số địa phương để trao đổi với lãnh đạo địa phương và thăm một số dự án, cơ sở kinh tế - xã hội để tìm hiểu về thành tựu, thách thức, ưu tiên và nhu cầu hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực Quyền Phát triển.
Ngày 4-12-1986, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết A/RES/41/128 Tuyên bố về Quyền Phát triển, trong đó khẳng định: Quyền Phát triển là một Quyền con Người không thể chia cắt, xuất phát từ ý nghĩa của quyền đó, mọi người và mọi dân tộc đều có quyền được tham gia vào, đóng góp cho và hưởng thụ thành quả từ sự phát triển về kinh tế - xã hội, văn hóa và chính trị, trong đó mọi Quyền con Người và các tự do cơ bản cần phải được thực hiện một cách đầy đủ.
Tại Nghị quyết 33/14 (2016) của Hội đồng Nhân quyền thành lập cơ chế Báo cáo viên đặc biệt về Quyền Phát triển, Báo cáo viên đặc biệt được yêu cầu phải “đóng góp vào sự bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện Quyền Phát triển trong bối cảnh thực hiện một cách đồng bộ Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và các văn kiện quốc tế khác là kết quả của Chương trình nghị sự 2015, bao gồm Khung hành động Sendai về giảm nhẹ rủi ro thiên tai, Chương trình hành động Addis Ababa của Hội nghị quốc tế lần thứ ba về Tài chính cho phát triển và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và hợp tác với các quốc gia thành viên và các bên liên quan để đạt hiệu quả”.
Ông Surya Deva (quốc tịch Ấn Độ) bắt đầu đảm nhận vị trí Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Quyền Phát triển với nhiệm kỳ ba năm kể từ ngày 1-5-2023. Hiện là Giáo sư tại Trường Luật Macquarie và Giám đốc Trung tâm Luật Môi trường tại Đại học Macquarie, Australia, ông tiến hành nghiên cứu trong các lĩnh vực kinh doanh và nhân quyền, luật hiến pháp so sánh, luật nhân quyền quốc tế, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và bình đẳng giới.
Ông từng là thành viên của Nhóm Công tác về doanh nghiệp và Quyền con Người của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2016-2022. Ông đã tư vấn cho các cơ quan Liên Hiệp Quốc, chính phủ, các cơ quan nhân quyền quốc gia, các tập đoàn đa quốc gia, công đoàn và các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và Quyền con Người.
Theo VIETNAM+
(责任编辑:La liga)
- ·Indonesia: Lở đất khiến bốn người thiệt mạng, núi lửa Lewotobi phun trào trở lại
- ·Ngăn chặn tình trạng trục lợi chế độ thai sản
- ·Bà Trần Thị Kiểu
- ·Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học nghề
- ·Co.opmart Bến Lức hỗ trợ 60 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết
- ·Đồng Nai có thêm hai ca tử vong vì sốt xuất huyết từ đầu tháng 9
- ·Tin vắn ngày 21
- ·Khai thác nguồn lực tôn giáo vào phát triển kinh tế
- ·Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- ·Quần áo Trung Quốc chứa chất gây ung thư có vào Việt Nam?
- ·Xóa bỏ lo ngại bộ nhớ luôn đầy của iPhone
- ·Đời thợ hồ
- ·Bé trai 3 tuổi bị kẹt chân ở thang cuốn tòa nhà cao tầng
- ·Thượng nguồn sông Sài Gòn đang “ngộp thở” bởi váng xanh
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Thí điểm điều trị nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex
- ·Nỗi lo trong vùng quy hoạch
- ·Tước giấy phép của lái xe băng chuyền đâm rách bụng máy bay
- ·Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
- ·Thuê máy bay rước dâu