【xếp hạng bóng đá nhật bản】Đổi mới quản lý nguồn nhân lực là cơ sở tiến tới trả lương theo vị trí việc làm
Mục tiêu là đến năm 2020 sẽ triển khai đồng bộ các hoạt động đánh giá năng lực,Đổimớiquảnlýnguồnnhânlựclàcơsởtiếntớitrảlươngtheovịtríviệclàxếp hạng bóng đá nhật bản quản lý kết quả công việc và ứng dụng trong công tác nhân sự đối với các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ chính của ngành, chuẩn bị cơ sở cho chính sách trả lương theo VTVL. Xung quanh việc triển khai kế hoạch này, phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường (ảnh).
Xin Phó Tổng cục trưởng cho biết mục đích và ý nghĩa của việc ngành Hải quan ban hành Kế hoạch đổi mới một số hoạt động QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL năm 2018?
Thực ra, không phải bây giờ ngành Hải quan mới ban hành Kế hoạch đổi mới hoạt động QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL.
Có thể nói, Tổng cục Hải quan đã đi đầu trong các cơ quan hành chính nhà nước trong việc nghiên cứu triển khai các hoạt động này từ năm 2014. Tuy nhiên, hoạt động đổi mới hoạt động QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL chưa đạt tiến độ, kết quả như mong đợi. Một phần là do thời gian qua ngành Hải quan tập trung đẩy mạnh cải cách hiện đại hóa quy trình, nghiệp vụ hải quan; phối kết hợp với các bộ, ngành cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành trong hoạt động XNK, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN nhằm giảm thời gian thông quan hàng hóa cho DN. Bên cạnh đó, hoạt động đổi mới QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL cũng chưa được nhiều đơn vị chú trọng triển khai. Do đó, các kế hoạch nhìn chung chưa đạt được các mục tiêu đặt ra theo thời hạn mong muốn.
Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước ngày càng quyết liệt trong việc tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy để triển khai Nghị quyết 18-NQ/T.Ư ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; cùng với đó, ngành Hải quan cũng đứng trước áp lực khối lượng công việc liên tục tăng, mỗi năm từ 10 – 20%. Dự tính đến năm 2020, kim ngạch XNK tăng trên 80%, số lượng tờ khai sẽ tăng gấp đôi so với năm 2015. Trước các yêu cầu và áp lực nêu trên, việc đổi mới phương pháp QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL không còn là xu hướng mà đang trở thành yêu cầu bắt buộc, phải thực hiện và thậm chí còn phải thực hiện nhanh hơn nếu không sẽ tụt hậu, không theo kịp các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
Vì vậy, toàn Ngành cần tập trung nguồn lực, quyết tâm triển khai kế hoạch đổi mới QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Trong thời gian qua, cụm từ QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL được nhắc đến nhiều. Đây là một khái niệm mới, Phó Tổng cục trưởng có thể giải thích rõ hơn về phương pháp QLNNL mới này?
QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL chính là việc tất cả các hoạt động tổ chức cán bộ hiện nay như tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm… đều dựa trên đánh giá năng lực để xác định mức độ phù hợp giữa năng lực của từng CBCC và yêu cầu năng lực cần có để hoàn thành nhiệm vụ được giao của từng VTVL.
Kết quả đánh giá năng lực CBCC sẽ là cơ sở để thực hiện tất cả các hoạt động của tổ chức cán bộ hiện nay như đào tạo, bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển..., dần tiến tới trả lương theo yêu cầu của từng VTVL.
Nếu làm tốt công việc này sẽ góp phần bố trí CBCC đúng người đúng việc, giảm tình trạng bố trí người không đúng năng lực sở trường dẫn đến gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực.
Đây là việc làm khó khăn phức tạp vì liên quan đến con người, nhưng ngành Hải quan quyết tâm làm và tin rằng sẽ có hiệu quả tích cực.
Xin Phó Tổng cục trưởng cho biết Kế hoạch triển khai đánh giá năng lực CBCC của ngành Hải quan diễn ra như thế nào?
Trước mắt, trong năm 2018, Ngành sẽ tập trung đánh giá năng lực CBCC không giữ chức vụ lãnh đạo công tác tại 6 lĩnh vực nghiệp vụ chính (Giám sát quản lý, Thuế XNK, Chống buôn lậu, Kiểm tra sau thông quan, Quản lý rủi ro, Xử lý vi phạm) từ Tổng cục đến 7 Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ninh.
Tùy theo kế hoạch cụ thể của từng đơn vị, các cục hải quan tỉnh, thành phố nêu trên sẽ tổ chức đánh giá năng lực công chức không giữ chức vụ lãnh đạo công tác tại lĩnh vực Giám sát quản lý và Thuế Xuất nhập khẩu trong tháng 7, tháng 8. Đối với công chức công tác tại 4 lĩnh vực còn lại (Chống buôn lậu, Kiểm tra sau thông quan, Quản lý rủi ro, Xử lý vi phạm), thời gian tổ chức đánh giá năng lực sẽ là từ tháng 9 đến tháng 10.
Đối với khối cơ quan Tổng cục, công chức không giức chức vụ lãnh đạo công tác tại vị trí chuyên môn thuộc các Cục Giám sát quản lý, Cục Thuế XNK, Cục Chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Quản lý rủi ro, Vụ Pháp chế sẽ được đánh giá năng lực trong khoảng tháng 9, tháng 10 năm nay.
Với việc triển khai kế hoạch này, CBCC trong toàn Ngành sẽ có cơ hội thế nào trong việc đào tạo, điều động, luân chuyển, bố trí việc làm, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Có thể nói, việc triển khai đổi mới hoạt động QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho tất cả CBCC trong toàn Ngành.
Đánh giá năng lực một cách minh bạch, khách quan sẽ là cơ hội giúp CBCC khẳng định mình trước lãnh đạo và các đồng nghiệp xung quanh. Kết quả đánh giá sẽ là căn cứ quan trọng trong việc bố trí, sắp xếp công việc. Ví dụ một công chức có kết quả đánh giá năng lực tốt sẽ có quyền đề nghị lãnh đạo xem xét, bố trí các công việc có mức độ khó hơn, phù hợp với sở trường của mình; tránh tình trạng do cảm tính chủ quan, lãnh đạo không giao việc hoặc giao các công việc phụ, chưa phát huy hết sở trường, ảnh hưởng đến cơ hội thường xuyên trau dồi, rèn dũa, nâng cao năng lực của CBCC.
Thông qua kết quả đánh giá năng lực, bản thân mỗi CBCC sẽ biết được những điểm yếu của mình cần tiếp tục hoàn thiện để đạt đến vị trí, cấp độ bản thân mong muốn. Đây cũng là cơ hội để CBCC được cử đi học các khóa đào tạo hoặc có định hướng tự đào tạo/ đào tạo tại chỗ dưới sự hỗ trợ của lãnh đạo hoặc các chuyên gia tại đơn vị để nâng cao năng lực, đảm bảo xử lý công việc tốt hơn. Đồng thời, hệ thống Sổ tay nghiệp vụ theo VTVL sẽ là công cụ hữu hiệu để từng CBCC nâng cao năng lực của mình, hạn chế sai sót trong quá trình xử lý công việc.
Đặc biệt, thông qua việc đổi mới hoạt động QLNNL này, CBCC sẽ có thêm cơ hội được bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển đến VTVL mình mong muốn. Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ thí điểm ứng dụng việc đánh giá năng lực như một kỳ thi đầu vào của các VTVL. Kết quả đánh giá năng lực sẽ là một tiêu chí quan trọng để quyết định việc điều động, luân chuyển CBCC.
Vì vậy, có thể nói, đổi mới hoạt động QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL sẽ giúp minh bạch hóa các hoạt động tổ chức cán bộ, đảm bảo tất cả CBCC đều có quyền được bố trí, sắp xếp vào các VTVL phù hợp với năng lực sở trường của mình, được hỗ trợ trong suốt quá trình làm việc qua các Sổ tay nghiệp vụ, được đào tạo nâng cao năng lực phù hợp với yêu cầu công việc.
Để triển khai hiệu quả kế hoạch này, cần có những giải pháp như thế nào, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Có thể nói, trong tất cả các hoạt động cải cách hiện đại hóa, đổi mới hoạt động QLNNL là nội dung khó khăn nhất, phức tạp và khó thực hiện nhất. Bởi lẽ, đây là hoạt động liên quan trực tiếp đến con người, quyền lợi của con người. Vì vậy để đảm bảo thực hiện được các chủ trương của Đảng, Chính phủ, Ngành đề ra về đổi mới công tác tổ chức cán bộ, hoạt động đổi mới QLNNL được triển khai cụ thể như sau:
Thứ nhất, quán triệt và tuyên truyền, giúp CBCC trong toàn Ngành hiểu được sự cần thiết, lợi ích thiết thực đối với bản thân mỗi CBCC trong việc đổi mới hoạt động QLNNL theo năng lực dựa trên VTVL; hiểu thêm về các hoạt động này. Từ đó bản thân mỗi CBCC sẽ tham gia tích cực, góp phần triển khai thành công kế hoạch.
Thứ hai, phải có sự vào cuộc của lãnh đạo Tổng cục, thủ trưởng các đơn vị trong việc chỉ đạo, bố trí đầy đủ nguồn lực cần thiết để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng các công việc đề ra trong kế hoạch.
Thứ ba, Tổng cục sẽ áp dụng chế độ giám sát nhiều chiều, bao gồm việc theo dõi đôn đốc của Văn phòng Tổng cục và của Tổ chuyên môn, đảm bảo lãnh đạo Tổng cục nắm kịp thời các vướng mắc phát sinh, đề ra được các giải pháp đảm bảo kế hoạch vận hành đúng tiến độ và chất lượng.
Ngoài ra, Tổng cục sẽ có chế độ khen thưởng, ghi nhận sự đóng góp của các cá nhân tích cực trong quá trình triển khai các hoạt động đổi mới QLNNL theo năng lực này.
Xin cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Xéo xắt' hay 'xéo sắc'?
- ·Thầy giáo nào từng dạy học 4 vị vua, đến tể tướng cũng phải quỳ gối tạ tội?
- ·Vị vua nào 2 tuổi lên ngôi, 2 năm sau bị ông ngoại chiếm mất ngai vàng?
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Gần 41.600 bộ sách giáo khoa bị hỏng do mưa lũ
- ·126 trường ở Hà Nội tạm đóng cửa, tổ chức học online do mưa lũ
- ·13 học sinh một trường tử vong sau trận lũ quét và những lớp học vắng chỗ
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 6/8: Mưa to nhiều nơi, nguy cơ sạt lở cao
- ·Phát động cuộc thi viết về thầy cô và mái trường 2024
- ·Tình yêu và hôn nhân kiểu định mệnh
- ·Câu đố mẹo khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia hoang mang
- ·Nhiều tỉnh thành tiếp tục cho học sinh nghỉ đến hết tuần
- ·Phân biệt Tiếng Việt: 'Quá trớn' hay 'quá chớn'?
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Vị vua nào sét đánh không chết, cuối đời kết cục bi thảm?
- ·Vị vua nào trong sử Việt tin lời gian thần, giết oan bố vợ?
- ·Điểm chuẩn đợt 2 ngành sư phạm cao chót vót, 9,5 điểm/môn vẫn trượt
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Một quận ở Hà Nội cần tuyển 19 hiệu phó, 210 giáo viên biên chế