【giải vđqg bolivia】Sửa Luật Viễn thông: Quản lý dịch vụ OTT viễn thông “ở mức độ phù hợp”
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại tổ - (Ảnh PT) |
Tiếp tục Kỳ họp thứ năm,ửaLuậtViễnthôngQuảnlýdịchvụOTTviễnthôngởmứcđộphùhợgiải vđqg bolivia sáng 10/6 Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi (Dự thảo).
Nội dung mới đáng chú ý ở lần sửa đổi này là quy định về quản lý các dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (OTT viễn thông).
Cụ thể, Chính phủ đề xuất đưa vào Dự thảo quy định quản lý dịch vụ trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet.
Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, hiện vẫn còn các quan điểm khác nhau về những quy định này.
Quan điểm thứ nhất cho rằng các dịch vụ nói trên không phải dịch vụ viễn thông, hoạt động viễn thông nên không cần đưa vào luật.
Còn quan điểm thứ hai, theo cơ quan soạn thảo, các dịch vụ này đang ngày càng phổ biến, ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, quyền lợi của cá nhân, tổ chức nên việc đưa vào luật quy định là cần thiết. "Cơ quan soạn thảo đi theo quan điểm này", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Quan điểm thứ ba, theo Chủ tịch Quốc hội, là đồng ý đưa vào luật nhưng không phải tất cả mà chỉ mức độ thôi.
"Người ta đề nghị cân nhắc đưa 3 dịch vụ này vào dự thảo luật ở mức độ phù hợp, đảm bảo khuyết khích phát triển công nghệ viễn thông, không ảnh hưởng hoạt động thu hút đầu tưnước ngoài ở Việt Nam, nhất là về cấp độ quản lý và điều kiện quản lý", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, đồng thời cho biết cá nhân ông và Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quan điểm thứ ba này.
"Anh quy định nhưng không phải là tất cả, không phải cái gì cũng lôi hết vào luật này rồi trói tay, trói chân, cuối cùng lại để các doanh nghiệpkinh doanh lĩnh vực này phản ứng, hay có cái gì đó không phù hợp thì rất phức tạp trong quá trình tổ chức triển khai", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
Ông Vương Đình Huệ cũng cho rằng, các cơ quan trình dự thảo luật lâu nay thường nghĩ theo tư duy của bộ, ngành ấy là chính, trong khi yêu cầu là phải có cái nhìn toàn diện, rộng hơn.
"Tôi không nói chuyện lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm bộ, ngành đâu, nhưng nói cái cách khi chúng ta tư duy thường tư duy kỹ thuật, quản lý của bộ đó là chính thôi. Trách nhiệm xây dựng pháp luật thì phải nhìn vấn đề rộng hơn", Chủ tịch Quốc hội nói, và lưu ý, đôi khi có những vấn đề rất nhỏ nhưng đưa ra thì pha loãng hết cả những "vấn đề lớn tướng" cần phải tập trung, coi trọng khi sửa luật.
Nhìn tổng thể, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận xét "dường như lần sửa đổi này vẫn nặng vào việc điều chỉnh kinh doanh viễn thông như luật 2009 thôi".
Ông Huệ đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu để quy định cả các vấn đề như quyền tham gia hoạt động viễn thông, quyền được bảo đảm an toàn viễn thông cả bên cung cấp lẫn bên sử dụng dịch vụ; vấn đề cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động viễn thông…
Nhấn mạnh yêu cầu các quy định tại luật phải đảm bảo việc thực hiện các cam kết, điều ước quốc tế, Chủ tịch Quốc hội lưu ý: "Mình đã cam kết rồi không thể không làm được". Ông đề nghị, các quy định trong luật phải được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, lường trước các tác động.
Sau đó, ông dẫn chứng ngay Luật Giá sửa đổi Quốc hội sắp tới sẽ bấm nút, "cứ im im thế thôi", nhưng bây giờ cả doanh nghiệp trong nước, ngoài nước gửi tới tấp các kiến nghị về cơ quan Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn vì sao lại đưa sữa cho người già vào danh mục mặt hàng bình ổn giá, trong khi đó trước đây chưa có, bây giờ đánh giá tác động thế nào, rất phức tạp.
"Thế rồi, thịt lợn bình ổn giá thì thịt heo có bình ổn không? Người ta chơi chữ người ta nói thế. Rồi thịt gà có bình ổn giá không?", Chủ tịch Quốc hội nói, và cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tuần tới sẽ phải họp liên tục để cho ý kiến về các dự ánluật, nghị quyết mà Quốc hội sẽ bấm nút thông qua trong đợt họp thứ 2 của kỳ họp này.
Ông chia sẻ, "tối qua, tôi lại nhận được một ý kiến về giá trần, giá sàn của vé máy bay. Chúng ta phải lắng nghe rất kỹ lưỡng, thuyết phục và giải thích đầy đủ".
Theo nghị trình, ngày 22/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Viễn Thông (sửa đổi), sau đó tiếp tục hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ sáu.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Sinh con 3 tháng thì mất, chế độ thai sản tính thế nào?
- ·Thanh Hóa cần có lộ trình phù hợp để trở thành tỉnh công nghiệp
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự, chỉ đạo hội nghị Đảng ủy Công an Trung ương
- ·Quyết tâm cắt giảm 20% chi phí cho doanh nghiệp
- ·Bài 2: Sát thủ trong mắt mẹ...
- ·UBTVQH cho ý kiến lần 2 về việc chuyển đổi các dự án cao tốc Bắc Nam
- ·Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói lý do đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam
- ·Triển lãm online những hình ảnh về Gia đình
- ·Đoàn Thanh niên Việt
- ·Chuẩn bị điều kiện để sáp nhập một số bộ từ bây giờ
- ·Chuyện yêu và đòi nợ khi chia tay
- ·Quảng Bình đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác gia đình
- ·Đỏ mắt chờ giúp việc
- ·Công bố quyết định nhân sự của Ban Bí thư
- ·Những ngả đường hoàn lương
- ·Đường về nhà là vào tim ta
- ·Nhiều chuyên gia Nhật Bản mong muốn sang Việt Nam
- ·Thái Nguyên: Biểu dương gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu
- ·Anh chuẩn bị rồi, không yêu thì cùng 'chết'
- ·Cụ bà 102 tuổi ở Nghệ An diện áo dài nhận bão like vì quá đẹp