【bảng xếp hạng la liga pháp】Chính sách tài chính linh hoạt, huy động hiệu quả nguồn lực cho phát triển bền vững
Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn (thứ 6, từ phải sang) và các đại biểu tham dự diễn đàn. Ảnh: Sơn Nam |
Chính sách tài chính linh hoạt, đồng bộ
Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023 được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; một số cơ quan địa phương; đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính; trường đại học, viện nghiên cứu; doanh nghiệp; nhà khoa học, chuyên gia kinh tế - tài chính trong và ngoài nước; tổ chức quốc tế (EU, GIZ, BMZ, IMF, UNICEF…).
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn nhấn mạnh, năm 2023, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát vẫn ở mức cao. Nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; nợ công toàn cầu tăng mạnh. Các thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động xuất, nhập khẩu bị thu hẹp; an ninh năng lượng và lương thực toàn cầu gặp nhiều thách thức...
Cần sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp Để thực hiện có hiệu quả kinh tế xanh, theo các chuyên gia, không chỉ là chính sách, là công việc riêng của Chính phủ, các bộ, ngành mà cần có sự vào cuộc của tất cả mọi người dân, doanh nghiệp, của cả hệ thống chính trị. |
Ở trong nước, bên cạnh những thành tựu, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn do hệ lụy từ những tác động của dịch Covid-19, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế; dịch bệnh, thiên tai, hạn hán, bão, lũ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương…
Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có độ mở lớn, trong khi các nền kinh tế lớn, đối tác thương mại, đầu tư chủ yếu của Việt Nam phục hồi chậm, cầu tiêu dùng còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước. Cùng với đó, một số cấu phần của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 - 2023 triển khai còn chậm. Lạm phát gia tăng trong bối cảnh giá hàng hóa, lạm phát toàn cầu tăng lên; giải ngân đầu tư công vẫn còn chậm. Nợ xấu tiềm ẩn vẫn là thách thức.
Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2023 với chủ đề “Chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững” được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận với mục tiêu đề xuất các sáng kiến, giải pháp triển khai thực hiện những định hướng lớn về tài chính - ngân sách nhà nước trong thời gian tới theo các định hướng đã được phê duyệt trong Chiến lược tài chính đến năm 2030.
Tạo đà duy trì tăng trưởng nền kinh tế
Phát biểu chào mừng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết, sau 3 năm của nhiệm kỳ 2021 - 2025, Bình Định luôn duy trì tăng trưởng kinh tế qua các năm. Bình Định cũng mong muốn kêu gọi các nhà đầu tư tìm đến địa phương để tạo động lực huy động nguồn lực cho ngân sách đảm bảo tăng trưởng xanh bền vững. Theo đó, tỉnh tập trung cân đối nguồn lực gắn với tăng trưởng xanh, tuần hoàn, kinh tế số, phấn đấu là trung tâm lớn của miền Trung.
Ông Jesus Lavina - Đại diện Liên minh châu Âu (EU), đơn vị tài trợ, phát biểu trực tuyến cho rằng, Chính phủ Việt Nam cũng đang tích cực cải cách, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Liên minh EU sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam một số chính sách cải cách về năng lượng tái tạo, hỗ trợ tăng cường chính sách tài chính ngân sách, dự án tăng cường quản lý tài chính công, quản lý tài chính từ ngân sách bảo đảm bền vững.
Ông Arne Fraemk - Trưởng nhóm Hợp phần với Bộ Tài chính Chương trình "Cải cách kinh tế vĩ mô/tăng trưởng xanh", Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tại Việt Nam, cho rằng Việt Nam đang trên lộ trình chuyển đổi tăng trưởng xanh, cam kết thực hiện rác thải bằng 0 năm 2050. Vì vậy, Việt Nam phải huy động nguồn lực, đảm bảo nguồn tài chính công ổn định, phát triển.
Tại phiên tổng thể và 2 phiên tham luận về chính sách tài chính vượt qua thách thức, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; chính sách tài chính hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, các đại biểu tham dự, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận các vấn đề về cơ hội và thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tài chính - ngân sách. Đồng thời, đề xuất các giải pháp để vượt qua thách thức và hướng tới phát triển bền vững.
Các đại biểu cho rằng, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức từ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm. Do đó, để phát triển ổn định nền kinh tế, Việt Nam cần bám sát xu hướng phát triển kinh tế xanh, bền vững, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu… và việc triển khai các nhiệm vụ tại các nghị quyết trung ương về đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, phát triển các vùng, đổi mới mô hình tăng trưởng… Chính sách tài chính phải có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhằm huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
ÔNG JOCHEN SCHMITTMANN - TRƯỞNG ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRÚ IMF TẠI VIỆT NAM, LÀO VÀ CAMPUCHIA:
Ưu đãi thuế chỉ là vấn đề thứ cấp trong thu hút đầu tư
Ông Jochen Schmittmann |
Ưu đãi thuế chỉ là vấn đề thứ cấp trong thu hút đầu tư và thuế tối thiểu toàn cầu là sáng kiến quan trọng tránh “cuộc đua xuống đáy” về thuế suất ưu đãi giữa các quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài…
Việc thực thi chính sách thuế tối thiểu toàn cầu còn giúp xóa bỏ các kẽ hở trong quản lý, không để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trốn thuế, chuyển giá. Nếu triển khai chính sách thuế tối thiểu toàn cầu sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhà đầu tư lớn, không ảnh hưởng đến DN nhỏ và vừa đầu tư vào Việt Nam và các ưu đãi thuế không phải là lý do chính để thu hút FDI vào Việt Nam. Yếu tố thu hút các nhà đầu tư vào VN chính là từ môi trường chính trị, sự chăm chỉ của người lao động...
Tuy nhiên, một số quan ngại trong thu hút đầu tư của Việt Nam hiện nay là cơ sở hạ tầng; quy trình phê duyệt, xử lý tín dụng, cấp tín dụng, môi trường kinh doanh có vai trò hơn so với các ưu đãi thuế. Việt Nam nên dành một phần tiền thu từ thuế tối thiểu toàn cầu để đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp hệ thống điện.
ÔNG JESUS LAVINA - PHÓ TRƯỞNG PHÒNG HỢP TÁC PHÁT TRIỂN, PHÁI ĐOÀN EU TẠI VIỆT NAM:
Việt Nam nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững
Ông Jesus Lavina |
EU là đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam. JETP sẽ huy động khoảng 15,5 tỷ USD ban đầu từ tài chính công và khối tư nhân trong vòng 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam (tức là giảm phát thải khí nhà kính và loại bỏ dần việc sử dụng năng lượng than). Tháng 10/2023 vừa qua, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã ký Biên bản ghi nhớ với Việt Nam để cung cấp một khoản tín dụng đa dự án trị giá 500 triệu EUR cho các dự án hỗ trợ JETP.
Ngoài ra, EU đã dành 16,6 triệu EUR hỗ trợ kỹ thuật để hỗ trợ Điện lực Việt Nam (EVN) trong các dự án liên kết với JETP. EU cũng đang hỗ trợ Việt Nam các cải cách trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm các điều kiện về năng lượng tái tạo, hiệu quả sử dụng năng lượng, đường dây/lưới truyền tải. Điều này được thực hiện thông qua chương trình hỗ trợ ngân sách trị giá 142 triệu EUR cho Chuyển đổi năng lượng bền vững. Kế hoạch huy động nguồn lực JETP tại Hội nghị COP-28 ở Dubai. Việt Nam đang nắm vai trò chủ đạo để thực hiện JETP với sự hỗ trợ của EU, các quốc gia thành viên và các đối tác phát triển còn lại.
ÔNG TRƯƠNG BÁ TUẤN - PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT CHÍNH SÁCH THUẾ, PHÍ VÀ LỆ PHÍ (BỘ TÀI CHÍNH):
Đánh giá kỹ tác động của các chính sách
Ông Trương Bá Tuấn |
Từ năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng và tác động sâu rộng tới kinh tế của thế giới trong đó có Việt Nam, trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành nhiều các giải pháp về thuế phí, các giải pháp đó đã góp phần quan trọng khôi phục thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Bước sang năm 2023, trước diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình kinh tế thế giới ảnh hưởng sâu rộng tới sản xuất kinh doanh của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu ban hành theo thẩm quyền, trình Chính phủ trình UBTVQH tiếp tục có giải pháp hỗ trợ thuế phí và lệ phí cho người dân. Các giải pháp được Bộ Tài chính ban hành đã nhận được đồng tình, đánh giá cao DN, người dân và dư luận xã hội.
Để có được các chính sách đúng thì chúng ta phải nhận diện và đánh giá kịp thời diễn biến để có thể chủ động tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội; Cũng như cần phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và các chính sách có liên quan. Bên cạnh đó, đánh giá kỹ tác động của các chính sách, để lựa chọn nhằm mục tiêu hỗ trợ người dân, DN vừa góp hỗ trợ định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh giá tăng cao, đảm bảo vai trò chính sách tài khóa được duy trì, và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia./.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đoàn tàu metro Bến Thành
- ·PM meets Polish President on WEF meeting sidelines
- ·PM proposes Việt Nam
- ·Việt Nam, Russia issue joint statement on deepening comprehensive strategic partnership
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Slovenia appoints Vietnamese businessman as Honorary Consul in HCM City
- ·NA vice chairman praises EU contributions to Việt Nam's development
- ·Vietnamese PM receives Chinese Vice Premier in Beijing
- ·Mở rộng không gian phát triển
- ·Việt Nam reaffirms humanitarian assistance at UN meeting
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·PM receives Director General of Russia's Rosatom State Atomic Energy Corporation
- ·Việt Nam urges collaboration to ensure safe future for children worldwide
- ·Việt Nam, Russia issue joint statement on deepening comprehensive strategic partnership
- ·Tập trung cải cách hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp
- ·Việt Nam reaffirms humanitarian assistance at UN meeting
- ·PM Phạm Minh Chính meets with Russian President Vladimir Putin
- ·Parliamentary friendship group to work for stronger Việt Nam
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Việt Nam steps up application of sanitary, phytosanitary measures