【kq đức 2】Sở thích uống rượu bia của nhiều người Việt liên quan 30 căn bệnh, chấn thương
Các bệnh,ởthíchuốngrượubiacủanhiềungườiViệtliênquancănbệnhchấnthươkq đức 2 chấn thương liên quan tới rượu bia
Đồ uống có cồn là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, chấn thương và nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh.
Ung thư: Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu bia là chất gây ung thư thuộc Nhóm I, tức là có nguy cơ cao gây ung thư tương tự như thuốc lá, amiang hay bức xạ ion hóa. Uống rượu bia là nguyên nhân liên quan trực tiếp tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.
Bệnh tim mạch: Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ, suy tim, tăng huyết áp và phình động mạch chủ.
Bệnh hệ tiêu hóa: Rượu bia gây tổn thương gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp…), xơ gan, làm trầm trọng các tổn thương do virus viêm gan C và B, viêm tụy cấp tính và mạn tính, các bệnh lý tại thực quản, dạ dày.
Rối loạn tâm thần: Hấp thụ nhiều cồn làm suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy, biến đổi nhân cách, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, loạn thần, kích động, tự sát, gây lão hóa sớm, suy giảm miễn dịch, hội chứng nhiễm độc rượu ở bào thai, trẻ đẻ nhẹ cân.
Thương tích: Uống rượu bia quá mức là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông, thương tích không chủ ý và cố ý khác.
Ngoài ra, uống rượu bia còn gây ra nhiều vấn đề về xã hội như ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ gia đình, giảm hoặc mất khả năng làm việc, mất việc làm, bạo lực, quan hệ tình dục không an toàn, các vấn đề liên quan đến pháp luật…
Thực trạng và các chính sách ở Việt Nam
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), mức tiêu thụ rượu bia ở người trên 15 tuổi ở nước ta tăng dần qua các năm. Năm 2005, mức tiêu thụ là 2,9 lít cồn/người/năm, đến năm 2018 và 2019, con số này tăng lên 7,9 lít.
Rượu bia là yếu tố nguy cơ xếp thứ 2 trong 10 nguy cơ gây tàn tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Những thức uống trên còn là nguyên nhân gây ra 30% các vụ gây rối trật tự xã hội và 33,7% các vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam. Sử dụng rượu bia làm tăng bất bình đẳng giới và kinh tế xã hội, thách thức các nỗ lực giảm nghèo bền vững.
Theo Điều tra yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2021, tỷ lệ nam giới Việt Nam uống rượu bia rất cao, 64% nam giới và 10% nữ giới có uống rượu bia 30 ngày qua.
Điều đáng báo động hơn là độ tuổi uống rượu bia đang ngày càng trẻ hóa. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cá nhân mà còn tác động sâu rộng đến an ninh xã hội, góp phần gia tăng các vấn đề như bạo lực và tai nạn giao thông. Do đó, việc sàng lọc và hỗ trợ can thiệp nhằm giảm thiểu tác hại của rượu bia đối với cộng đồng là hết sức cần thiết.
Bởi vậy, các cơ quan chức năng đã đưa ra một số chương trình để nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của rượu bia, từ đó giảm thiểu số lượng người sử dụng.
Ngày 14/6/2019, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia. Ngày 11/10/2024, Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông phòng, chống tác hại của rượu bia đến năm 2030, với các mục tiêu như sau:
1. 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.
2. 100% người điều khiển phương tiện giao thông được truyền thông, phổ biến quy định của pháp luật về việc không uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
3. 100% cơ sở giáo dục thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của rượu bia phù hợp với lứa tuổi của học sinh, sinh viên.
4. 95% cơ sở kinh doanh rượu bia; 90% hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công được truyền thông, hướng dẫn các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu bia và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025đề ra mục tiêu tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Trong đó bao gồm mục tiêu giảm tỷ lệ uống rượu, bia mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%, giảm tỷ lệ hiện uống rượu, bia ở người 13 đến 17 tuổi còn dưới 20%.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/10: Quay đầu suy giảm
- ·Chủ tịch TP.HCM yêu cầu chốt bảng giá đất mới vào chiều mai 16/10
- ·VietinBank có tân Tổng Giám đốc
- ·Ngày 5/1: Giá heo hơi trở lại đà tăng trong tuần đầu năm
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/10: Quay đầu suy giảm
- ·Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Chỉ duy nhất EVN được mua
- ·Giá điện tăng 4,8%: Người dân lo hàng hóa cuối năm 'dựng ngược'
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Nợ Chính phủ an toàn, năm 2025 cần vay hơn 815.000 tỷ đồng
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Chứng minh nhân dân hết hạn, có được gửi tiền tiết kiệm?
- ·Cách làm lại sổ đỏ khi bị đánh mất
- ·Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Kiều hối về TP.HCM đạt gần 7,4 tỷ USD trong 9 tháng
- ·Giá xăng dầu hôm nay 18/10: Giá dầu hồi phục nhẹ
- ·Ngân hàng đua nhau giảm, lãi suất cho vay mua nhà thấp kỷ lục
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Đi gửi tiền tiết kiệm có phải mang căn cước công dân?