【nhận định bồ đào nha hôm nay】Việt Nam đang đi đúng hướng trong tái cơ cấu thu ngân sách
Đang đi đúng hướng
Phát biểu về vấn đề cơ cấu thu NSNN tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định Việt Nam đang đi đúng hướng trong quá trình tái cơ cấu nguồn thu. Bộ trưởng phân tích: Thu nội địa trong tổng thu NSNN từ mức 61,5% năm 2011 đến 2015 tăng lên 75% và 79% vào 2016 và dự toán 2017 sẽ chiếm 81,7%. Mặt khác, thu từ dầu thô cũng theo chiều hưởng giảm tỷ trọng trong tổng thu NSNN. Nếu năm 2011, khoản thu này chiếm tỷ lệ 15,3% thì đến năm 2016 chỉ còn 3,6% và dự toán 2017 chỉ còn 3,2%, như vậy, chỉ bằng 50% tổng thu của thuế TNCN. Tỷ trọng từ thu thuế XNK cũng giảm từ mức 21,6% năm 2011 xuống 15,7% năm 2016 và dự toán 2017 còn 14,8%. |
Theo phân tích của bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, khi thuế NK giảm, thuế trực thu giảm mà nhu cầu chi NSNN vẫn tăng lên, tỷ lệ bội chi phải được kiểm soát dưới 5% như Quốc hội đã yêu cầu thì bắt buộc phải điều tiết bằng cách tăng dần phần thuế gián thu để đảm bảo trang trải. Nguyên tắc này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Ví dụ,“thiên đường về thuế” như Nhật Bản, thuế tiêu dùng khi mới thu là 5% nhưng năm 2014 đã tăng lên 8% và từ 1/10/2019 sẽ điều chỉnh lên 10%. Tại Singapore, trước kia thuế hàng hóa dịch vụ là 3% vào năm 1995, sau đó tăng lên 5% và hiện nay là 7%, gấp hơn 2 lần mức thuế ban đầu.
Hiện nay, các sắc thuế trực thu của Việt Nam đang thấp và giảm dần, ví dụ thuế TNDN khi mới có Luật áp dụng thuế suất phổ thông 32%, sau đó giảm xuống 28%, 25%, 22% và từ 2016 còn 20%. Mức giảm trừ gia cảnh để tính thuế TNCN cũng được nâng lên vào năm 2012 từ mức 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng cho bản thân người nộp thuế và từ 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm, giãn thuế,... để tạo thuận lợi cho DN, thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với việc giảm thuế TNDN phổ thông về 20% trước lộ trình (yêu cầu của Chiến lược Cải cách hệ thống thuế được phê duyệt đến năm 2020 mới phải xuống 20%), để khuyến khích đầu tư, nhiều chính sách về miễn, giảm thuế TNDN cũng được áp dụng như miễn 4 năm đầu, giảm 9 năm tiếp theo cho các DN ở vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn hay đầu tư khoa học công nghệ cao,... Những chính sách này đã giảm thu NSNN khoảng 1% GDP.
Thu nội địa đạt 84-85% tổng thu vào 2020
Thực tế, khó khăn vẫn ở trước mắt khi việc thực hiện các cam kết quốc tế đi vào giai đoạn “nước rút”. Chỉ tính riêng trong ASEAN, từ 1/1/2018 tới đây, đến 98% dòng thuế NK sẽ về 0%, trong đó ô tô giảm thẳng từ 30% xuống 0%. Nguy cơ hụt thu ngân sách là rất lớn.
Trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã yêu cầu động viên hợp lý các nguồn lực, phấn đấu tỷ lệ huy động và NSNN cho GDP bình quân 20% - 21%, tăng tỷ trọng thu nội địa và xây dựng hệ thống thuế đồng bộ và hiện đại. Tại Nghị quyết 07-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững cũng nêu: Tập trung cơ cấu lại nguồn thu, hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu NSNN với mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là tỷ trọng thu nội địa khoảng 84 - 85%, tỷ trọng thu dầu thô và thu XNK khoảng 14 - 16%. Mục tiêu này cũng đã được Quốc hội đề cập tới trong Nghị quyết số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Bình luận về vấn đề này, ông Sebastian Eckardt - Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng: Việc thu hẹp mức chênh lệch tài khóa để đảm bảo bền vững ngân sách, giữ an toàn nợ công là cần thiết. Việc này đòi hỏi các chính sách toàn diện và cân bằng ở cả chính sách huy động nguồn lực đủ và chi tiêu hiệu quả hơn. Cùng với nhu cầu chi tiêu lớn, Việt Nam còn đang phải đối mặt với nhu cầu đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng cũng như y tế và giáo dục cho người dân. Do đó, cần phải tiến hành những biện pháp để tăng huy động nguồn thu trong nước để đảm bảo nguồn lực cho đầu tư bền vững phục vụ phát triển và tăng trưởng trong tương lai. Nếu không tiến hành kịp thời các biện pháp này thì nợ công sẽ tăng cao và dịch vụ xã hội sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. “Vì vậy, điều quan trọng là phải tiến hành cải cách thuế để đưa huy động thu quay lại quỹ đạo bền vững. Đồng thời, gánh nặng thuế cần phải được chia sẻ công bằng và môi trường thuế cũng cần hỗ trợ phát triển và đầu tư” - ông Sebastian Eckardt khẳng định.
Vừa qua, để thực hiện nhiệm vụ tiếp tục tái cơ cấu nguồn thu, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh một số chính sách thuế. Trong đó, các sắc thuế trực thu tiếp tục giảm như giảm thuế TNDN cho DN siêu nhỏ xuống 15%, DN nhỏ và vừa xuống 17%; giảm số bậc thuế TNCN chỉ còn 5 bậc, giãn khoảng cách thu nhập tính thuế ở các bậc thấp, miễn giảm thuế cho lao động công nghệ cao, nông dân tham gia “cánh đồng lớn”,... Cùng với đó là đề nghị tăng thuế gián thu như thuế suất GTGT phổ thông từ 10% lên 12%; tăng khung thuế BVMT với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít; áp dụng thuế TTĐB tuyệt đối với thuốc lá; thu thuế TTĐB với nước ngọt,...
Nhìn nhận từ khía cạnh chuyên gia thuế, ông Nguyễn Văn Phụng - Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế DN lớn, Tổng cục Thuế cho rằng: Hàng năm, Quốc hội, Chính phủ đều công khai thu chi ngân sách và dự toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN. Mọi khoản thu, chi ngân sách đều được Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng mới thông qua và có cơ chế giám sát chặt chẽ. Hơn nữa, các chính sách được đưa ra có đề xuất tăng nhưng cũng có cả mức giảm thuế. Do đó, việc sửa các chính sách thuế không phải do chi nhiều, hay ngân sách thiếu hụt mà nằm trong lộ trình, kế hoạch thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 và trên hết là thực hiện các mục tiêu tái cơ cấu nguồn thu như các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội đã đề ra.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Hai hiệp sĩ Sài Gòn bị cướp đâm tử vong: Gần trăm cảnh sát vây bắt nghi can thứ 2 thế nào?
- ·Hà Nội xem xét hình thức kỷ luật cán bộ liên quan vụ cháy chung cư 56 người chết
- ·Cần quan tâm đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy
- ·Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội
- ·Lốc xoáy, mưa đá tại Quảng Bình: Lật 2 thuyền chở khách du lịch, 1 người tử vong
- ·Triệt phá tụ điểm đánh bạc ăn tiền
- ·Huyện Long Mỹ: Xét xử lưu động vụ án tổ chức sử dụng chất ma túy
- ·Kiện toàn Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án
- ·Xôn xao thông tin máy bay lắp thêm ghế ở cửa thoát hiểm: Vietnam Airlines nói gì?
- ·Mua ma túy rồi mang về nhà bán lại, lãnh 15 năm tù
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 413, 414, 415 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Rạp cưới lấn chiếm lòng đường: Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông
- ·Thủ tướng phê chuẩn miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
- ·Đề xuất đưa phí giao thông nội đô với ô tô cá nhân vào luật
- ·Bắc Giang: Kiểm tra 20 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phát hiện nhiều vi phạm
- ·Thủ tướng: Quan hệ ASEAN
- ·Đi đến tận cùng vấn đề, giải quyết triệt để các nội dung giám sát
- ·Nhiều cách làm hay trong công tác xét xử
- ·Vĩnh Phúc: Bệnh nhân tử vong bất thường sau khi tiêm 2 mũi giảm đau
- ·Thủ tướng: Không bao giờ quên những người làm nên 'cột mốc vàng' Điện Biên Phủ