【kết quả bóng đá ấn độ hôm nay】Bệnh phong cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời
Theo quan niệm ngày xưa, 4 bệnh được cho là vô phương cứu chữa, gọi là tứ chứng nan y “phong, lao, cổ, lại ” là bệnh phong cùi, bệnh lao, bệnh xơ gan cổ trướng và các loại bệnh ung thư. Trong đó, bệnh phong là loại bệnh bị người đời ghê sợ nhất vì những sự tàn phá, lở loét, biến dạng, cùi cụt trên cơ thể người bệnh.
Theo quan niệm ngày xưa, 4 bệnh được cho là vô phương cứu chữa, gọi là tứ chứng nan y “phong, lao, cổ, lại ” là bệnh phong cùi, bệnh lao, bệnh xơ gan cổ trướng và các loại bệnh ung thư. Trong đó, bệnh phong là loại bệnh bị người đời ghê sợ nhất vì những sự tàn phá, lở loét, biến dạng, cùi cụt trên cơ thể người bệnh.
Trong quá khứ đã có thời gian dài người mắc bệnh phong bị mọi người kỳ thị, xa lánh, xua đuổi. Chính vì thế những người bệnh phong tụ họp lại với nhau thành ra những "làng cùi” tự phát, che chở đùm bọc nhau để sống qua ngày và gần như hoàn toàn biệt lập với cộng đồng và cả người thân thích.
Năm 1995, ở Việt Nam, chương trình phòng, chống phong mới hình thành và đã trở thành chương trình y tế quốc gia. Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình, ngành da liễu Việt Nam đã góp phần quan trọng làm cho tỷ lệ lưu hành bệnh giảm xuống đáng kể. Và hiện nay, bệnh phong đã được kiểm soát sau những nỗ lực của ngành y tế, đặc biệt là nhờ những tiến bộ trong điều trị. Bệnh phong có thể chữa khỏi bằng sự phối hợp của nhiều dược phẩm với các phương thức phòng, chống tàn tật và phẫu thuật phục hồi chức năng, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng hệ thống mạn tính do trực khuẩn phong gây ra. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở da và thần kinh ngoại biên. Trong những thể nặng hoặc không được điều trị sớm bệnh có thể gây tổn thương cơ quan khác như mắt, mũi, họng, thanh quản, viêm tinh hoàn, tổn thương xương, khớp.
Bệnh phong do vi trùng Mycobacterium Leprae. Ðây là bệnh rất khó lây và có thời gian ủ bệnh kéo dài, nên rất khó xác định bệnh nhân bị nhiễm bệnh ở đâu và khi nào.
Bệnh phong là bệnh lây truyền chứ không phải là do di truyền, tuy nhiên không dễ lây. Tỷ lệ lây lan trong các cặp vợ chồng hoặc trong các gia đình có người bị bệnh phong từ 2-5%. Bệnh phong lây lan qua da hoặc hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, lâu ngày với những chất xuất tiết (nước mũi, nước miếng…) chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Ðường bài xuất trực khuẩn phong: Có 2 đường bài xuất chính là đường hô hấp và da bị lở loét, trong đó chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh nhân phong nếu không điều trị có thể phóng thích mỗi ngày đến 100 triệu trực khuẩn phong từ các chất tiết ở mũi. Trực khuẩn phong có thể sống được ở môi trường ngoài cơ thể 1-2 tuần, đặc biệt là trong môi trường tối và ẩm thấp. Trực khuẩn phong rất nhạy cảm với ánh nắng và môi trường khô nóng.
Ðường xâm nhập của trực khuẩn phong: 2 đường chính là hô hấp và da bị trầy xước chấn thương. Ðường hô hấp cũng là đường vào chủ yếu, qua đó trực khuẩn phong được chuyển đến những vị trí thích hợp để nhân lên. Những bệnh phong chưa được điều trị chính là nguồn lây lan, trong đó bệnh nhân phong nhiễm khuẩn là nguồn lây lan chủ yếu.
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh là những vết biến đổi màu sắc trên da, mất hay không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba chỗ và chứa rất ít vi khuẩn. Nhưng cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và chứa đầy những vi khuẩn.
Các triệu chứng chủ yếu ảnh hưởng đến da, dây thần kinh và các vùng niêm mạc (các khu vực ẩm ướt mềm mại chỉ trong khe hở của cơ thể). Bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như: tổn thương da có thể mờ dần/đổi màu; tăng trưởng thay đổi trên da; da dày, cứng hoặc khô; đau đớn nghiêm trọng; tê hoặc rối loạn cảm giác ở các khu vực da bị ảnh hưởng; yếu cơ hoặc liệt (đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân); vấn đề về mắt, có thể dẫn đến mù loà; dây thần kinh (đặc biệt là những vùng xung quanh khuỷu tay và đầu gối); chảy máu cam; vết loét trên lòng bàn chân...
Bệnh phong nếu không được điều trị, bệnh đưa tới một số biến chứng: Vì da không còn cảm giác nên người bệnh hay bị phỏng hoặc thương tích nơi đầu ngón tay, ngón chân mà họ không hay. Rồi vết thương bội nhiễm với vi khuẩn khác, tế bào tiêu hao, xương bị huỷ hoại, ngón tay, ngón chân ngắn lại. Do đó, xưa kia, có người cho rằng bị phong thì ngón tay, ngón chân rụng dần.
Thần kinh ngoại vi tổn thương khiến bàn tay, bàn chân không cử động, cứng lại, co quắp. Họ đi lại khó khăn và không cầm đồ vật được. Bàn chân thủng loét và nhiễm độc. Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn lên cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể đưa tới khiếm thị, mù loà. Ngọc hành teo, không sản xuất được tinh trùng, đưa đến vô sinh nam.
Lông mày, lông mi rụng nhưng tóc toàn vẹn.
Về phòng ngừa bệnh thì vắc-xin BCG và thuốc viên dapsone đã có một thời kỳ được dùng, nhưng công hiệu rất giới hạn nên hiện nay ít được áp dụng.
Hiện nay, bệnh xảy ra rất ít tại một số quốc gia chứ không là dịch như cúm. Bệnh lại rất khó lây lan, cho nên giới chức y tế khuyến cáo mọi người:
Tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, miệng của bệnh nhân.
Rửa tay sạch sẽ sau khi chăm sóc, tiếp xúc với bệnh nhân.
Hiểu biết rõ ràng về nguyên nhân, diễn tiến của bệnh.
Tóm lại, bệnh phong không còn nguy hiểm nữa. Bệnh phong có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và uống thuốc đúng theo hướng dẫn. Tuy nhiên, sau khi điều trị, bệnh phong hết lây lan, nhưng thường để lại một vài di chứng cả về thể chất lẫn tâm thần cho nạn nhân. Họ rất cần được sự chăm sóc, giúp đỡ của xã hội, của mọi người trong việc phục hồi chức năng, phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi kinh tế - xã hội và thay đổi hình ảnh người mắc bệnh phong trong cộng đồng. Họ phải được đối xử bình đẳng như những con người bình thường khác./.
Bs. Dương Thị Tú (Trung tâm Y tế Cái Nước)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Gian lận điểm thi ở Hà Giang: Công an ra quyết định khởi tố hình sự
- ·Trương Huệ Vân xin toà miễn hình phạt cho chồng Trương Mỹ Lan
- ·Khởi tố Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM
- ·Cựu sếp ngân hàng cho đại gia Lã Quang Bình vay lãi 'cắt cổ'
- ·Cửa hàng không bán xăng A95, Bộ Công Thương giải thích ra sao?
- ·Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, tài xế liên tục lạng lách rồi bỏ trốn
- ·Khởi tố Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM
- ·Giải cứu 58 nữ nhân viên tại tổ hợp karaoke, massage G7 ở Thanh Hóa
- ·Bộ Công Thương công bố về địa điểm bán và số lượng khẩu trang
- ·Tạm giữ thầy giáo nghi xâm hại nữ sinh cấp 2 ở Bình Dương
- ·Sử dụng điện thoại di động trong thời tiết xấu có thể bị sét đánh tử vong?
- ·Điều tra vụ ẩu đả, nghi nổ súng trên phố ở Đồng Nai
- ·Xác định danh tính nhóm thiếu niên ở Hà Giang đánh nhau, tung clip lên mạng
- ·Xét xử cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh vào cuối tháng 10
- ·Thử tài phân biệt thời trang cao cấp và bình dân (số 4)
- ·Điều tra vụ ẩu đả, nghi nổ súng trên phố ở Đồng Nai
- ·Triệu tập nhóm người chặn đầu hành hung nam tài xế ở Bắc Ninh
- ·Cảnh sát giao thông có được dừng xe trên cao tốc?
- ·Tăng cường kiểm tra thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu
- ·Giải cứu 58 nữ nhân viên tại tổ hợp karaoke, massage G7 ở Thanh Hóa