会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【giải bóng đá syria】Hàng nghìn người giỏi vẫn về Việt Nam làm việc mỗi năm!

【giải bóng đá syria】Hàng nghìn người giỏi vẫn về Việt Nam làm việc mỗi năm

时间:2024-12-28 19:27:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:290次

Từ trước tới nay,àngnghìnngườigiỏivẫnvềViệtNamlàmviệcmỗinăgiải bóng đá syria nhiều phương tiện truyền thông đã làm cho dư luận hiểu rằng, “đa số người giỏi đi học nước ngoài rồi không về nước”. Để làm rõ vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Vang, Cục trưởng cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thông tin những điều quan trọng.

Hàng nghìn người giỏi vẫn về nước làm việc mỗi năm

Đối tượng nhận học bổng của Chính phủ Việt Nam đã ký cam kết phải quay về phục vụ, nếu không sẽ phải trả lại toàn bộ kinh phí cho nhà nước. Nếu cố tình không thực hiện nghĩa vụ thì Bộ GD-ĐT sẽ đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam và nước ngoài can thiệp.

Hàng nghìn người giỏi vẫn về nước làm việc

Hàng nghìn người giỏi vẫn về nước làm việc. Ảnh minh họa

Nhưng từ trước đến nay, hầu hết những người nhận học bổng Nhà nước đều thực hiện đúng cam kết của mình, trừ một vài trường hợp cố tình vi phạm. Hiện có gần 10% trong tổng số hơn 100.000 người Việt Nam đang học tập ở nước ngoài được nhận học bổng thông qua các chương trình học bổng của Chính phủ Viêt Nam và nước ngoài cấp cho Việt Nam. Tỉ lệ về nước của đối tượng nhận học bổng của Chính phủ Việt Nam đạt gần 100%.

Hầu hết những người nhận học bổng Chính phủ Việt Nam đều là những người đang làm cho các cơ quan nhà nước nên họ đều phải quay về cơ quan cũ. Tất nhiên có một số người quay về cơ quan cũ xong rồi lại chuyển cơ quan khác do nhiều lý do khác nhau nhưng họ vẫn ở Việt Nam, phục vụ đất nước. Chỉ có đối tượng đi học đại học chưa có cơ quan công tác là khó sắp xếp công việc.

- Có bao giờ chúng ta tính tới việc, với các em đạt giải cao các kỳ thi quốc tế, nên định hướng các em học về Kinh tế, chứ không phải chỉ học các ngành khoa học cơ bản hoặc CNTT?

- "Các ngành khoa học cơ bản là những ngành nền tảng mà nước nào cũng ưu tiên phát triển, cá nhân tôi không tán thành việc cử các em đạt giải toán, lý, hóa đi học về kinh tế. Nước ta đang muốn đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên đang rất cần đội ngũ cán bộ về khoa học cơ bản để hỗ trợ các ngành khác trong đó có kinh tế.

Hiện nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đang bão hòa nhân lực về kinh tế và quản trị kinh doanh trong khi đó các ngành về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) thì rất thiếu và cần ưu tiên đào tạo về những lĩnh vực này" - ông Nguyễn Xuân Vang.

 

Bộ GD-ĐT thường giới thiệu các em quay về trường cử đi học để làm việc hoặc giới thiệu cho các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên việc tiếp nhận lại phụ thuộc vào cơ quan tiếp nhận và việc này Bộ GD - ĐT không can thiệp được. Có nhiều em học giỏi được các trường nước ngoài cấp học bổng học cao hơn, có người xin phép học tiếp bằng kinh phí tự túc của gia đình. Những trường hợp này đều báo cáo nghiêm túc khi tốt nghiệp về nước.

Còn đối tượng đi học bằng các nguồn học bổng khác hoặc đi học bằng kinh phí của gia đình thì họ không có cam kết phải quay về làm việc nên chúng ta không thể phán xét, bắt họ phải làm việc ở đâu. Hiện có trên 90% trong tổng số 100.000 người Việt Nam học tập ở nước ngoài thuộc diện tự túc. Tuy nhiên, hàng năm, Cục Đào tạo với nước ngoài vẫn thường xuyên nhận được hồ sơ về nước của lưu học sinh tự túc đề nghị Cục giới thiệu về làm việc tại các trường đại học, cao đẳng và các cơ quan nhà nước.

Việc một số người "ngần ngại" về nước có nhiều lý do. Các chuyên gia cho rằng, chủ yếu là ở môi trường làm việc để họ có thể áp dụng những kiến thức kỹ năng họ đã học tập ở nước ngoài, có điều kiện để họ thỏa sức nghiên cứu và cống hiến. Tiếp theo là vấn đề thu nhập và chính sách đãi ngộ của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, rất nhiều người đi học bằng kinh phí của gia đình đã về nước và xin vào làm việc ở các cơ quan nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp ở Việt Nam và đây là một tín hiệu rất đáng mừng. Ông Nguyễn Xuân Vang cho rằng, đến một lúc nào đó sẽ có nhiều hơn nữa những người đi học rồi ở lại nước ngoài sẽ quay về Việt Nam để làm việc như đang diễn ra hiện nay.

Có ý kiến nói rằng chúng ta bị chảy máu chất xám (brain drain) nhưng chưa chắc như vậy, vì sự đóng góp của một người mới tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm chắc chắn sẽ không thể bằng sự đóng góp của một người đã có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng…và cũng chưa có nghiên cứu khảo sát nào về những trường hợp như thế. Đấy là chưa nói đến việc nhiều cơ quan tổ chức cũng đã thu hút được những chuyên gia giỏi của nước ngoài vào làm việc.

Vì thế, sau một thời gian họ quay về nước phục vụ thì lúc đó ta có thể nói rằng ta thu nhận chất xám (brain gain). Trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự bùng nổ của công nghệ thông tin như hiện nay thì khái niệm chảy máu chất xám (brain drain) được nhiều học giả sử dụng một thuật ngữ khác là tuần hoàn chất xám (brain circulation) vì những lý do nêu trên. Vấn đề ở đây là nhà nước phải có cơ chế thu hút được chất xám không chỉ ở những người Việt Nam đi học ở nước ngoài mà cả những người nước ngoài và những Việt Kiều định cư ở nước ngoài.

Chính phủ đang và sẽ ban hành nhiều chính sách thu hút nhân tài

Hiện nay có rất nhiều người giỏi về nước mà họ không nói và báo chí cũng không biết. Những người được nhận học bổng thì họ phải về rồi nhưng làm thế nào để thu hút những người đi du học tự túc về nước làm việc là một vấn đề mà Chính phủ rất quan tâm. Tuy nhiên, nhiều người học hoàn toàn ở trong nước cũng rất giỏi và Nhà nước phải có những chính sách thu hút và giữ chân những người như vậy, không phân biệt là họ học ở trong nước hay ở nước ngoài.

Ông Nguyễn Xuân Vang từng học chuyên Toán, khối Phổ thông ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội. Sau đó ông học Ngoại ngữ tại ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội) và là Hiệu trưởng trường này, trước khi trở thành Cục trưởng cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT.

Ông Nguyễn Xuân Vang từng học chuyên Toán. Sau đó ông học Ngoại ngữ tại ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội) và là Hiệu trưởng trường này, trước khi trở thành Cục trưởng cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT. 

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và Nghị Quyết số 46/NQ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hai Nghị quyết này đã đề ra nhiều giải pháp chính sách của Chính phủ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về nước làm việc.

Ngày 12/5/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động Khoa học và Công nghệ, trong đó có quy định nhiều đãi ngộ về lương và điều kiện làm việc để thu hút người giỏi trên thế giới về Việt Nam làm việc. Nghị định này hướng dẫn chi tiết Điều 19, Điều 22 và Điều 23 của Luật KH&CN về chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài KH&CN, ưu đãi trong sử dụng nhân lực, nhân tài hoạt động KH&CN. Một số ưu đãi được quy định tại Nghị định như: Xét đặc cách tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh khoa học, công nghệ; nâng lương vượt bậc cho các cá nhân có thành tích trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN); đảm bảo các điều kiện thuận lợi về phương tiện, trang thiết bị, phòng thí nghiệm; hỗ trợ chi phí công bố và đăng ký kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài...

Ông Nguyễn Xuân Vang cho rằng, những chính sách của Nhà nước đã và đang ban hành sẽ tạo hành lang pháp lý phù hợp để thu hút nhân tài về nước làm việc trong thời gian tới.

Thí sinh thi Olympia chưa chắc đã học giỏi nhất lớp

Trao đổi với chúng tôi, một thầy giáo từng là Hiệu phó THPT Hà Nội – Amstecdam cho biết, trường này cũng có nhiều em thi Olympia.

Nhưng ngay cả các em vào chung kết cuộc thi này cũng không phải là những em học giỏi nhất lớp, chứ chưa nói đến học giỏi nhất trường.

Hoàng Tuân

Cơ hội cuối nhận học bổng Canon – Chắp cánh nhân tài 2014

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Chuỗi trung tâm tiếng Anh của shark Thủy tăng 44% doanh thu 6 tháng đầu năm 2019
  • Soi kèo góc Espanyol vs Mallorca, 19h00 ngày 5/10
  • Soi kèo phạt góc AS Roma vs Venezia, 20h00 ngày 29/9
  • Soi kèo góc Croatia vs Scotland, 23h00 ngày 12/10
  • Uống Number 1 'săn' thưởng: 'Trúng nhiều đến phát mệt' !
  • Soi kèo phạt góc Arsenal vs PSG, 02h00 ngày 2/10
  • Soi kèo góc Napoli vs Como, 23h30 ngày 4/10
  • Soi kèo góc Anh vs Hy Lạp, 1h45 ngày 11/10