【ketquabongda vietnam】Ðể cải thiện chỉ số PCI: Cần lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp
Mặc dù thời gian qua tỉnh Cà Mau có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tuy nhiên, kết quả chưa như mong đợi, còn một số vấn đề bất cập thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh hằng năm đều tụt giảm, qua đó, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Mặc dù thời gian qua tỉnh Cà Mau có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tuy nhiên, kết quả chưa như mong đợi, còn một số vấn đề bất cập thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh hằng năm đều tụt giảm, qua đó, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được xem là tiếng nói quan trọng của các doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại địa phương, là kênh thông tin tham khảo tin cậy về địa điểm đầu tư, là một động lực cải cách quan trọng đối với môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Việt Nam. PCI là chỉ số xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập môi trường, chính sách thuận lợi cho doanh nghiệp. PCI đồng thời cũng nói lên năng lực cạnh tranh giữa các địa phương trong thu hút đầu tư. Chất lượng điều hành kinh tế ở địa phương được đo trên cơ sở 10 chỉ số thành phần của PCI gồm: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động và thiết chế pháp lý.
Các cấp lãnh đạo trong tỉnh cần lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp nhiều hơn, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. |
PCI là công cụ phản ánh mong muốn của doanh nghiệp, đồng thời là kênh đối thoại giúp doanh nghiệp bày tỏ quan điểm về các vấn đề trăn trở trong hoạt động kinh doanh. Việc nhận thức đầy đủ thông tin và thông điệp do chỉ số PCI cung cấp giúp chính quyền địa phương điều chỉnh công tác quản lý và các hệ thống pháp lý liên quan. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của địa phương và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Như vậy, vì sao PCI thời gian qua liên tục sụt hạng mặc dù tỉnh luôn cố gắng đẩy mạnh cải cách TTHC. Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Cà Mau Trần Minh Khôi chia sẻ: "Tỉnh Cà Mau có hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ, đây là đối tượng cần được hỗ trợ, tuy nhiên, lại ít được quan tâm hơn đối với các doanh nghiệp lớn. Khi làm việc với cơ quan hành chính các doanh nghiệp này còn tâm lý e ngại, gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp giấy tờ nhưng chưa được sự trợ giúp thông qua kênh chính thống từ các cấp chính quyền mà chỉ có sự hỗ trợ trong nội bộ câu lạc bộ doanh nghiệp hay hiệp hội các doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ để trợ giúp.
Mỗi năm tỉnh chỉ tổ chức họp mặt doanh nghiệp 1 hoặc 2 lần nhưng trước diễn đàn doanh nghiệp cũng rất khó nói hết được những vướng mắc, khó khăn. Như ở tỉnh Ðồng Tháp, bên cạnh việc tổ chức họp mặt doanh nghiệp thì còn có mô hình “cà phê trò chuyện với doanh nhân của lãnh đạo tỉnh”. Từ đó lãnh đạo tỉnh kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Hay như việc thành lập tổ tư vấn doanh nghiệp cấp tỉnh, trong đó, thành phần có lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp, hội doanh nhân trẻ, các sở, ngành, hội có liên quan chuyên tư vấn cho lãnh đạo tỉnh về các vấn đề có liên quan đến CPI mà Ðồng Tháp đã thực hiện mang lại hiệu quả. Ðây là một trong những mô hình hay mà tỉnh ta có thể học tập".
Thiết nghĩ, các cấp lãnh đạo cần đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò của doanh nghiệp, gạt bỏ tư tưởng xem nhẹ vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hầu hết doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đi lên từ sản xuất nhỏ, ít được qua đào tạo, nếu làm với quy mô nhỏ thì đủ sức điều hành nhưng khi nền kinh tế đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn ngay. Do đó, đào tạo cho lực lượng quản lý doanh nghiệp là cần thiết, trong đó cần có vai trò hỗ trợ của Nhà nước.
Ðẩy mạnh cải cách hành chính bên cạnh việc cắt giảm thời gian giải quyết TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thì điều cần thiết nhất là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và cộng đồng trách nhiệm của doanh nghiệp, làm thế nào để các cấp chính quyền tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp bằng sự minh bạch, thân thiện, trung thực và sáng tạo. Khi có niềm tin về một môi trường thân thiện, minh bạch, người dân sẽ chính là nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn tham gia sản xuất, kinh doanh ở tất cả những lĩnh vực có cơ hội, song song đó là sự hỗ trợ tích cực từ các cấp chính quyền trong giải quyết TTHC, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
PCI thời gian qua liên tụt sụt hạng cho thấy các mối liên hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp với lãnh đạo chưa sâu, lãnh đạo tỉnh chưa thực sự ngồi lại với doanh nghiệp định kỳ để nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp. Mặc dù các sở, ngành rất cố gắng trong việc cắt giảm thời gian giải quyết các TTHC, giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để cải thiện PCI, điều quan trọng là phải lắng nghe doanh nghiệp, làm sao để doanh nghiệp cảm thấy an tâm, thoải mái trong kinh doanh để môi trường kinh doanh được cải thiện./.
Bài và ảnh: Hồng Phượng
(责任编辑:Cúp C1)
- ·5 phút tối nay 5
- ·Nghệ An must develop: PM
- ·PM joins 11th ASEM Summit
- ·Broader ties pledged with US
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·PM joins 11th ASEM Summit
- ·PM targets doubling of tourism
- ·’Restore Nam Định production’
- ·Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
- ·Forest ranger kills two local leaders, shoots himself
- ·LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- ·President visits Air Defence – Air Force Service
- ·Diplomacy key to stable international relations
- ·PM urges Thái Bình to boost tech
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Yên Bái
- ·State President welcomes Cambodian Senior Minister
- ·Personnel critical to reforms: PM
- ·Trần Đại Quang sworn in as President
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·People’s Councils in the north meet