会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình benfica gặp gil vicente】Dùng công nghệ để lan toả sản phẩm, văn hoá Việt ra toàn cầu!

【đội hình benfica gặp gil vicente】Dùng công nghệ để lan toả sản phẩm, văn hoá Việt ra toàn cầu

时间:2024-12-23 16:58:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:244次

Tháng 10/2023,ùngcôngnghệđểlantoảsảnphẩmvănhoáViệtratoàncầđội hình benfica gặp gil vicente hai cựu kỹ sư của Google là Huy Nguyễn và Nam Đỗ sáng lập ra Phygital Labs nhằm thúc đẩy sự phát triển của vật lý số ở Việt Nam, với sản phẩm lõi của công ty là Nomion - Định danh số vạn vật. Đây là giải pháp toàn diện, tạo ra một danh tính số duy nhất cho mỗi sản phẩm vật lý bằng công nghệ RFID (Radio Frequency Identification - Nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến) và Blockchain (công nghệ chuỗi khối), đảm bảo tính minh bạch, độc bản của sản phẩm trên cả không gian thực và số.

huy nguyen ceo phygital labs.jpg
Ông Huy Nguyễn, Đồng sáng lập kiêm CEO của Phygital Labs.

Là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng vật lý số vào bảo tồn, phát triển Văn hóa Việt, từ khi ra mắt, công ty này đã đồng hành cùng nhiều đơn vị, đối tác, ban ngành để đưa công nghệ của mình vào các sản phẩm văn hoá như: Ký kết hợp tác với Trung tâm Thông tin UNESCO xây dựng dự án “Ứng dụng công nghệ để bảo tồn và phát triển di sản, văn hoá Việt”, thúc đẩy chuyển đổi số với cùng Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng để định danh các tác phẩm điêu khắc của Làng đá Non Nước, đồng hành cùng Bảo tàng di tích Cố Đô Huế, Văn Miếu Quốc Tử Giám, cùng Báo Nhân Dân gắn chip, định danh sản phẩm OCOP, thí điểm làm thương hiệu Gốm Đức Tân…

Trong năm 2023, giải pháp của công ty đã giúp định danh, số hóa sản phẩm vật lý thành tài sản số, đồng thời là cánh cổng mở ra kho tàng tri thức vô tận, khẳng định những giá trị độc bản của các sản phẩm văn hóa. 

Với Làng đá Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng, Phygital Labs đã tiến hành định danh 10 sản phẩm điêu khắc tại hội thi Điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước lần thứ 1. Hiện nay, 10 tác phẩm đang được triển lãm đồng thời trên không gian vật lý và không gian số, khách tham quan chỉ cần tương tác đơn giản với tác phẩm đá để khám phá câu chuyện về tác phẩm, tác giả và làng nghề truyền thống. 

img 2465.jpg
Ông Nam Đỗ, Đồng sáng lập của Phygital Labs trình bày quá trình số hoá một sản phẩm văn hoá bằng công nghệ Nomion.

Công ty cũng đồng hành cùng Báo Nhân Dân trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, qua việc tiến hành thí điểm gắn chip định danh cho sản phẩm OCOP 5 sao đầu tiên - Gốm men Suối ngọc của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh tại Bát Tràng, Hà Nội. Sản phẩm bình gốm được gắn chip định danh của Nghệ nhân ưu Tú Trần Đức Tân đã được Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan lựa chọn để làm quà tặng của ngành nông nghiệp cho Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân Hội nghị tổng kết công tác ngành năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. 

Đặc biệt, Phygital Labs đã phối hợp cùng Trung tâm Thông tin Unesco, Văn Miếu Quốc Tử Giám triển khai dự án Tầm Chân, nhằm ứng dụng công nghệ Vật lý số nâng tầm giá trị di sản. Những chuyển động đầu tiên của dự án này là Phygital Hoàn thành gắn chip 300 Nghê đồng Văn Miếu từ nguyên mẫu Nghê chầu trên cột tứ trụ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng như ra mắt thành công sách vật lý số “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình” của Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế. 

Theo đó, bằng việc dùng smartphone tương tác với chip RFID gắn trên tượng Nghê Văn Miếu, là vật phẩm được đúc bằng đồng thau, theo nguyên mẫu của Nghê đang chầu trên cột tứ trụ của Văn Miếu Quốc Tử Giám, người tương tác sẽ được trải nghiệm sách vật lý số đầu tiên tại Việt Nam, mở ra thế giới tri thức phong phú, là sự kết nối quá khứ với hiện tại trong không gian số sinh động, gia tăng tính trải nghiệm, thể hiện tính độc bản nên  nội dung sách này chỉ truy cập được khi tương tác với chip RFID gắn trên tượng Nghê Văn Miếu. 

dmt01102.jpg
Vật phẩm văn hoá con Nghê Văn Miếu Quốc Tử Giám có gắn chip RFID của Phygital Labs.

Ông Huy Nguyễn, Đồng sáng lập kiêm CEO của Phygital Labs chia sẻ, Việt Nam hiện có vô số làng nghề, vô số tác phẩm, tài sản, sản phẩm rất giá trị mà vì sự hữu hạn của không gian, thời gian, những câu chuyện chưa được kể hoặc chưa được kể đầy đủ. Ngay cả khi đã được kể đầy đủ, các câu chuyện không được gắn kết chặt chẽ với sản phẩm vật lý, khó được lan tỏa rộng rãi và gia tăng giá trị. Chính vì thế ông Huy Nguyễn đặt mục tiêu: “Sứ mệnh của Phygital Labs hiện giờ là dùng công nghệ tiên phong lan tỏa được văn hóa, sản phẩm của Việt Nam và kể một cách tự hào về chất lượng sản phẩm, tinh hoa làng nghề và tài năng của những người nghệ nhân Việt ra toàn cầu”. 

Để phát triển câu chuyện về một Việt Nam đậm đà bản sắc văn hóa, hơn nữa là nâng tầm giá trị văn hóa Việt, theo ông Huy Nguyễn, cần phải có nhiều sản phẩm của Việt Nam trên không gian vật lý số. Trong năm 2024 Phygital Labs sẽ tập trung phát huy tối đa tính ứng dụng của công nghệ mới tại thị trường Việt Nam. Dùng giải pháp Nomion để đưa ngày càng nhiều sản phẩm vật lý ở các ngành nghề truyền thống, văn hóa, di sản... thành tài sản số. 

Theo báo cáo của Google, tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp, vào khoảng 20%/năm, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy vậy, theo báo cáo “State of Phygital 2022” của Leta Capital, dù phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua nhưng nền kinh tế kỹ thuật số vẫn chiếm chưa đến 6% tổng nền kinh tế toàn cầu, phần lớn thị phần còn lại vẫn thuộc về thế giới vật lý. “Ước tính với sự đóng góp của vật lý số trong vòng 15 đến 25 năm tới, kinh tế kỹ thuật số sẽ đóng góp 50% GDP toàn cầu với quy mô từ 100 đến 200 nghìn tỷ USD”. 

Như vậy kinh tế số ở Việt Nam đầy cơ hội nhưng muốn đi chung với sự phát triển của thể giới, Việt Nam cần có tiêu chuẩn chung cho các quy cách về chuyển đổi số cho nhóm các sản phẩm vật lý có giá trị, cả vật chất lẫn văn hóa. Hay nói cách khác, những cơ chế pháp lý liên quan đến những công nghệ mới như blockchain, vật lý số nên được khuyến khích thử nghiệm và phát triển. 

“Tôi rất mong Việt Nam sẽ sớm có các hướng dẫn và định nghĩa cụ thể về tài sản số, phân biệt rõ ràng với tài sản ảo; từ đó cung cấp cho người dân, cộng đồng những góc nhìn rõ ràng về công nghệ mới nói chung và vật lý số nói riêng để có thể đón đầu được làn sóng công nghệ mới này cũng như để nền kinh tế số có thêm một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng”, ông Huy Nguyễn chia sẻ. 

Vật lý số giải quyết 'nỗi đau' của sản phẩm văn hoáVật lý số hay định danh vạn vật trên thế giới số sẽ giải quyết 'nỗi đau' của các sản phẩm văn hoá.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt
  • Bệ phóng tăng trưởng của New Image Việt Nam
  • TKV thúc tiến độ dự án khai thác hầm lò khu Tân Yên
  • Quản lý rủi ro tuân thủ thuế tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch
  • Những hành động thiết thực bảo vệ môi trường
  • Đại gia cắt lỗ trại gà, dừng mở rộng trại lợn
  • Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định sửa đổi về khuyến công tại Ninh Bình
  • Yếu tố khiến du khách hạnh phúc khi mở hầu bao luôn nằm ở sản phẩm du lịch
推荐内容
  • Cơ quan chức năng với ô tô như… dì ghẻ với con chồng
  • Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Hải quan Hải Phòng đạt 9,6 tỷ USD trong tháng 9
  • Cổ phiếu bất động sản tăng ‘banh nóc’, chủ tịch bất ngờ xin từ nhiệm
  • Cầu nối thương mại điện tử cho làng nghề truyền thống
  • Ổ khóa số có an toàn không? Ưu và nhược điểm của ổ khóa số
  • Cục Hải quan Hà Nội hướng tới kiểm tra tính tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp