会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【du doan ưap】Sử dụng công cụ thuế, phí để kiểm soát lạm phát!

【du doan ưap】Sử dụng công cụ thuế, phí để kiểm soát lạm phát

时间:2025-01-11 03:32:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:304次
Sử dụng công cụ thuế, phí để  kiểm soát lạm phát

Điều hành thận trọng, giữ giá nhiều mặt hàng thiết yếu

Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan chủ động tính toán và dự báo các yếu tố tác động đến lạm phát, xây dựng các kịch bản, giải pháp điều hành giá cả năm. Đồng thời, cơ quan thường trực thường xuyên cập nhật theo sát tình hình thực tế báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá, đưa ra các giải pháp phù hợp để kiểm soát lạm phát.

Các chính sách kinh tế vĩ mô được triển khai đồng bộ, trong đó các chính sách về thuế được sửa đổi kịp thời, giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá. Các giải pháp cụ thể như: giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng động cơ không pha chì và một số loại thuế phí khác. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được tăng cường để xử lý kịp thời những trường hợp lợi dụng tăng giá bất hợp lý…

Giảm thuế hỗ trợ ngành chăn nuôi, giảm chi phí sản xuất

Để hỗ trợ ngành chăn nuôi phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian qua, Chính phủ điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, theo quy định tại Nghị định số

101/2021/NĐ-CP để giảm giá thành đầu vào cho sản xuất trong nước. Theo đó, thuế nhập khẩu MFN của lúa mì từ 3% xuống 0% và mặt hàng ngô từ 5% xuống 2%. Để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ ban hành nhiều cơ chế chính sách như chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, hỗ trợ phòng trừ dịch hại, miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; hỗ trợ sản xuất, cung ứng, lưu giữ giống gốc giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các chính sách thuế khác nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng quy định ưu đãi ở mức cao nhất đối với tam nông…

Công tác quản lý điều hành giá được thực hiện thận trọng, giá các mặt hàng nhà nước định giá cơ bản được giữ ổn định từ đầu năm đến nay như: giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình giá dịch vụ sự nghiệp công; giá dịch vụ giáo dục...

Giá xăng dầu được điều hành sát với diễn biến giá thế giới, nhưng với mức tăng thấp hơn nhờ sử dụng linh hoạt quỹ bình ổn giá kết hợp giảm thuế bảo vệ môi trường, kịp thời giúp bình ổn giá trong nước; đồng thời giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng động cơ không pha chì, đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu.

Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm nguồn cung vẫn dồi dào. Đây là những mặt hàng chiếm quyền số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, vẫn chủ động được trong sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Không quá lo ngại giá điện tăng tác động lên CPI

Dự báo, trong thời gian tới, giá một số hàng hóa thiết yếu có thể có biến động. Sau chuỗi thời gian đứng ở mức thấp, từ đầu tháng 5 đến nay, giá thịt lợn hơi trong nước hồi phục mạnh trên diện rộng, tại nhiều địa phương, giá thịt lợn hơi xuất chuồng đã cán mốc 61.000 đồng/kg, tăng đến 20% so với mức giá trung bình hồi tháng 2 năm nay.

Đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay. Dự báo, thị trường thịt lợn hơi trong nước vẫn đang trên đà tăng giá. Nguyên nhân do thị trường tiêu thụ tăng lên trong khi nguồn cung không còn dồi dào. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá lợn hơi thời gian tới có tăng mạnh hay không phụ thuộc nhiều vào nhu cầu người tiêu dùng trong nước.

Đối với việc điều chỉnh giá điện vừa qua, theo bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, mức tăng giá này sẽ làm CPI năm 2023 chỉ tăng khoảng 0,1 điểm phần trăm. Lạm phát cả năm dự kiến sẽ được kiểm soát theo mục tiêu Quốc hội đề ra là khoảng 4,5%. Giá xăng dầu, giá gas dự báo sẽ diễn biến phức tạp trong thời gian tới, do đó, các cơ quan quản lý hiện đang làm tốt công tác dự báo, để kịp thời điều hành giữ mục tiêu đề ra.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, người dân đang mong chờ gói giảm thuế GTGT được triển khai ngay khi Quốc hội thông qua. Người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi, góp phần kích cầu tiêu dùng, kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, để việc giảm thuế GTGT có ý nghĩa, việc kiểm soát giá, quản lý thị trường của cơ quan nhà nước là quan trọng, bởi nhiều doanh nghiệp đưa ra mức giá bán không hợp lý trong cấu thành sản phẩm. “Cái đích cuối cùng là giá bán hợp lý cần được Nhà nước kiểm soát tốt thì người dân được hưởng lợi, đồng thời chỉ số CPI mới thực sự được kiềm chế, theo đúng mục tiêu Chính phủ và Quốc hội đề ra” - ông Vũ Vinh Phú kiến nghị.

Cẩn trọng thiên tai, bão lũ ảnh hưởng chuỗi cung ứng hàng hóa

Từ nay đến cuối năm, Bộ Tài chính dự kiến còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá, từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới nhất là giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất; cho đến việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng nhà nước quản lý; nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt… có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ.

Quốc hội đã quyết định chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2023 khoảng 4,5%. Trước kỳ họp Quốc hội, Bộ Tài chính đã nhận được một số ý kiến của đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến. Cử tri lo ngại hiện nay, giá các mặt hàng thiết yếu, giá vật tư sản xuất, vật tư nông nghiệp, giá vật liệu xây dựng tăng cao khiến đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị có các chính sách kiểm soát và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, giá vật tư, giá vật liệu xây dựng để nhân dân tháo gỡ khó khăn ổn định đời sống.

Bộ Tài chính cho biết, tiếp thu ý kiến của cử tri để cùng với các bộ, ngành tiếp tục tham mưu với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, các giải pháp, biện pháp chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá trong thời gian tới nhất là thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2023.

Bộ Tài chính sẽ thường xuyên theo sát tình hình chung, tham mưu chính sách, kịch bản phù hợp, linh hoạt, kịp thời, nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tác động lớn tới mặt bằng giá. Các bộ, ngành, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải thường xuyên theo dõi, kịp thời có giải pháp để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước, tránh tình trạng thiếu hàng, găm hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý.

Riêng đối với xăng dầu, Bộ Công thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến giá thế giới, sử dụng hợp lý Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với liều lượng thích hợp theo quy định, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống người dân. Đồng thời, ngành Công thương phải chủ động thực hiện các biện pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
  • Nhà đài nói gì vụ "Anh trai say hi" gây tranh cãi?
  • Kiểu giày vừa tôn dáng nữ tính, vừa không gây đau chân khi đi
  • Thực hư nguyên nhân khiến Huỳnh Hiểu Minh ly hôn Angelababy
  • Tây Ninh Smart
  • Binz và Quang Hùng MasterD sẽ biểu diễn tại 8WONDER Winter 2024
  • Vẻ ngoài xinh đẹp của con gái út nhà Beckham ở tuổi 13
  • "Nuôi dạy con thi đâu đỗ đấy": Kinh nghiệm 40 năm của giáo viên người Nhật
推荐内容
  • Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
  • "Bản giao hưởng cuộc sống"
  • Khóc cười với… “hồn ma” trong đêm Giáng sinh (kỳ 4)
  • Siêu mẫu Hà Anh: "Kỳ Duyên có chiến lược sử dụng ngoại ngữ thông minh"
  • Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
  • Dừng top 30, hành trình Miss Universe của Kỳ Duyên gây nhiều tranh cãi