【kq bd chau a】Buôn tàu buôn bè không bằng “tiết kiệm”
Năm 2012 đã có 83 tập đoàn,ôntàubuônbèkhôngbằngtiếtkiệkq bd chau a tổng công ty Nhà nước đăng ký tiết giảm chi phí với tổng số gần 12,5 nghìn tỷ đồng. Đây là một con số lớn khiến nhiều người tỏ ra hoài nghi về hiệu quả thực sự của một chủ trương. Nhưng với nhiều DN, việc tiết giảm chi phí không còn dừng lại ở chủ trương, mà đã trở thành chiến lược kinh doanh trong bối cảnh khó khăn. Bằng sự sáng tạo cùng các hành động cụ thể, nhiều DN Nhà nước đã khép lại năm 2012 với kết quả kinh doanh khả quan và những con số tiết giảm chi phí ấn tượng.
Trong báo cáo tổng kết cuối năm, các tập đoàn đã công bố con số tiết giảm chi phí đạt được sau 1 năm thực hiện nghiêm túc. Điển hình là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Bên cạnh kết quả kinh doanh khả quan, đóng góp lớn vào số thu ngân sách Nhà nước năm 2012, việc tiết giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh của PVN cũng thu được thành quả hơn cả sự mong đợi.
Theo báo cáo của PVN, năm 2012 Tập đoàn này đã tiết giảm được 5.104 tỷ đồng, vượt xa mức cam kết ban đầu tới 1.389 tỷ đồng. Trao đổi với báo giới, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Phùng Đình Thực cho rằng: Đầu năm 2012, PVN đăng ký với Chính phủ tiết giảm 3.715 tỷ đồng. Ngay cả với con số ban đầu này, nhiều lãnh đạo bộ, ngành còn tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện của PVN.
Song PVN đã thực hiện vượt cam kết ban đầu nhờ không chỉ tiết giảm chi tiêu hành chính đơn thuần, mà còn tập trung phát huy sáng kiến, sáng chế và các giải pháp để hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên liệu đầu vào, đẩy nhanh tiến độ đưa các dự án vào hoạt động sớm hơn kế hoạch. “Đây mới là phần tiết kiệm lớn nhất”- ông Thực nhấn mạnh.
Năm 2012, Công ty Than Nam Mẫu đăng ký với Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) tiết giảm hơn 21 tỷ đồng. Ngay từ đầu năm, nhiều sáng kiến đã đưa ra áp dụng, trong đó việc tiết kiệm vật tư được ưu tiên hàng đầu. Để không còn tình trạng vật tư thất thoát, lãng phí và tồn đọng như trước, than Nam Mẫu đã triển khai hệ thống kho cấp vật tư 3 ca ngay hiện trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các phân xưởng và giảm bớt số người quản lý kho.
Chỉ tính riêng sự thay đổi nhỏ này đã giúp Công ty tiết kiệm chi phí vận chuyển khoảng 150 triệu đồng/năm. Ngoài ra, việc rà soát vật tư tồn kho cũng được chú trọng để tận dụng triệt để. Nhờ vậy lượng vật tư tồn kho đã giảm từ 31 tỷ đồng xuống còn 24 tỷ đồng/tháng. Như vậy mỗi tháng đã giảm được 7 tỷ đồng giá trị tồn kho vật tư trên tháng so với mức giao của Tập đoàn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm hàng trăm triệu đồng tiền lãi phải trả cho ngân hàng mỗi tháng do giảm chi phí sản xuất.
Ông Vũ Thanh Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết: Năm 2012 toàn Tổng công ty đã thực hiện xuất sắc công tác tiết giảm chi phí, vượt 200% kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Số tiền đăng ký tiết giảm là 45 tỷ đồng nhưng toàn Tổng công ty đã tiết giảm được 90 tỷ đồng. Nỗ lực này trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn không chỉ giảm được cho DN một nguồn chi mà còn tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Một hoạt động quan trọng giúp Hapro tiết giảm được chi phí đó là yếu tố giá mua hàng hóa. Bởi vì đặc thù của ngành thương mại là giá mua hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá vốn. Hapro đã tìm mọi cách đàm phán, phân tích, thương thảo với đối tác để cắt giảm chi phí mua vào. Ngoài ra, trong hoạt động XNK hàng hóa của Hapro chi phí vận tải biển chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá hàng hóa nên Công ty đã đàm phán với các hãng tàu trong và ngoài nước ký hợp đồng bao cả năm, trên cơ sở đó từng đơn vị thuộc Hapro sẽ ký phụ lục hợp đồng cho mỗi chuyến hàng cụ thể. Hoạt động này cũng được Hapro thực hiện đối với chi phí giám định, bảo hiểm hàng hóa XNK và cả ngân hàng.
Ông Sơn chia sẻ: Không chỉ cắt giảm được nhiều chi phí từ hoạt động sản xuất, chi phí thường xuyên cũng được Tổng công ty tiết giảm nhờ cách thức hợp lý. Những chi phí trong các hoạt động giao dịch, lễ tân, xăng xe, điện thoại đều được tiết giảm bằng những quy định cụ thể. Ví dụ như quy định trong điện thoại, tất cả cuộc điện từ cố định đến di động, di động đến di động đều chỉ được thực hiện tối đa là 5 phút, áp dụng từ Chủ tịch Hội đồng quản trị đến từng nhân viên. Ông Sơn cho biết, tiết giảm chi phí sẽ tiếp tục được đặt là một trong những hoạt động trọng tâm của Tổng công ty trong năm 2013. Hapro sẽ tiết giảm ít nhất là bằng năm 2012.
Đầu năm 2012, khi tham dự các buổi ký cam kết tiết giảm chi phí của một số tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: Một trong những vấn đề cốt lõi để tăng cường hiệu quả DN Nhà nước là tái cấu trúc và nâng cao quản trị về chi phí giá thành để nâng cao sức cạnh tranh. Đối với những DN kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm và thuộc diện Nhà nước đang quản lý hiện nay như điện, than, xăng dầu, việc tiết kiệm chi phí này cũng giảm bớt áp lực cho Nhà nước trong vấn đề thực hiện chính sách giá thị trường”.
Những con số tiết giảm của các DN Nhà nước trong năm 2012 vẫn đang tiếp tục được cập nhật, nhưng theo các chuyên gia, dù muốn hay không trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các DN buộc phải tiết giảm chi phí, tìm cách để đảm bảo lợi nhuận và đó là yêu cầu sống còn đối với DN trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI: Mặc dù Chính phủ chỉ đề cập đến việc tiết giảm chi phí quản lý trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, tuy nhiên, có thể khẳng định trong điều kiện sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn như hiện nay, việc tiết giảm chi phí, tập trung hạ giá thành sản phẩm là một biện pháp hữu hiệu để giúp DN trụ vững trong thời kỳ khó khăn. Việc này có ý nghĩa lớn đối với tất cả các DN, bất kể thuộc loại hình, quy mô hay thành phần kinh tế nào. Thông qua việc đánh giá lại công tác quản lý DN, tiết giảm đến mức thấp nhất các chi phí tổ chức hội họp, chào mừng, chi phí hành chính, các chi phí gián tiếp khác, đồng thời triển khai quyết liệt các giải pháp về đổi mới công tác quản lý sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động và tiết kiệm chi phí đầu vào của các sản phẩm, dịch vụ, DN sẽ đạt được cả hai mục đích: giảm bớt chi phí và kiện toàn lại công tác quản trị DN. Từ đó, DN sẽ có mô hình quản lý hiệu quả hơn, sản phẩm của DN sẽ có giá cả hợp lý hơn, nâng cao được sức cạnh tranh của DN cũng như sản phẩm, dịch vụ. Ông Lê Tiến Trường Phó TGĐ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Năm 2012 Vinatex đã tiết giảm được hơn 180 tỷ đồng nhờ tiết giảm chi phí trong hành chính, điện năng, tổ chức sản xuất..., vượt so với số tiền đã cam kết. Nếu tính cả tiết kiệm trong việc thu xếp vốn tốt thì số tiền tiết kiệm của Vinatex còn cao hơn. Trước đó, từ đầu năm, nhằm tăng cường tiết kiệm và tiết giảm chi phí theo tinh thần Nghị quyết 01-NQ/CP của Chính phủ và Chỉ đạo của Bộ Tài chính, Vinatex đã cam kết số tiền tiết kiệm trong năm 2012 là 178,6 tỷ đồng. |
LƯƠNG BẰNG-HỒ HUỆ
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cải thiện kinh tế nhờ trồng rau màu
- ·Concrete actions are important to shared prosperity: Australian foreign minister
- ·Mozambican Assembly President arrives in Hà Nội for official visit
- ·Proper awareness, actions crucial for conservation of marine ecosystems: PM
- ·Kinh nghiệm lựa chọn khách sạn Mũi Né cho du lịch hè với Traveloka
- ·Party leader welcomes top Russian diplomat
- ·UNHRC adopts Việt Nam
- ·Regional cooperation key to renewable energy in Asia: experts
- ·Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,02% trong năm 2023
- ·COP26 president hails Việt Nam on renewable energy
- ·Bộ Y tế cấm sử dụng 78 dược chất, thuốc chứa dược chất
- ·Việt Nam backs comprehensive solution to Myanmar issue
- ·US – leading important partner of Việt Nam: FM
- ·President announces 2022 Amnesty Decision
- ·Giá vàng trong nước chính thức giảm về dưới 67 triệu đồng/lượng
- ·Vietnamese martyr honoured by Cambodian people
- ·Defence Minister Giang meets Lao, Japanese, Cambodian counterparts
- ·Việt Nam willing to help Mozambique ensure food security: President
- ·Bất động sản Long An hưởng lợi từ công nghiệp
- ·Party leader calls for strong, elite and modern public security force