【bồ đào nha vs chile】Xuất khẩu lô thịt gà chế biến đầu tiên sang Nhật Bản
Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trông đợi nhiều vào doanh nghiệp “đầu tàu” | |
Giá thịt lợn toàn cầu sẽ tăng cao do Nga cấm xuất khẩu?ấtkhẩulôthịtgàchếbiếnđầutiênsangNhậtBảbồ đào nha vs chile | |
Sắp xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang Nga |
Việc Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu thịt gà của CPV đã mang tới cơ hội kinh doanh rất lớn cho CPV nói riêng và ngành chăn nuôi gia cầm nói chung. Ảnh: CPV |
Lô thịt gà chế biến đầu tiên với số lượng 33,6 tấn dành riêng cho thị trường Nhật Bản do doanh nghiệp đồng phát triển với Tập đoàn ITOCHU (Nhật Bản), là đối tác liên minh kinh doanh của Tập đoàn C.P.
Trước đó, Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã phối hợp với CPV Food tổ chức triển khai các chương trình giám sát dịch bệnh gia cầm, gắn với giám sát chuỗi cung ứng an toàn thực phẩm; thực hiện các yêu cầu vệ sinh thú y với cơ sở giết mổ; sản xuất an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chế biến để có được sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu an toàn và chất lượng cao đáp ứng các yêu cầu của Nhật Bản.
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) đã cử một đoàn kiểm tra thú y đến cơ sở sản xuất của CPV Food tại Bình Phước để đánh giá chuỗi sản xuất gà chế biến xuất khẩu trong thời gian từ ngày 31/5 đến ngày 3/6. Ngày 30/8, kết luận của đoàn kiểm tra thú y Nhật Bản khẳng định: Công ty TNHH CPV Food đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y của MAFF để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những thị trường tiềm năng và là đích đến của nhiều doanh nghiệp trong việc xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chất lượng cao.
Để xuất khẩu sang Nhật Bản, CPV Food luôn cam kết truy xuất nguồn gốc 100% toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đến chế biến sản phẩm, thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt nhất theo đẳng cấp thế giới như môi trường và phúc lợi động vật,.., đáp ứng tất cả các tiêu chí khắt khe của Nhật Bản và các nước nhập khẩu khác.
Ông Montri Suwanposri, Tổng Giám đốc CPV cho biết: “Việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Nhật Bản lần này là niềm vui và vinh dự của CPV và CPV Food, đánh dấu sự thành công của chuỗi giá trị Feed – Farm - Food của CPV, bắt đầu hành trình đưa sản phẩm gà chế biến của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và tiếp tục xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mà công ty hiện có”.
Phát biểu tại Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: tại tỉnh Bình Phước từ năm 2018 đến nay, CPV đã đầu tư xây dựng tổ hợp chuỗi sản xuất thịt gà khép kín từ trang trại đến bàn ăn (Feed - Farm - Food). Đây là một trong những chuỗi sản xuất thịt gà hiện đại, lớn nhất ở Việt Nam cũng như hàng đầu trong khu vực và trên thế giới với giá trị hơn 230 triệu USD.
Không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi đầu tư, từ năm 2018 đến nay, Bộ NN&PTNT, tỉnh Bình Phước đã triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ tối đa cho CPV.
Kết quả, trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có 46 cơ sở và 6 vùng cấp huyện đã được cấp Giấy chứng nhận An toàn dịch bệnh, An toàn thực phẩm. Đặc biệt, Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu thịt gà chế biến của CPV kể từ ngày 30/8.
Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu khắt khe nhất thế giới. Hiện nay, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thịt gà lớn thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc và Liên bang Nga). Mỗi năm, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thịt gà.
Trong khi đó, CPV có nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà lớn nhất tại Việt Nam, giai đoạn hiện tại có thể chế biến xuất khẩu 1 triệu con gà một tuần (50 triệu con/năm); sang giai đoạn 2, công suất sẽ được nâng lên thành 2 triệu con/tuần (100 triệu con/năm).
“Vì vậy, việc Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu thịt gà của CPV đã mang tới cơ hội kinh doanh rất lớn cho CPV nói riêng và ngành chăn nuôi gia cầm nói chung”, lãnh đạo Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.
Đến năm 2022, tổng đàn gia cầm của Việt Nam đã đạt hơn 520 triệu con, đàn hơn đạt hơn 28 triệu con, đàn gia súc ăn cỏ hơn 12 triệu con, sản lượng trứng hơn 17 tỷ quả; kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 1 tỷ USD, góp phần quan trọng vào thành tích xuất khẩu của ngành nông nghiệp dự kiến đạt trên 55 tỷ USD trong năm 2022. Để bảo đảm ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh là giải pháp quan trọng hàng đầu, được ưu tiên triển khai thực hiện. Tính đến tháng 10/2022, cả nước đã có trên 4.000 lượt cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (hơn 920 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm) với hàng chục triệu gia súc, gia cầm được nuôi tại các vùng, cơ sở này. |
(责任编辑:La liga)
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Mỹ Latinh trước áp lực tăng lãi suất do đồng nội tệ mất giá
- ·Chuyện về nữ NSƯT trẻ nhất nhì Việt Nam sắp được phong Nghệ sĩ Nhân dân
- ·Mua nhà Vinhomes Central Park, nhận du thuyền triệu đô
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Việt Nam bắt đầu thử nghiệm vắc xin Covid
- ·Các nước BRICS kêu gọi đồng thuận toàn cầu về chính sách kinh tế
- ·Cộng đồng người Việt Nam tại Đức chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung
- ·Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
- ·Chứng khoán Mỹ đi lên ngay sau quyết định tăng lãi suất của Fed
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Sắp xếp nhà, đất sở hữu nhà nước tại Hà Nội
- ·Phim Tú Oanh đóng chính được khen 'mê hoặc, hấp dẫn' ở Venice
- ·Châu Âu tiếp tục có số ca nhiễm COVID
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·20 điểm nóng về mất an ninh lương thực trên thế giới
- ·Thế giới có hơn 551 triệu ca mắc COVID
- ·Chevrolet giới thiệu Camaro 2016 phiên bản mui trần
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Khai mạc Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 12 của WTO tại Thụy Sĩ