【tỷ số trực tiếp 7m】Nợ xấu có thể không quá lớn
Xử lý nợ xấu vướng từ quy định chồng chéo | |
Xử lý nợ xấu: Đường đi đã thẳng?ợxấucóthểkhôngquálớtỷ số trực tiếp 7m | |
Đã xử lý được 236,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu | |
Hải quan TPHCM: Không để phát sinh nợ xấu |
Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch viêm đường hô hấp cấp do dịch COVID-19. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng thuộc một trong các trường hợp sau: Khoản nợ chưa chuyển nợ quá hạn mà khách hàng được đánh giá không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng đã ký do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Khoản nợ đã chuyển nợ quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày Thông tư được ký ban hành do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tổng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định trên không vượt quá thời gian cấp tín dụng ban đầu theo hợp đồng đã ký. |
Theo ông, tình hình dịch COVID-19 sẽ tác động như thế nào đến nợ xấu của các ngân hàng?
Về lý thuyết, tình hình dịch bệnh hiện này sẽ gây khó khăn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vì thế, có thể nợ xấu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, mức tăng như thế nào còn phụ thuộc vào việc dịch bệnh kéo dài trong thời gian bao lâu. Nếu kéo dài 1-2 tháng nữa thì các ngân hàng có thể phục hồi nhanh chóng, nhưng nếu kéo dài 1-2 quý nữa thì sẽ gây tác động không tốt. Ngoài ra, nợ xấu tăng lên hay không còn phụ thuộc vào mức vay nợ của các doanh nghiệp. Hiện nay, các ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn từ dịch COVID-19 là du lịch, nông nghiệp, xuất nhập khẩu… Dư nợ tín dụng của doanh nghiệp các ngành này không phải lớn nên có thể không gây ảnh hưởng quá lớn.
Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát khách hàng đang vay vốn do dịch COVID-19 để cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay. Điều này có làm gia tăng lo ngại về nợ xấu hay không, thưa ông?
Trước hết phải nói đây là chỉ đạo rất kịp thời của ngành ngân hàng để hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19. Tuy hiên, đây là chỉ đạo mang tính chất khuyến khích, không phải bắt buộc nên các ngân hàng có thể chủ động, tùy vào tình hình kinh doanh mà đưa ra những phương án hỗ trợ hợp lý. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng phải kiểm soát các khoản nợ, đảm bảo chặt chẽ, an toàn, đúng đối tượng. Vì thế, các ngân hàng thực hiện đúng có thể hạn chế sự gia tăng của nợ xấu.
Nếu không chịu tác động từ dịch bệnh, ông đánh giá như thế nào về tình hình nợ xấu trong năm 2020 của các ngân hàng?
Năm 2019, khối lượng nợ xấu của hệ thống tín dụng đã giảm xuống, bởi ngành ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp từ trước đến nay để công cuộc xử lý nợ xấu đạt hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2020, không chỉ ảnh hưởng từ dịch bệnh, mà ngành ngân hàng còn chịu tác động do nền kinh tế thế giới cũng đang tăng trưởng chậm lại, nền kinh tế đang điều chỉnh theo chu kỳ, có một số ngành sau một giai đoạn tăng trưởng rất cao đã chững lại, hàng tồn kho nhiều nên doanh nghiệp điều chỉnh sản xuất; bất động sản chững lại khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng chững lại… Vì thế, triển vọng ngành ngân hàng cũng không sáng sủa bằng năm 2019, nên khi có bệnh dịch bùng phát thì có tác động tiêu cực hơn, nợ xấu đáng lo ngại hơn. Do vậy, theo tôi, có khả năng nợ xấu năm nay sẽ tăng hơn so với năm trước, còn mức tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình kinh tế trong và ngoài nước cũng như việc đưa ra chiến lược hoạt động của ngành ngân hàng nói chung, các tổ chức tín dụng nói riêng.
Tại Vietcombank, mặc dù nợ xấu giảm mạnh về còn hơn 5.700 tỷ đồng, nhưng số dư dự phòng rủi ro của ngân hàng này vẫn tăng thêm 123 tỷ đồng lên trên 10.400 tỷ đồng. Ảnh: ST. |
Như ông nói thì nợ xấu năm nay có khả năng tăng lên, vậy các ngân hàng phải có những giải pháp gì để hạn chế tối đa tình hình này?
Thời gian qua, các giải pháp cũng như pháp luật về xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng cũng đã cơ bản hoàn thiện và phát huy hiệu quả tích cực. Do đó, trong năm nay, chúng ta vẫn chưa có một giải pháp nào mang tính đột phá hơn cho vấn đề này. Những năm trước, các cơ quan chức năng và chuyên gia có nhắc nhiều đến thị trường mua bán nợ xấu, nhưng đến nay do vướng các cơ sở pháp lý nên vẫn chưa được thực hiện. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu vẫn đang là các ngân hàng vẫn đang tự xử lý khối nợ xấu của mình, dựa trên cơ sở của các văn bản pháp lý liên quan, trong đó là Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Xin cảm ơn ông!
Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Cấn Văn Lực: Nợ xấu năm nay không bị đẩy lên ngay Dịch bệnh COVID-19 có thể khiến cầu tín dụng giảm do nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp, hộ gia đình thấp hơn, đặc biệt là trong quý I và quý II. Đồng thời, dịch bệnh này cũng tiềm ẩn nguy cơ làm tăng nợ xấu, khi hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Tuy nhiên, quy mô dự tính tác động không quá lớn và chưa cần xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm. Hơn nữa, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cho phép nếu hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp gặp khó khăn sẽ không đưa vào nợ xấu trong năm nay mà đưa vào nợ tái cơ cấu. Vì thế, rõ ràng đây là tiềm ẩn nợ xấu về lâu dài, không phải đẩy nợ xấu năm nay lên ngay lập tức. Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu: Thách thức nợ xấu vẫn rất lớn Năm 2019, các ngân hàng trong năm 2019 đều có lãi lớn, nên năm 2020 tiếp tục được dự báo lạc quan về triển vọng lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng đã tiếp tục cơ cấu lại hệ thống, đưa hoạt động ngân hàng lành mạnh hơn, minh bạch hơn. Thách thức nợ xấu vẫn rất lớn nhưng nhiều ngân hàng nợ xấu đã giảm và đã có định hướng giải quyết vấn đề này rõ ràng hơn, cũng như nhiều ngân hàng đã quyết tâm cao hơn khi đưa ra biện pháp mạnh tay xử lý tình trạng này. Tuy nhiên, chúng ta không thể chủ quan nhất là trước tình hình dịch bệnh sẽ tác động đến nợ xấu. Xu hướng nợ xấu quay trở lại trong năm 2020 là có thể, đặc biệt, dư nợ cho vay bất động sản hiện vẫn ở mức cao. Bình Nam (thực hiện) |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Sơ kết công tác chi trả trợ cấp
- ·Trao giấy chứng nhận VietGAP cho HTX Phước Trung
- ·“Xuân yêu thương” đến với 600 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không
- ·Agribank Hậu Giang hỗ trợ 30 căn nhà tình thương
- ·Băng tải ngang đường đã cũ vẫn chưa được tháo dỡ
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Thanh tra công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Tập huấn kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính, sử dụng chữ ký số
- ·Hội LHPN huyện Phụng Hiệp: Ra mắt mô hình trồng hoa mười giờ
- ·Kết nạp được 97 đảng viên
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Phụ nữ đồng hành xây dựng nông thôn mới
- ·Tháng thanh niên năm 2022 khởi động từ 28
- ·Công tác quản lý quy hoạch
- ·Những cuốn sách cho phép 'trông mặt mà bắt hình dong'
- ·Thị xã Long Mỹ: Trình diễn mô hình sạ lúa theo cụm