【bình định vs hagl】Tạo công bằng cho thị trường bất động sản
Đây là ý kiến của TS.Nguyễn Minh Phong trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN. Theo TS.Nguyễn Minh Phong, việc doanh nghiệp không tuân thủ quy trình pháp luật, nhất là không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với NSNN sẽ trực tiếp gây trở ngại cho người mua nhà trong quá trình hoàn tất các thủ tục công nhận quyền sở hữu nhà.
PV: Thưa ông, ông nhìn nhận thế nào về kiến nghị thanh tra các dự án “đất vàng” vừa qua của Bộ Tài chính?
TS Nguyễn Minh Phong:Thông tin do Bộ Tài chính đưa ra được dư luận rất quan tâm, bởi hai lẽ. Một là vì nó liên quan đến nguồn ngân sách lớn của nhà nước có thể bị thất thoát trong bối cảnh nguồn thu và áp lực cân đối NSNN đều khá căng thẳng. Quan trọng hơn, việc người mua nhà của các dự án “dưới chuẩn”, chưa tuân thủ đúng quy định pháp luật, là đáng quan ngại trước các rủi ro pháp lý có thể xảy ra cho họ.
|
Đồng thời, kiến nghị mà Bộ Tài chính đưa ra là có lý do: Việc xác định giá trị doanh nghiệp trong thời kỳ chế độ quy định không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, nhưng không thực hiện đấu giá khi cổ phần hóa; Xác định giá đất để thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất chủ yếu dựa vào kết quả của doanh nghiệp tư vấn, nhưng không đầy đủ và chưa sát với giá thị trường; Xác định giá đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại một số địa phương chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định, chính quyền địa phương phê duyệt giá đất làm căn cứ thu tiền sử dụng đất nhưng chưa xin ý kiến Thường trực HĐND và không báo cáo HĐND kỳ họp gần nhất.
Với những nguyên nhân này có thể thấy, thất thoát do các địa phương không thực hiện theo quy định của pháp luật, chứ không phải do lỗ hổng pháp lý. Do vậy, kiến nghị thanh tra là rất đáng hoan nghênh nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và trực tiếp góp phần bảo vệ quyền lợi của người dân và sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường bất động sản.
PV: Một số ý kiến lo ngại việc thanh tra sẽ làm ngưng trệ thị trường dẫn đến tình trạng rút vốn, bỏ dự án, theo ông thì sao?
TS Nguyễn Minh Phong: Trong 60 trường hợp được Bộ Tài chính nêu tên, có thể thấy chủ yếu bao gồm 3 nhóm chính: Thứ nhất, đơn vị được cổ phần hóa hoặc đơn vị có đất nhà xưởng là chủ đầu tư dự án bất động sản tại vị trí đất cũ (chính chủ). Thứ hai, đơn vị chính chủ liên doanh với doanh nghiệp bất động sản làm chủ đầu tư dự án và đây là hình thức phổ biến. Thứ ba, khu đất đã được sang nhượng cho chủ đầu tư khác để làm dự án bất động sản, có trường hợp sang nhượng nhiều lần.
Trong cả 3 nhóm trên, có nhiều dự án đã hoàn thành, người dân đã sinh sống ổn định, có những dự án đang triển khai thi công, có những dự án đang trong quá trình làm thủ tục hoặc chuẩn bị đầu tư...
Chính vì thế, như tôi đã nói ở trên, nhiều người khi chưa có đủ thông tin lo rằng kiến nghị của Bộ Tài chính nhắm đến những dự án đã hoàn thành này và như thế sẽ ảnh hưởng đến người dân. Tuy nhiên, qua báo chí tôi được biết lãnh đạo Bộ Tài chính đã nói rõ: "Người mua nhà không có lỗi khi họ mua giá thị trường, chỉ nhà đầu tư mua không theo giá thị trường nhưng bán giá thị trường phải chịu trách nhiệm”. Tôi cho rằng, thông tin này là kịp thời và khách hàng không có gì phải lo lắng nữa. Do vậy, chúng ta nên bình tĩnh chờ kết quả thanh tra, ai sai người đó phải chịu.
Theo như lý do Bộ Tài chính nêu tại Tờ trình số 2000/BTC-TTr, tôi thấy thanh tra sẽ tập trung vào hai điểm. Một là trách nhiệm chính quyền trong việc ra quyết định giao đất đã tuân thủ đúng các quy định pháp luật hay chưa? Hai là doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính chưa?
PV: Mới đây Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) đã đề xuất 4 giải pháp xử lý lên Thủ tướng Chính phủ, ông bình luận thế nào về các kiến nghị này?
TS Nguyễn Minh Phong: Tôi được biết HoREA kiến nghị 4 điểm, nhưng có 3 ý chính là: Sửa đổi các quy định của pháp luật còn bất cập; không bắt người mua nhà phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh của chủ đầu tư dự án (nếu có); cho phép các chủ đầu tư được tiếp tục thi công nhưng buộc phải có văn bản cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính phát sinh (nếu có).
Theo tôi các kiến nghị này là hợp lý nhưng việc thanh tra vẫn phải tiến hành. Nhân đây tôi cũng muốn nói rằng, chúng ta cần bình tĩnh xem xét thấu đáo trước mọi thông tin. Không nên vội vã kết luận khi chưa đủ thông tin. Tôi có đọc được một số thông tin nói rằng, thị trường bất động sản náo loạn, chao đảo trước văn bản đề xuất của Bộ Tài chính hay một số nhà đầu tư thứ cấp rút vốn... Tuy nhiên, tôi nghĩ điều đó rất khó xảy ra. Bởi những nhà đầu tư bất động sản thường có tiềm lực tài chính lớn, kinh nghiệm, bản lĩnh thị trường không thiếu. Hơn nữa đầu tư bất động sản thường dài hạn, không giống các cá nhân đầu tư chứng khoán nhỏ lẻ. Do vậy, họ không thể quyết định một cách thiếu chuyên nghiệp như vậy. Chính những thông tin áp đặt dư luận chủ quan kiểu này mới gây hỗn loạn thị trường.
PV: Xin cảm ơn ông!
Minh Hà
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Làm sao để biết công ty đóng tiền bảo hiểm cho nhân viên?
- ·Việt Nam nỗ lực cho kỳ họp Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu
- ·Cần tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tái cơ cấu DNNN
- ·Hà Nội: Khai mạc Chương trình “Điểm hẹn thanh niên
- ·Về nhà thôi
- ·Chú rể sốc khi cô dâu biến mất không dấu vết trong ngày cưới
- ·Hà Nội đề xuất tăng học phí trong năm học mới
- ·Bắc Bộ và Hà Nội bắt đầu vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng
- ·Bố mẹ liên tục gặp nạn, hai con khó tiếp tục đến trường
- ·Xây dựng Khu Dự trữ sinh quyển trở thành các mô hình mẫu về phát triển bền vững
- ·Nhà không còn một đồng mà viện phí mỗi ngày 1,5 triệu
- ·Bão Yinxing hướng vào biển Đông
- ·Hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- ·Cổ phiếu ngành điện đua tăng giá
- ·Tố sơn kém chất lượng nhằm hạ gục đối thủ
- ·Mở rộng nút giao Pháp Vân
- ·Nhật Bản đặc biệt coi trọng mối quan hệ tin cậy với Việt Nam
- ·Quý III/2018: Hà Nội dự kiến công bố Đồ án Quy hoạch giao thông tĩnh
- ·Nếu không được truyền thuốc đặc trị con tôi sẽ nguy hiểm
- ·Bão chồng bão, nguy cơ hình thành bão số 8 trên Biển Đông