【bxh vdqg y】Nhà đầu tư tổ chức
Nguồn: FiinRatings, HNX, ThaiBMA, KSEI, CCDC&ABO. Đồ họa tư liệu |
Việt Nam còn thiếu sự hiện diện của nhà đầu tư tổ chức
Đánh giá về thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Việt Nam, ông Nguyễn Lý Thanh Lương - Trưởng nhóm Phân tích của VIS Rating cho rằng, hành vi của thị trường đã có sự căn chỉnh theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, các giao dịch trái phiếu gần đây vẫn cho thấy thị trường còn thiếu nhận thức đầy đủ về rủi ro và cơ cấu nhà đầu tư chưa đủ đa dạng để duy trì hoạt động TPDN qua giai đoạn biến động.
Cần mở thêm cơ hội cho nhà đầu tư tổ chức tham gia“Để hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp, chúng ta nên sớm rà soát những hạn chế đầu tư và phân bổ tài sản vào TPDN của nhà đầu tư tổ chức (công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hữu trí…) để mở cơ hội cho các nhà đầu tư này tham gia thị trường nhiều hơn. Ngoài ra, đẩy mạnh xếp hạng tín nhiệm trái phiếu để hỗ trợ các nhà đầu tư tổ chức phân bổ tài sản theo rủi ro” - FiinRatings. |
Theo đó, hầu hết các trái phiếu được phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp đều là các trái phiếu phát hành riêng lẻ, hoặc do các doanh nghiệp mới thành lập và không có hoạt động kinh doanh cốt lõi phát hành, và do đó có rất ít thông tin công khai để nhà đầu tư có thể theo dõi và phân tích rủi ro. Trong giai đoạn 2022 - 2023, gần 50% các trường hợp chậm trả trái phiếu đến từ các doanh nghiệp mới thành lập, tình hình tài chính yếu, nhưng vẫn phát hành được với mức lãi suất hấp dẫn trong giai đoạn trước.
“So với các thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển hơn trong khu vực, Việt Nam thiếu sự hiện diện các nhà đầu tư tổ chức có thời gian đầu tư nắm giữ dài hạn và khả năng chịu đựng rủi ro cao để vượt qua các biến động ngắn hạn” - Chuyên gia của VIS Rating cho hay.
Còn theo các chuyên gia của FiinRatings, việc hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân được như hiện nay vào thị trường trái phiếu riêng lẻ là một chủ trương hợp lý, bởi trái phiếu riêng lẻ bản chất có tính chuẩn hóa không cao và phần lớn dựa trên sự đàm phán, thỏa thuận. Những nhà đầu tư tổ chức là định chế tài chính có khả năng xử lý các rủi ro từ TPDN riêng lẻ tốt hơn.
Thông lệ tại một số nước Châu Á, chẳng hạn như tại Trung Quốc, nhà đầu tư cá nhân hầu như không tham gia sở hữu trực tiếp TPDN. Thay vào đó, họ đầu tư qua việc ủy thác và mua chứng chỉ quỹ được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ. Ngoài ra, tại Thái Lan, tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân ở mức cao do áp dụng định nghĩa nhà đầu tư giàu có “High-net-worth investors” (có tài sản ròng 30 triệu bath tức khoảng 22 tỷ VND trở lên; thu nhập hàng năm ít nhất 2,2 tỷ đồng) hoặc tổng danh mục chứng khoán 8 triệu bath, tức khoảng 6 tỷ đồng).
Nhà đầu tư tổ chức – nhân tố quyết định sự bền vững
Để thực hiện mục tiêu phát triển thị trường TPDN riêng lẻ theo hướng chuyên nghiệp, bền vững và phù hợp với thông lệ quốc tế, hạn chế các vi phạm đã xảy ra trong thời gian vừa qua, tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã đề xuất bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 11 Luật chứng khoán, quy định: “Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là tổ chức…”.
Theo quan điểm của FiinRatings, việc hạn chế sự tham gia của nhóm nhà đầu tư cá nhân vào TPDN riêng lẻ là hợp lý. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như do đặc thù sản phẩm TPDN riêng lẻ có tính chuẩn hóa thấp, dẫn đến mức độ rủi ro tín dụng cao.
Tuy nhiên, để tránh việc dòng vốn bị “nghẽn” khi nhà đầu tư cá nhân bị hạn chế tham gia thị trường, cần sớm rà soát những hạn chế đầu tư vào TPDN của các nhà đầu tư tổ chức (công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…) để thị trường có thể duy trì sự liên tục và tránh gián đoạn do tác động của quy định mới. Ngoài ra, đẩy mạnh xếp hạng tín nhiệm trái phiếu để hỗ trợ các nhà đầu tư tổ chức phân bổ tài sản theo rủi ro. Thông lệ này đã được hầu hết các thị trường quốc tế và các thị trường trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippine và Indonesia áp dụng.
Theo ông Nguyễn Lý Thành Lương, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, cơ quan quản lý đã đề xuất các quy định bảo vệ bổ sung nhằm giảm bớt trường hợp các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro quá mức, chẳng hạn như giới hạn trái phiếu phát hành riêng lẻ chỉ cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp là tổ chức. “Do đó, sự tham gia tích cực hơn của nhà đầu tư tổ chức vào thị trường TPDN là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thị trường này” – Chuyên gia của VIS Rating nhấn mạnh.
Theo dữ liệu thống kê của VIS Rating từ dữ kiện của Bộ Tài chính và từ các báo cáo tài chính bán niên, tính đến cuối tháng 6/2024, các nhà đầu tư tổ chức như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và quỹ đầu tư chỉ nắm giữ 8% tổng số TPDN đang lưu hành. Nhà đầu tư tổ chức lớn nhất của Việt Nam là Quỹ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tuy nhiên tổ chức này vẫn chưa bắt đầu đầu tư vào TPDN.
“Không giống như các nhà đầu tư cá nhân, những người thường tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn, các nhà đầu tư tổ chức thường phải cân nhắc rủi ro đầu tư kỹ hơn, có thể đầu tư dài hạn và có khả năng chịu đựng rủi ro tốt hơn đối với các biến động ngắn hạn” - chuyên gia từ VIS Rating cho hay.
Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệpTại Điều 11, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bao gồm nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Theo đánh giá của FiinRatings, sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường TPDN riêng lẻ Việt Nam còn hạn chế. Tại cuối năm 2023, tỷ lệ nắm giữ TPDN của nhà đầu tư nước ngoài chỉ khoảng 3% tổng giá trị trái phiếu lưu hành. Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhu cầu lớn về vốn dài hạn trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực hướng đến việc nâng hạng lên “thị trường mới nổi” để thu hút dòng vốn nước ngoài. Mặc dù vậy, tiềm năng mở rộng quy mô thị trường TPDN Việt Nam từ dòng vốn nước ngoài là rất lớn. Nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm đầu tư, trình độ, năng lực tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro cao. Các quỹ đầu tư nước ngoài có nguồn lực và quy mô lớn hơn rất nhiều so với tổ chức trong nước. Do đó, với tiềm năng thị trường vốn nợ Việt Nam còn rất lớn, việc khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường là cần thiết. Để tăng cường niêm tin của nhà đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích tham gia thị trường TPDN Việt Nam, ngoài chính sách công nhận nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, theo chuyên gia của FiinRatings, cần nâng cao tính minh bạch thị trường và chất lượng công bố thông tin, bao gồm đẩy mạnh áp dụng xếp hạng tín nhiệm, phát triền cơ sở dữ liệu về đường cong lãi suất và lịch sử chậm trả…; qua đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin và định giá trái phiếu một cách thuận lợi, hiệu quả./. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cải cách, hiện đại hóa trong quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
- ·Ngừng thông quan một doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu hơn 12 tỷ đồng
- ·Đồng Nai: Hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ
- ·Tái cơ cấu ngành Công Thương thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
- ·700 xe nông sản đang ùn tại cửa khẩu
- ·Toạ đàm “Tháo gỡ khó khăn để ngành thép phát triển bền vững”
- ·Sửa đổi, hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
- ·Chứng khoán hôm nay 10/1: VN
- ·Siết quản lý chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền
- ·Chubb Life Việt Nam ‘chắp cánh’ ước mơ đến trường cho hơn 20.000 học sinh
- ·Tháo gỡ khó khăn để thu hút đầu tư vào khu, cụm công nghiệp
- ·Đầu Xuân, lắng nghe trải lòng của những người “gác cửa” nền kinh tế
- ·Cục Thuế Quảng Ninh tổ chức hội nghị hỗ trợ về quyết toán thuế năm 2022
- ·Công nghiệp Lào Cai khẳng định vai trò trụ cột của kinh tế
- ·Gỡ thẻ vàng thủy sản: Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng tàu cá khai thác bất hợp pháp
- ·Bổ nhiệm tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Hải Phòng Đặng Công Thành
- ·Kịch bản nào cho thị trường bất động sản 2023?
- ·Nâng cấp 2 thủ tục về nông nghiệp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Ngành công thương Hà Nội
- ·Ninh Bình: Thêm 25 hộ, cá nhân trúng thưởng “Hóa đơn may mắn”