【nữ monterrey】Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam muốn mở rộng kinh doanh
"Hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng".
Đây là thông tin được ông Atsusuke Kawada,ơndoanhnghiệpNhậtBảntạiViệtNammuốnmởrộnữ monterrey Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội cho biết tại buổi họp báo công bố "Khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam" diễn ra tại Hà Nội ngày 14/2.
Đại diện doanh nghiệp Việt Nam kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản. Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN
Cũng theo ông Atsusuke Kawada, kết quả cuộc khảo sát này dựa trên kết quả khảo sát thực trạng hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại dương trong năm 2016. Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 10 - 11/2016. Tại Việt Nam, có 639 doanh nghiệp được khảo sát có câu trả lời hợp lệ.
Khảo sát của JETRO cũng cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam trả lời "có lãi" chiếm trên 60% (tăng 4,0 điểm % so với năm 2015), trong khi đó, số doanh nghiệp trả lời "lỗ" là 25,1% (tăng 1,1 điểm % so với năm 2015). Nếu tính theo loại hình doanh nghiệp, trong ngành công nghiệp chế tạo, tỷ lệ các doanh nghiệp gia công xuất khẩu và doanh nghiệp không gia công xuất khẩu trả lời "có lãi" lần lượt là 59% và 62%, nằm dưới mức trung bình so với tổng thể.
Bên cạnh đó, 88% doanh nghiệp cho rằng, lý do quan trọng để mở rộng kinh doanh là "tăng doanh thu". Đối với ngành công nghiệp phi chế tạo thì có khoảng 63% số doanh nghiệp cho rằng lý do là "khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao".
Liên quan đến các hạng mục hàng đầu chung của toàn khu vực về "rủi ro trong môi trường đầu tư", thứ hạng của Việt Nam tại các hạng mục đang được giảm xuống cùng với đó là môi trường đầu tư kinh doanh đang được cải thiện.
Tuy nhiên, khoảng 60% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng "Chi phí nhân công tăng cao" (58,5%), khoảng 40% doanh nghiệp nhận thấy "Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện" (44,4%) và "Cơ chế, thủ tục thuế phức tạp" (41,8%) là vấn đề rủi ro. Ngoài ra, Việt Nam xếp thứ 4 trong tổng số 15 quốc gia có "ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém, chưa phát triển" với 34,9% ý kiến doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, có hơn 60% doanh nghiệp đưa ra vấn đề về "lương cho nhân viên sở tại tăng" và "khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại". Tỷ lệ áp dụng EPA/FTA của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là 47,2%, tăng 2,2% so với năm trước.
Theo Khánh An (TTXVN)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Khắc phục các tiêu chí tụt chuẩn nông thôn mới
- ·Giúp trẻ khiếm khuyết hoà nhập môi trường số
- ·Tuyển Việt Nam sẵn sàng cho trận đấu quan trọng với Indonesia
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Thêm 6 bệnh nhân COVID
- ·Xây dựng nông thôn mới nâng cao
- ·Đến tận nhà hỗ trợ người dân khai báo y tế
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Việc tốt của anh Lỳ
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự Thật Chi nhánh Cần Thơ: Cùng lan toả văn hoá đọc
- ·Lan tỏa niềm tin từ xây dựng nông thôn mới
- ·Biến rác thải nhựa thành vốn khởi nghiệp
- ·Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
- ·100 phần quà tặng hộ nghèo, người bán vé số ảnh hưởng bởi dịch Covid
- ·Chìa khoá nâng chất giáo dục
- ·Tăng giá dịch vụ khám bảo hiểm y tế từ ngày 17/11/2023
- ·Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- ·Sức sống mới của xã anh hùng Nguyễn Việt Khái