【soi kèo liverpool vs aston villa】Hàng giả, thực phẩm chức năng bát nháo trên “chợ mạng”: Luật còn nhiều kẽ hở!
Xử phạt tiểu thương bán thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc Hiểm họa khôn lường bởi “ma trận” thực phẩm chức năng giả Ma túy “núp bóng” thực phẩm chức năng,ànggiảthựcphẩmchứcnăngbátnháotrênchợmạngLuậtcònnhiềukẽhởsoi kèo liverpool vs aston villa bánh kẹo… rao bán công khai trên mạng |
Những chai collagen hon 2 triệu đồng “xuất xứ Nhật Bản” được sản xuất tại... Chương Mỹ!
Ngày 31/5/2023, Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an huyện Chương Mỹ triệt phá, bắt quả tang hành vi sản xuất, buôn bán hàng nghìn chai collagen dạng nước giả mạo được quảng cáo xuất xứ Nhật Bản cùng nhiều collagen dạng viên xuất xứ Mỹ, châu Âu...nhưng nó lại được sản xuất quy mô lớn tại Chương Mỹ.
Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra và triệt phá kho hàng thực phẩm chức năng "dởm" quy mô lớn tại Chương Mỹ ngày 31/5/2023 |
Mỗi một chai collagen dạng nước được quảng cáo trên các nền tảng xã hội là “xuất xứ Nhật Bản” và bán với mức giá trên dưới 2 triệu đồng một sản phẩm… Vì được quảng cáo có chức năng làm giảm nếp nhăn, chống chảy xệ da… nên thời gian qua, mặt hàng này bán rất chạy trên zalo, facebook...
Những chai collagen được quảng cáo trên "cõi mạng" là xuất xứ Nhật Bản với giá bán hơn 2 triệu đồng/chai được sản xuất và dán tem nhãn tại... Chương Mỹ! |
Thế nhưng, sự thật nơi ra lò của những chai nước collagen được dán nhãn sản xuất tại Nhật Bản lại là ở một căn nhà cấp 4 xập xệ, mất vệ sinh ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Tại đây, lực lượng chức năng đã kiểm đếm sơ bộ và xác định có 5 loại thực phẩm chức năng dạng viên, lỏng khác nhau. Lượng tem nhãn để phục vụ cho việc sản xuất thực phẩm chức năng giả không đếm xuể.
Ông Hoàng Đại Nghĩa - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: “Với mức độ làm giả tinh vi thì người tiêu dùng có thông thái đến mấy cũng không thể phân biệt được”!Bởi thoạt nhìn bề ngoài sản phẩm rất khó để có thể phân biệt được đâu là hàng thật, còn đâu là hàng giả khi tem mác gần như y hệt nhau.
Tiếp đến, ngày 13/6/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự buôn bán hàng giả là thực phẩm xảy ra tại khu vực Cổng khu đô thị GoldMark City phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đồng thời cơ quan này cũng ra Quyết định khởi tố 02 bị can là ông Lê Văn Hữu (chủ sở hữu của lô hàng) và bà Trương Thị Thảo (quản lý kinh doanh hệ thống bán hàng online) về hành vi buôn bán hàng giả là thực phẩm.
Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra và thu giữ hàng hóa thực phẩm chức năng giả mạo “Viên sủi Lady – chính hãng” |
Vụ việc được Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phát hiện và kiểm tra ngày 6/6/2023 sau thời gian dài theo dõi việc kinh doanh trên các nền tảng mạng xã hội và phát hiện dấu hiệu vi phạm tại Điểm kinh doanh hàng hóa tại địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Time Coffee , số 117 Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Tiến hành kiểm tra đột xuất, lực lượng chức năng ghi nhận tại đây có 12 nhân viên đang thực hiện hoạt động kinh doanh: đăng bài, chốt đơn và đóng gói hàng hóa. Các hoạt động kinh doanh được thực hiện chủ yếu trên mạng xã hội với tài khoản “Viên sủi Lady – chính hãng”. Hàng hóa tại thời điểm này gồm có 70 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lady hỗ trợ săn chắc vòng ngực (20 viên/hộp). Trên nhãn sản phẩm thể hiện Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: Công ty TNHH SUPHARMCO; Địa chỉ: Tầng 4, DV01-LK32 khu đất dịch vụ Đìa Lão, phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. 21 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vinslim V3 hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo, hỗ trợ giảm béo (20 viên/hộp). Thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm: Công ty TNHH THƯƠNG MẠI GENIX; Địa chỉ: Tầng 5, số 8 ngõ 80 phố Ngụy Như Kon Tum, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 46 hộp Collagen Firming Sleeping Mark do nước ngoài sản xuất, có nhãn bằng tiếng nước ngoài. Tại thời điểm kiểm tra, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến số hàng hóa trên.
Tài khoản facebook được đối tượng sử dụng để đăng bài, bán hàng |
Làm việc với lực lượng chức năng, chủ hàng cho biết đã thuê địa điểm Tầng 4, Tòa nhà Time Coffee, số 117 Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội để kinh doanh online trên mạng xã hội facebook.
Có mặt với lực lượng chức năng tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công ty TNHH SUPHARMCO khẳng định 70 hộp thực phẩm bảo vệ sức khỏe LADY trên không phải là sản phẩm của công ty TNHH SUPHARMCO, công ty cũng không ủy quyền phân phối sản phẩm trên cho chủ số hàng đang được kiểm tra.
Theo ông Nguyễn Huy Cường - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường Hà Nội, đây là vụ khởi tố đầu tiên trên không gian mạng do lực lượng quản lý thị trường phối hợp phát hiện và xử lý.
Cần bổ sung thêm những “kẽ hở” của Luật
Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Trần Việt Hùng cho biết: Sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chức năng là doanh nghiệp mua sản phẩm rời từ nước ngoài về Việt Nam đóng hộp tiêu thụ nhưng không qua kiểm tra chất lượng. Để đánh lạc hướng sự chú ý cơ quan chức năng, đối tượng sản xuất thực phẩm chức năng giả mạo nhãn hiệu, kém chất lượng đã lợi dụng sự quản lý an ninh chặt chẽ của khu chung cư, hoặc chọn những căn nhà nằm ở ngoại thành, xa trung tâm để hoạt động sản xuất hàng giả. Để xóa dấu vết nơi sản xuất, mọi thông tin, giao dịch mua hàng đều thực hiện thông qua mạng xã hội, vận chuyển thông qua ship code (nhận hàng trả tiền).
Nguyên nhân về vấn đề này chủ yếu do luật chưa theo kịp thực tiễn, đôi lúc các cơ quan quản lý tự mâu thuẫn trong việc kiểm tra, giám sát mặt hàng này. Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chỉ kiểm tra nguồn gốc xuất xứ trên giấy tờ, nên chưa thể ngăn chặn hiện tượng trà trộn hàng giả, kém chất lượng vào hàng thật khi tiêu thụ.
Ông Hùng cũng thông tin: Từ năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thực phẩm, trong đó có đề cập đến quản lý thực phẩm chức năng nhưng việc kiểm tra, xử lý không hề dễ dàng, bởi chưa có Nghị định về quản lý thực phẩm chức năng mà chỉ có Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định việc thi hành một số điều luật của Luật An toàn thực phẩm. Ngay cả Bộ Y tế, cơ quan quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này cũng chỉ có Thông tư số 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng, điều này đã gây khó cho lực lượng quản lý thị trường trong việc giám sát hoạt động sản xuất, buôn bán sản phẩm này.
Cũng theo thông tin từ Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, thị trường thực phẩm chức năng đang phát triển nở rộ với hơn 4000 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng nhưng chỉ có khoảng 300 (chưa đến 10%) là đủ điều kiện sản xuất, thậm chí nhiều đơn vị sản xuất thực phẩm chức năng giả.
Thị trường thực phẩm chức năng phát triển mạnh mẽ trong khi hệ thống quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng này còn khá lỏng lẻo. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, thông thường đối tượng sản xuất hàng giả thường lập doanh nghiệp có chức năng kinh doanh, sản xuất thực phẩm chức năng, sau đó thuê gia công sản phẩm bán thành phẩm không dán tem, nhãn mác.
Khi thị trường có nhu cầu tiêu thụ về loại sản phẩm mang thương hiệu nào đó thì lập tức cho dán nhãn mác giả. Đặc biệt, hầu hết nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng giả nhãn mác là hàng Trung Quốc giá rẻ, nhưng được “phù phép” thành sản phẩm của Mỹ, Nhật Bản, Australia.
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) nhận định, không chỉ quy định pháp luật chưa theo kịp thực tiễn, Bộ Y tế cũng chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ mặt hàng này. Với các sản phẩm đơn thuần, doanh nghiệp công bố chất lượng 100% nhưng khi giám định chất lượng sản phẩm chỉ đạt 30 - 40% thì được nhận định là hàng giả. Nhưng việc chứng minh chủ thể làm giả sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc kém chất lượng lại không hề dễ dàng, bởi phải có kết quả giám định và phải có kinh phí thực hiện.
Chính vì thế, để quản lý tốt hơn thị trường thực phẩm chức năng, cần tập trung làm tốt ngay từ khâu xác nhận công bố, kiểm tra chất lượng, kiên quyết thu hồi, dừng cấp phép có thời hạn doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng giả nhãn mác hoặc sản phẩm không đúng tiêu chuẩn đã công bố.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Thủ tướng: Hợp tác MLC hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của COVID
- ·Sắp ra mắt Quỹ ASEAN ứng phó đại dịch trị giá 2.800 tỷ USD
- ·Hình ảnh Tổng bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Bộ Chính trị
- ·Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- ·Trao 47 giải thưởng tại Ngày hội gia đình tiêu biểu tỉnh Kiên Giang
- ·Khai mạc Ngày hội Gia đình tiêu biểu miền Tây Nam Bộ
- ·Sáng ngày 24/5, cả nước ghi nhận thêm 58 ca mắc Covid
- ·Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- ·“Ám ảnh” trở về
- ·Chung cư mini sai phạm: Không thể làm ngơ trước những cảnh báo từ sớm
- ·Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định nhân sự mới
- ·Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ lợi dụng quyền lực để nhũng nhiễu
- ·Những ấn tượng lớn với ngành Tài chính
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·G20: Các sáng kiến của Việt Nam được hoan nghênh và đánh giá tích cực
- ·Cuối đời lại về bên nhau
- ·TP Hồ Chí Minh và 4 tỉnh thành điều động, bổ nhiệm nhân sự
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Vun đắp giá trị truyền thống của gia đình Việt