【kết quả trận đấu sevilla】Làm mới sản phẩm du lịch để thu hút khách
Doanh nghiệp du lịch mong sớm có hướng dẫn về y tế để thu hút du khách | |
Mở cửa du lịch vẫn chờ quy định liên quan tới y tế | |
Mở cửa du lịch quốc tế: Vẫn chờ hướng dẫn |
Đại dịch Covid-19 đã tạo thay đổi xu hướng du lịch của khách du lịch. Ảnh internet. |
Ngày 22/3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị phát động mở lại hoạt động du lịch “Việt Nam - Trải nghiệm trọn vẹn”.
Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề cập các mục tiêu ngành du lịch Việt Nam cần đạt được khi mở cửa du lịch, cụ thể: nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của Việt Nam, nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến với mục tiêu thu hút trên 5 triệu khách quốc tế năm 2022; chất lượng sản phẩm du lịch cần được bổ sung thêm nhằm đáp ứng nhu cầu, đảm bảo nguồn lực, triển khai đa dạng các mô hình, kênh bán hàng cho du khách; tăng cường kết nối hàng không, khôi phục đường bay quốc tế, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp; xúc tiến quảng bá và thu hút khách du lịch, tập trung vào thị trường có sự phục hồi nhanh mạnh như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, các nước Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản...; liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, hàng không, điểm đến để nâng cao sức cạnh tranh; đảm bảo an toàn phòng chống dịch, thích ứng an toàn, hiệu quả.
Thời điểm này, các địa phương cũng đã đề ra hướng phát triển du lịch trong thời gian tới.
Theo ông Phạm Ngọc Thủy, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, đại dịch Covid-19 đã tạo ra các xu hướng du lịch mới. Quảng Ninh đã tập trung làm mới sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương như: nghỉ dưỡng, tắm biển… và mở thêm sản phẩm du lịch trải nghiệm, khám phá, thể thao.
Mục tiêu của Quảng Ninh trong thời tới là phát triển du lịch bốn mùa, tập trung vào du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cùng những sản phẩm du lịch có tính trải nghiệm. Cùng với đó, doanh nghiệp du lịch cũng thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số hiệu quả, nâng cao chất lượng như đào tạo nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết các gói sản phẩm du lịch, quảng bá du lịch thành cụm liên vùng...
Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng thông tin, TP Đà Nẵng đưa ra 4 trụ cột chính khi mở cửa lại du lịch, gồm: đảm bảo an ninh, an toàn, đặc biệt là an toàn phòng chống dịch; chuẩn bị các cơ sở chính phát triển du lịch như: làm mới sản phẩm và làm sản phẩm mới, từ đó mang lại nhiều chương trình du lịch có yếu tố bất ngờ cho du khách; thu hút lực lượng lao động quay trở lại với công việc sau thời gian nghỉ việc do gián đoạn thị trường du lịch và nâng chất lượng dịch vụ, tay nghề của người lao động; xúc tiến truyền thông để quảng bá du lịch rộng rãi tới du khách trong nước và quốc tế. Ông Bình đề xuất Bộ Ngoại giao sớm đẩy mạnh việc thông hành hộ chiếu vắc xin, cũng như có những chính sách mở cửa hợp lý.
TPHCM mong muốn mở rộng liên kết du lịch với các vùng trên cả nước và là cầu nối đưa du khách đến với các tỉnh, đồng thời đón du khách từ các tỉnh đến TPHCM, từ đó, phát triển hệ sinh thái và phát triển du lịch mạnh mẽ hơn. Theo đó, từ năm 2019-2020, TPHCM đã mở rộng, nâng tầm liên kết du lịch thành cấp tỉnh, UBND với 13 tỉnh ĐBSCL, các tỉnh phía Tây Bắc, với các vùng trọng điểm miền Trung, mở rộng với 5 tỉnh Đông Nam Bộ, 5 tỉnh Tây Nguyên...
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch TPHCM cho biết, TPHCM xác định đến năm 2030, dự báo năm 2045 sẽ liên kết các tỉnh thành xung quanh có thể dùng chung tài nguyên du lịch, phát triển thành hệ sinh thái du lịch chung để mở ra nhiều sản phẩm hơn để chào đón du khách. Từ việc liên kết, Sở Du lịch TPHCM xác định 4 nội dung chính, cụ thể: thực hiện quảng bá, xúc tiến, trao đổi hệ sinh thái du lịch với các địa phương, cùng nhau làm mới các chương trình du lịch; trao đổi thông tin về công tác quản lý nhà nước về du lịch; chào bán các sản phẩm liên kết vùng; tập trung đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực.
Bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Bộ Ngoại giao cho biết, việc triển khai mở cửa du lịch của Việt Nam có một số thuận lợi như chính sách mở cửa du lịch đã được hơn 50 quốc gia áp dụng; nhu cầu du lịch của người dân trên thế giới có xu hướng tăng (60% người dân Mỹ có kế hoạch đi du lịch trong năm 2022); các phương án triển khai cho việc mở cửa du lịch đã khá thông thoáng. Theo bà Hằng, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng sẽ gặp một số thách thức khi mở cửa du lịch khi vẫn tiếp tục phải theo dõi diễn biến dịch bệnh. Cùng với đó, các chính sách đi du lịch ở một số nước còn khá hạn chế, ảnh hưởng đến kế hoạch du lịch quốc tế của người dân. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·Việt Nam vows to foster UN
- ·Việt Nam, Venezuela hold eighth political consultation
- ·NA issues development strategy for State Audit Office to 2030
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Việt Nam plays a key role in Free and Open Indo
- ·Việt Nam and Japan are strategic partners and good friends: General Secretary Trọng
- ·Japanese vessels dock at Cam Ranh port for supplies replenishment
- ·Ðại tá từ du kích
- ·Việt Nam plays a key role in Free and Open Indo
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Good governance should benefit all: Deputy PM
- ·Việt Nam backs UN, AU efforts to ensure peace in Africa
- ·Vietnamese leaders congratulate new Japanese PM
- ·Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- ·Japanese vessels dock at Cam Ranh port for supplies replenishment
- ·Việt Nam calls for resumption of peace talks in Yemen
- ·Việt Nam ready to share experience to help UK join CPTPP
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Website of 13th National Party Congress launched